Cây khoai lang – Nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây khoai lang chính là giống cây lương thực quan trọng của nước ta, đây chính là nguồn cung cấp lương thực dồi dào cho con người và vật nuôi. Ngày nay, khoai lang chính là nguyên liệu dùng để chế biến các mặt hàng thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Đọc ngay để tìm hiểu về cây khoai lang, nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc. 

Nội Dung Chính

Câu chuyện cây khoai lang

Là giống cây lương thực có mặt ở nước ta từ lâu, cây được gieo trồng ở khắp nơi. Trước kia, đây chính là giống cây lương thực đóng vai trò quan trọng, thay thế cho cơm gạo thời còn đói khổ. Do đó, trong dân gian lưu truyền rất nhiều sự tích về nguồn gốc của loại thực vật này. Câu chuyện cây khoai lang nổi tiếng như sau: 

Tại một khu rừng nọ, có hai bà cháu nghèo sinh sống. Mỗi ngày, cả hai bà cháu đều phải đi đào củ mài để ăn. Một ngày nọ, cậu bé nói với bà rằng bản thân đã lớn, cháu sẽ đi kiếm củi để đổi lấy thóc giống và lúa để nấu cơm cho bà ăn, chứ ăn củ mài cháu thấy khổ cho bà quá. Từ đó về sau, cây bé rất chăm chỉ đi vào rừng lấy củi, khi đã có được nương lúa thì cậu lại rất chăm chút cho từng cây lúa của mình. Nhìn những bông lúa trổ bông đẹp mắt, cậu sung sướng nghĩ rằng: “Vậy là bà sắp được ăn cơm rồi”. Chẳng may, một ngày nọ khu rừng mà cậu với bà ở bị cháy thành tro, cậu quá buồn nên đã khóc rất lớn.

Câu chuyện cây khoai lang

Câu chuyện cây khoai lang

Bỗng bụt hiện lên và bảo với cậu sẽ cho cậu một điều ước. Vậy là cậu đã ước rằng bà mình không bị đói. Ông bụt khẽ gật đầu và biến mất. Chiều hôm đó, cậu vào rừng đi tìm củ mài nhưng lại không tìm được bất kỳ củ nào, thậm chí tới một khóm măng hay cọng nấm cũng không có. Đột nhiên cậu bé đào được một củ gì rất lạ, phần ruột bên trong có màu vàng nhạt, khi lửa rừng hâm nóng thì phần thịt trở thành bột rất mịn và có mùi rất thơm. Cậu bèn ăn thử và thấy nó ngon tuyệt vời. Cậu bèn đào thêm nhiều củ nữa và đem về cho bà ăn, bà cậu ăn xong và tấm tắc khen ngon cũng như thấy cơ thể khỏe hẳn. 

Sau đó, cậu bèn kể cho bà nghe chuyện gặp ông Bụt, lúc này bà nói: “Vậy thì củ này là do Bụt ban cho người nghèo rồi, cháu hãy vào rừng và mang thứ cây đó đi trồng khắp rừng để tất cả mọi người đều có cái ăn”. Và từ đó cho tới tận bây giờ, khoai lang chính là một món ăn được rất nhiều người yêu thích. 

Tuổi thọ của cây khoai lang

Đối với những người đang chuẩn bị bắt tay vào trồng khoai lang thì tuổi thọ của cây khoai lang chính là điều mà rất nhiều người quan tâm. Mỗi gốc khoai lang thì sẽ có tuổi thọ tối đa là 3 – 5 năm, với mỗi ha khoai lang thì sẽ cho thu hoạch khoảng hơn 1 tấn củ. Củ khoai chính là bộ phận phình to của rễ cây.

Ý nghĩa cây khoai lang

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong khoai lang có chứa hàm lượng cao chất khoáng (P, Fe…), các vitamin (vitamin C, tiền vitamin A (caroten), B1, B2…), protein, enzyme, protein, độc tố, đường và tinh bột, axit amin,… Cây khoai lang đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lương thực của toàn cầu. Từ trước tới nay, khoai lang chính là một loại lương thực đặc biệt của khu vực Châu Phi và Châu Á. Hai vùng đất này chính là nơi mà dân số đang ngày càng tăng mạnh. Khoai lang có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, vitamin cao hơn nhiều lần so với các loại cây thực phẩm khác.

Ý nghĩa cây khoai lang

Ý nghĩa cây khoai lang

Khi nhắc tới ý nghĩa cây khoai lang, người ta sẽ nghĩ ngay tới ý nghĩa về dinh dưỡng và kinh tế. Củ khoai lang chính là sản phẩm thu hoạch chính của cây khoai lang. Khoai lang được xem là nguồn cung cấp calo dồi dào gấp đôi so với khoai tây, do đó cây khoai lang đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tại nước ta, cây khoai lang đóng vai trò tạo nên xu hướng phát triển nông nghiệp của thời đại mới. Đây chính là giống cây lương thực có tính thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng lại ngắn, không đòi hỏi trình độ thâm canh quá cao mà vẫn cho năng suất tốt. Do đó, cây giữ một vai trò và vị trí nhất định trong sản xuất lương thực.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông qua quá trình nhân giống, những giống cây khoai lang ngắn ngày càng được phát triển rộng rãi. Chúng mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Người nông dân có thể tận dụng được tất cả các bộ phận của cây để làm lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi. Sau thu hoạch, nhà nước cũng đang đẩy mạnh chế biến, đặc biệt là công nghệ sản xuất tinh bột từ củ khoai lang. Để khoai lang Việt Nam vươn tầm thế giới, nhà nước đang tập trung vào các thiết bị máy móc chế biến, đầu tư cơ sở vật chất và thu mua mang tính tập trung. 

Cách trồng cây khoai lang

Điều kiện trồng: Nên trồng cây ở những nơi có nhiệt độ trung bình 21 – 25 độ C, thời gian chiếu sáng hằng ngày khoảng 8 – 10 độ C. Độ ẩm trong ruộng từ 70 – 80%, lượng mưa trung bình khoảng 750 – 1000mm/1 năm. Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước tốt, tỷ lệ mùn cao. 

Thời vụ trồng: Nên trồng những giống khoai lang ngắn ngày vào mùa Hè Thu và vụ Đông, những giống dài ngày vào vụ Xuân và vụ Đông Xuân. 

Giống: Có thể trồng cây bằng dây hoặc bằng củ. Nếu trồng bằng dây cần lựa chọn dây bánh tẻ, không sâu bệnh, mỗi dây khoảng 5 – 8 đốt. Nếu trồng bằng củ thì nên chọn nhưng củ to, chắc, không sâu bệnh. 

Cách trồng cây khoai lang: 

Làm đất: nên cày bừa thật kỹ đất trước khi trồng để tạo sự tơi xốp trong đất và giúp đất thông thoáng hơn.

Cách trồng cây khoai lang

Cách trồng cây khoai lang

Lên luống: Nên tạo luống trồng rộng khoảng 1 – 1,5m, chiều cao khoảng 45 – 50cm. 

Tiến hành trồng: Nếu trồng bằng dây thì nên đặt dây dọc luống nối đuôi nhau. Nếu trồng bằng củ thì đặt củ vào hố trồng sao cho mầm ngủ hướng lên trên mặt đất. 

Mật độ trồng cây khoai lang: Mật độ trồng khuyến cáo trong khoảng 100 – 130 cây cho 1 sào, mỗi cây cách nhau khoảng 20 – 30cm. 

Lá cây khoai lang ăn được không?

Rau khoai lang chính là một món ăn quen thuộc, dân giã đối với nhiều gia đình tại Việt Nam. rau khoai lang chính là phần lá và ngọn non của cây khoai lang. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá cây khoai lang có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có công dụng rối loạn mỡ máu, điều hòa đường huyết, bảo vệ gan, chống ung thư, chống oxy hóa. Bệnh viện K cho biết, bên trong lá khoai lang có chứa cả những chất chống oxy hóa mạnh mẽ như anthocyanin, quercetin, axit caffeoylquinic. Khi ăn rau khoai lang mỗi ngày sẽ có công dụng cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương, tăng glutathione trong máu, giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA.

Lá cây khoai lang ăn được không?

Lá cây khoai lang ăn được không?

Cách chăm sóc cây khoai lang trong nước

Ngày nay, cây khoai lang không chỉ đơn thuần chỉ là một giống cây lương thực lấy củ nữa mà chúng còn được trồng để làm cây cảnh trong nhà. Những cây khoai lang được trồng làm cảnh chủ yếu là cây khoai lang thủy sinh. Để duy trì được vẻ đẹp của bộ rễ. chúng ta cần thực hiện ngay những bước chăm sóc cây khoai lang trong nước dưới đây: 

– Thực hiện thay nước thường xuyên cho cây theo chu kỳ 3 – 5 ngày/1 lần. Khi thay nước chúng ta cần nghiêng bình thủy tinh để nước chảy ra hết, sau đó tiếp tục nghiêng bình để đổ nước vào. 

– Khi cây khoai lang cao hơn, cây bắt đầu yếu đi và dễ bị đổ ngã, lúc này chúng ta cần trồng thêm nhiều cây xung quanh để cây cứng cáp hơn. 

– Nếu bạn trồng khoai lang trong bể cá, sau đó để nước tiếp xúc với một ít củ mài hoặc giữ gần mặt nước. Khi gặp hơi nước, củ sẽ tự mọc rễ và rơi xuống nước.

Cách chăm sóc cây khoai lang trong nước

Cách chăm sóc cây khoai lang trong nước

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây khoai lang, nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây kê là cây gì? Tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -