Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Cây ngái còn được dân gian gọi với nhiều tên gọi khác như cây sung ngái, cây sung dại, đây chính là loại cây mọc hoang và có công dụng điều trị rất nhiều căn bệnh phổ biến ở người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu đặc điểm, công dụng, cách trồng và độc tố loại cây này.
Đặc điểm cây ngái sung
Cây ngái chính là giống cây được mô tả trong sách vào năm 1972, loại cây này có tên khoa học là ficus hispida l.f, thuộc họ Moraceae (Dâu Tằm). Giống cây này có tên gọi khác là cây chị cu điăng (tiếng Dao), cây loong tốt (tiếng Cadong), cây mạy mọt (tiếng Tày), cây dã vô hoa, cây sung rừng, cây sung dại, cây ngái sung, cây sung ngái,… Trên thực tế, nhiều người còn chưa từng biết tới loại thực vật này thậm chí còn chưa từng nghe tới cái tên này. Đây chính là giống cây có hình dáng bên ngoài khá giống cây sung và cây vả. Một số đặc điểm thực vật cây ngái như sau:
Thân gỗ, chiều cao trong khoảng 5 – 7m, hình dáng bên ngoài tương tự cây sung, thân cây khỏe mạnh, cành cây non mềm, thân cây rỗng, bên ngoài được phủ một lớp lông mềm, màu nâu. Lá cây mọc đối xứng hai bên, lá có hình trứng, tròn một đầu và nhọn một đầu, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông. Mùa hoa của cây trong khoảng tháng 1 – 4 hằng năm, hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ ngọn. Mùa quả của cây vào tháng 5 – 10 hằng năm, cây thường mọc ra từ thân cây, mọc sát mặt đất. Quả là dạng quả phức giống quả sung, hình cầu, một đầu tù, vỏ ngoài trơn bóng, có nhiều lông nhám và các đốm trắng nhỏ. Khi chín quả ngã từ màu xanh sang màu vàng.
Đây chính là giống cây thường bị cây tầm gửi cư trú, loại thực vật này sống lâu năm, hấp thụ trực tiếp chất dinh dưỡng từ cây ngái nên có công dụng điều trị bệnh tật ở người. Cây ngái tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong vùng có khí hậu nhiệt đới, mọc tự nhiên ở ven sông, suối. Tại nước ta, cây có mặt ở tất cả các nơi từ miền núi cho tới đồng bằng, từ rừng thứ sinh cho tới rừng nguyên sinh.
Phân biệt cây sung và cây ngái
Có rất nhiều người nhầm lẫn cây sung và cây ngái bởi hình dáng bên ngoài của chúng khá khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét về dược tính và ngoại hình, quan sát thật kỹ các yếu tố bên ngoài thì chúng ta có thể phân biệt được. Đặc điểm phân biệt cây sung và cây ngái như sau:
– Lá cây: Lá sung hay chia góc cạnh không rõ ràng, bề mặt nhẵn và đậm màu hơn còn lá ngái thường dài và có màu xanh tươi, thô ráp.
– Ngái là một loại quả có chứa độc, nếu ăn vào có thể làm người khỏe mạnh bị tiêu chảy, nôn mửa, say. Ngược lại, quả sung lại là một món trái cây ăn vặt, được ứng dụng nhiều trong ẩm thực. Quả sung có bề mặt bên ngoài nhẵn nhụi, núm ở dưới to, khi chín cho màu đỏ hoặc đỏ cam. Quả ngái được phủ lông ở ngoài, khi chín chuyển màu vàng.
Cây ngái chữa bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây ngái có chứa những hợp chất hóa học sau:
- Taraxerol: Chất này là một triterpen có tính kháng khuẩn, chống viêm và ngừa gốc tự do phát triển. Do vậy, cũng giống như các axit oleanolic trong ngái, nó tác động phần nào đến quá trình điều trị ung thư.
- Steroid: Đây là chất giúp tăng sức bền của cơ bắp và giảm mỡ thừa của cơ thể. Đồng thời nó gia tăng mật độ chất khoáng của hệ xương, hỗ trợ tổng hợp protein.
- Axit oleanolic: Axit oleanolic có trong cây ngái và nhiều loại thảo dược khác được cho là có khả năng chống lại sự hình thành khối u, bảo vệ các tế bào ở gan.
- Hợp chất béo lành mạnh: Bổ sung ngái cho cơ thể bạn cũng đồng thời cung cấp một lượng chất béo lành mạnh. Nó góp phần giảm cholesterol xấu, cải thiện tim mạch, ngừa đột quỵ và nguy cơ tiểu đường, ngăn tình trạng ứ huyết.
- Glutinol: Chất này được ứng dụng trong điều chế thuốc chống độc, tăng nhãn áp, ngừa lão hóa, trị các bệnh ở tim, gan, cai nghiện rượu, điều trị viêm xương khớp và cải thiện trí nhớ.
- Friedelin epifriedelanol: Chất này có vai trò giải độc, chống viêm trong nhiều trường hợp.
Không chỉ dừng lại ở đó, theo nhiều nghiên cứu của nước ngoài thì cây ngái có khả năng điều trị sốt rét, đại tiện lẫn máu, kiết lỵ, giảm hoạt động của nhu động ruột và dạ dày, hỗ trợ hấp thu glucose ngoại biên, tăng glycogenesis, ổn định đường huyết, trị tiểu đường.
Vậy theo y học cổ truyền, cây ngái chữa bệnh gì? Theo Đông Y, quả ngái có tính mát, vị đắng nhẹ, thường được các thầy thuốc dân gian dùng để khắc phục tình trạng tiêu chảy, đau bụng lâu dài, điều trị bệnh trĩ, giúp tăng tiết sữa, làm mát sữa, giúp sản phụ chữa tắc sữa sau sinh, tiêu phù cho những người bị tích nước, hỗ trợ ăn ngon, cải thiện giấc ngủ, bồi bổ gan và thận, thoái hóa cột sống, chữa bệnh ở xương cốt như viêm khớp, mụn nhọt, đinh râu, giải độc.
Cách dùng cây ngái chữa trĩ
Cách dùng cây ngái chữa trĩ:
Xông hơi: Dùng lá cây ngái kết hợp thêm nghệ tươi, lá lốt, lá cúc tần, lá cây ngái. Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, sắc cùng với 1 lít nước, khi nước vừa sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng là xông trực tiếp vào hậu môn.
Sắc thuốc uống: Sử dụng khoảng 50g lá ngái bánh tẻ, đem chúng đi rửa sạch rồi phơi khô. Tiếp đó sắc cùng với 1 lít nước, khi dược liệu cô đặc thành dạng cao thì chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong vòng 3 ngày sau đó ngưng 2 ngày và uống tiếp tục.
Cách trồng cây ngái rừng
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có độ cơ giới từ nặng tới trung bình, không trồng cây trên đất có khả năng giữ nước kém, có nhiều sỏi, đất cát. Tốt nhất chúng ta nên trồng cây ở nơi có nhiều nước, nếu trồng trang trí cần trồng cây trên hòn non bộ, những chậu có nước và ít đất. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Phương pháp trồng: Chúng ta có thể trồng cây ngái bằng hạt, giâm cành hoặc chiết cành hoặc cây giống mua trực tiếp tại cửa hàng cây cảnh trên địa bàn.
Cách trồng cây ngái rừng: Lựa chọn những cây giống có chiều cao trong khoảng 15 – 20cm. Trước khi trồng cần cắt bỏ lá non, lấp đất tới cổ rễ và tưới nước liên tục để giữ ẩm trong vòng 1 – 2 tuần đầu.
Trái cây ngái ăn được không?
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng trong y học với nhiều công dụng từ việc điều trị các bệnh ngoài da cho tới điều trị các bệnh bên trong cơ thể. Cùng với lá, thân, vỏ, rễ, quả ngái chính là bộ phận được dùng để điều trị bệnh vàng da, tiêu hóa kém, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, phù thũng, đinh râu, mụn nhọt, sốt rét, mất sữa,… Vậy, trái cây ngái ăn được không? Quả ngái thực tế lại không được sử dụng phổ biến như quả sung, chúng có chứa độc tố nên chỉ được dùng khi chín mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng tuyệt đối không được dùng khi chưa thông qua chế biến.
Cây ngái có độc không?
Cấy ngái là giống cây mọc hoang dại ở nhiều nơi, tất cả bộ phận đều được sử dụng trong Đông Y với nhiều công dụng khác nhau. Cũng tương tự như một số loại dược liệu khác, người dùng thường thắc mắc không biết cây ngái có độc không? Thực tế cây ngái không hề có độc, tuy nhiên vỏ cây và quả thì có khả năng gây tiêu chảy, nôn mửa nếu sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng trong thời gian dài kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Hiệu quả của các bài thuốc này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
Hình ảnh cây ngái
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngái dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và độc tố cây ngái. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng
Cây kim ngân hoa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng
Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng