Cây kim ngân hoa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây kim ngân hoa là giống cây hoa cảnh được trồng phổ biến ở nước ta với công dụng làm cảnh. Ngoài ra, giống cây này cũng có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh dị ứng, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây kim ngân hoa.
Đặc điểm cây kim ngân hoa đỏ
Cây kim ngân hoa có danh pháp khoa học là lonicera japonica thunb, thuộc họ Caprifoliaceae (Kim Ngân). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như thổ ngân hoa, ngân hoa thám, kim ngân hoa lộ, mật ngân hoa, nhị hoa, nhẫn đông, song hoa, ngân hoa. Đây chính là giống cây được sử dụng phổ biến trong Đông Y từ lâu và đang được y học hiện đại nghiên cứu thêm về công dụng điều trị bệnh. Cây kim ngân hoa có hai loại đó là cây kim ngân hoa đỏ và cây kim ngân hoa trắng. Cây kim ngân là giống cây dây leo, có kích thước nhỏ, không quá lớn, mọc tập trung thành bụi.
Đây chính là giống cây thường xanh, ở những phần thân non mới mọc sẽ có một lớp lông mềm mịn bao phủ và có màu nâu đỏ tía. Lá kim ngân hoa có hình trứng, mọc đối xứng nhau theo từng cặp, cuống lá khá ngắn, hai mặt lá sẽ có màu xanh bóng, thon một đầu và nhọn một đầu. Hoa kim ngân hoa sẽ mọc đơn lẻ ở kẽ lá, hoa có màu trắng hoặc đỏ tùy giống, khi nở có mùi thơm nhẹ. Quả kim ngân hoa có màu đen, hình tròn, kích thước nhỏ. Giống cây này sinh trưởng chủ yếu ở trung du và miền núi của Bắc Bộ. Mọc tập trung ở Hà Tây, Ninh Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Đây chính là giống cây có sức sống khỏe, sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân, được các hộ gia đình và vườn dược liệu trồng khá nhiều để làm cảnh và khai thác dược liệu. Mùa hoa kim ngân diễn ra vào tháng 6 – 8 hằng năm, đây chính là thời điểm tốt nhất để chúng ta thu hoạch. Khi thu hái, người dân sẽ thu hái lấy những bông hoa chưa nở hoặc vừa mới nở, sau đó đưa chúng vào sấy hoặc phơi khô. Ngoài hoa thì các bộ phận khác như cành và thân cũng được sử dụng thường xuyên trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây kim ngân hoa có tác dụng gì?
Cây kim ngân hoa đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ nhiều năm về trước, đây chính là loại dược liệu quý được rất nhiều lang y tin tưởng. Vậy, cây kim ngân hoa có tác dụng gì? Loại cây này được nhiều tài liệu y học cổ nhận định là vị dược liệu có tính hàn, đắng nhẹ, được quy vào kinh Vị và Phế. Công dụng của vị dược liệu này chính là kháng viêm, kháng khuẩn, tán phong nhiệt, giải độc, thanh nhiệt. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây kim ngân có chứa nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe như eugenol, carvacrol, geraniol hay các chất axit chlorogenic, saponin bên trong lá và thân.
Những hoạt chất hóa học trên được nhiều nhà y học đánh giá là có khả năng loại bỏ cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, mỡ máu, tăng cường chức năng gan, hạ men gan, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị viêm gan. Ngoài ra, những hợp chất trên còn có công dụng điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay, mẩn, dị ứng, phòng ngừa và điều trị cảm lạnh, cúm, ho, viêm phổi, trị các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm đường ruột như đau, sưng do viêm ruột non, kiết lỵ, giúp ổn định lượng đường huyết trong máu, từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ shiga.
Tắm lá kim ngân hoa có tác dụng gì?
Nhìn chung, khi nhắc tới cây kim ngân hoa người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng của hoa, tuy nhiên lá cũng chính là một bộ phận được sử dụng khá nhiều trong cả Đông Y và Tây Y. Trong lá kim ngân có chứa một lượng nhỏ chất kháng sinh của thực vật, vì vậy chúng có công dụng diệt vi khuẩn, giảm ngứa, chống ngứa, mụn nhọt. Ngoài ra, lá kim ngân cũng có chứa hàm lượng nhỏ tanin có công dụng giảm hoạt động của vi khuẩn, làm đóng vón vi khuẩn, làm giảm chảy nước vết thương, giảm khô da, làm se da. Vậy, tắm lá kim ngân hoa sẽ có tác dụng gì?
Nhân dân ta thường tắm lá kim ngân để điều trị bệnh chốc lây, chốc loét và hăm. Cách tắm lá kim ngân hoa như sau: Sử dụng khoảng 150g lá kim ngân, trong đó có cả hoa, thân, lá, rửa sạch tất cả nguyên liệu và nấu cùng với 300ml nước sạch. Đun sôi và thu lấy phần nước. Dùng khăn sạch thấm lấy phần nước vừa rồi và tiến hành lau lên những vết thương. Mỗi ngày lau khoảng 2 – 3 lần, ngay sau khoảng 2 – 3 ngày thì những vết thương này sẽ giảm ngay. Tuy nhiên, cách tắm lá kim ngân hoa chỉ được dùng cho các trường hợp bệnh nhẹ và nếu không có dấu hiệu giảm xuống thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.
Cách dùng lá kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa có công dụng điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, tiêu độc, thanh nhiệt, chữa viêm họng theo bài thuốc ngân kiều tán. Theo bảng phân loại thuốc nam thì vị dược liệu này đứng đầu trong danh sách các bài thuốc tiêu độc. Cách dùng lá kim ngân hoa theo ghi chép của y học và dân gian như sau:
– Ngân kiều tán: Đây chính là bài thuốc lâu đời, được dùng để điều trị bệnh cảm, sốt, mụn nhọt. Chuẩn bị khoảng 16g đam trúc diệp, ngưu bàng tử 24g, bạc hà 24g, đạm đậu xị 20g, cát cánh 24g, kinh giới tuệ 16g, liên kiều 40g, hoa kim ngân 40g. Mang tất cả dược liệu đi phơi hoặc sấy khô sau đó tán thành bột, có thể vo tròn lại thành viên cho dễ uống. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 12g bột.
– Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Chuẩn bị khoảng nước 200ml, cam thảo 3g, hoa kim ngân 6g. Sắc tất cả dược liệu cùng với nhau, chia nhỏ là 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Bài thuốc K1 điều trị một số trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, chữa mụn nhọt: Sử dụng khoảng 12g kim ngân hoa (nếu là cành và lá), kim ngân 6g (nếu là hoa), sắc cùng với 100ml nước, sắc cho tới khi chỉ còn khoảng 10ml, cho thêm đường vào bên trong để dễ uống hơn. Nếu là người lớn thì chia làm 2 – 4 lần uống trong ngày, nếu là trẻ em thì chia làm 1 – 2 lần uống.
– Bài thuốc K2 điều trị một số trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, chữa mụn nhọt: Sử dụng khoảng 12g kim ngân hoa (nếu là cành và lá), kim ngân 6g (nếu là hoa), 3g ké đầu ngựa, sắc cùng với 100ml nước, sắc cho tới khi chỉ còn khoảng 10ml, cho thêm đường vào bên trong để dễ uống hơn. Nếu là người lớn thì chia làm 2 – 4 lần uống trong ngày, nếu là trẻ em thì chia làm 1 – 2 lần uống.
Cách trồng cây kim ngân hoa
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất hữu cơ đã được trộn sẵn hoặc trên đất có trộn cùng phân chuồng hoai mục, đất thịt, đất nhiều mùn.
Giống: Loại cây này được ươm giống bằng cách giâm cành. trong thời gian ươm giống cần chú ý tươi thật đẫm nước để cây nhanh chóng nảy mầm.
Làm giàn leo: Cây kim ngân hoa sinh trưởng chủ yếu dạng dây leo, do đó chúng ta cần xây dựng giàn leo cho cây để cây có thể tăng thời gian sinh trưởng, tăng số lượng hoa cũng như tạo cảnh quan đẹp mắt.
Cách trồng cây kim ngân hoa: Ngay sau khi cây giống cao khoảng 20 – 30 cm thì chúng ta có thể tiến hành trồng cây vào khu vực trồng lâu dài. Đào hố trồng có kích thước khoảng 40 – 50cm, đem phân chuồng hoai mục bỏ xuống hố và dùng rơm, rạ phủ lên trên bề mặt. Tiếp đó đặt cây vào hố trồng và phủ đất lên trên. Tưới thật đẫm nước để cây nhanh chóng sinh trưởng.
Hình ảnh cây kim ngân hoa
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim ngân hoa dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây kim ngân hoa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Sinh Vật Cảnh -Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng
Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai môn – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng
Cây khoai lang – Nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây kê là cây gì? Tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây hồng xiêm – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng