Cây hạt chia – Cách phân biệt, cách dùng, cách trồng, hình ảnh
Thời gian gần đây, hạt chia đã xuất hiện rất nhiều trong ẩm thực Việt Nam. Vốn dĩ loại hạt này đã nổi tiếng nhờ hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời ở Phương Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức và tìm hiểu rõ về loại hạt này. Hạt chia được khai thác trực tiếp từ cây hạt chia, thực tế hạt chia là trái của cây chia, do có kích thước nhỏ nên được đặt tên là hạt chia. Đọc ngay để tìm hiểu về cách phân biệt, cách trồng, hình ảnh và cây hạt chia có ăn được không?
Cây hạt é có phải cây hạt chia
Cây hạt chia có tên tiếng anh là salvia hispanica, hạt chia được gọi là chia seed. Thực tế, hạt chia chính là quả của cây chia, do có kích thước nhỏ nên được đặt tên là hạt chia. Hạt chia và hạt é là hai loại hạt có hình dáng bên ngoài tương đối giống nhau, đều nằm trong họ Lamiaceae (Hoa Môi) nên thường bị mọi người nhầm lẫn là cùng một loại. Hạt é có tên tiếng anh là basil seed, đây chính là trái của cây é, Việt Nam vẫn thường gọi loại cây này là húng quế, tên khoa học là ocimum africanum. Cách phân biệt cây hạt chia và cây hạt é như sau:
Về nguồn gốc: Cây hạt é có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây chính là loại cây gia vị được trồng thông dụng tại nước ta với tên gọi là cây lá quế hoặc cây húng quế. Trong khi đó, cây hạt chia có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Nam Mỹ, được thương mại hóa và trồng nhiều ở Peru, Ecuador, Mexico, Paraguay, Bolivia, Argentina, Hoa Kỳ, Úc,… Khí hậu Việt Nam không hề thích hợp khi trồng loại cây này.
Về màu sắc: Hạt é chỉ có màu đen còn hạt chia lại có sự pha trộn giữa màu trắng và đen. Ngoài ra, trên bề mặt hạt chia có nhiều những đường viền và vằn sáng bóng.
Về kích thước: Cả hai loại hạt đều có kích thước bằng nhau, khi quan sát bằng mắt thường thì rất khó có thể phân biệt được. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát thật kỹ thì hạt é sẽ có kích thước to hơn hạt chia.
Về dinh dưỡng: Hạt é có chứa hàm lượng carbohydrate và chất xơ nhiều hơn hạt chia. Trong khi đó, hạt chia lại có chứa hàm lượng protein và omega – 3 cao hơn rất nhiều.
Về mùi vị: Cả hai loại hạt này đều không mùi, không vị khi dùng với số lượng ít, do đó chúng ta rất khó có thể phân biệt. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng với số lượng lớn thì hạt é sẽ có mùi nồng hơn nhiều so với hạt chia.
Hạt chia từ cây gì?
Hạt chia được mệnh danh là siêu thực phẩm và siêu thảo mộc. Đây chính là giống cây thực phẩm truyền thống của vùng đất Nam Mỹ. Vậy, hạt chia từ cây gì? Hạt chia được thu hái trực tiếp từ cây hạt chia. Cây hạt chia có tên khoa học là salvia hispanica, có tên tiếng anh là chia seed hoặc salvia. Cây có khả năng chịu được khô hạn vô cùng tốt, do đó khi trồng người nông dân không cần quá lo lắng khi tới mùa nóng. Trong giới nông nghiệp, nỗi buồn lớn nhất của người nông dân chính là những câu chuyện về sâu bệnh hại và câu chuyện về thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất được sử dụng trên thực vật.
Tuy nhiên, cây chia lại sở hữu một ưu điểm vượt trội chính là quá trình gieo trồng hoàn toàn tự nhiên và nói không với thuốc trừ sâu. Cây chia được mệnh danh là nguồn dầu thực vật dồi dào, loại dầu này bị sâu bọ rất ghét, vì vậy mà chúng ta không cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ. Hoa cây chia có màu tím, hình dáng giống hoa lavender. Vẻ ngoài đẹp mắt chính là một điểm cộng lớn của loại cây này. Ở nhiều nước phương Tây, những khu vực trồng cây hạt chia chính là địa điểm chụp ảnh lý tưởng của nhiều người.
Cây hạt chia có ăn được không?
Hạt chia chính là một loại hạt giàu dinh dưỡng và có thể ăn được. Đây chính là loại thực phẩm nguyên hạt và không cần qua chế biến. Từ trước tới nay, người ta thường chỉ nghĩ tới việc ăn hạt chia và ít khi nghĩ tới việc ăn cây hạt chia, vậy cây hạt chia có ăn được không? Ngoài việc ăn trực tiếp hạt, chúng ta hoàn toàn có thể dùng hạt chia để tạo rau mầm. Rau mầm hạt chia thực tế là cây hạt chia non, chúng ta hoàn toàn có thể chế biến thành các món ăn canh, xào hay ăn sống, làm salad.
Mầm hạt chia sẽ được thu hoạch sau 7 ngày từ khi nảy mầm, đây cũng chính là thời điểm cây hạt chia có nhiều thành phần dinh dưỡng nhất. Mầm hạt chia có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, hàm lượng vitamin B3, vitamin B1 cao. Vì vậy, việc ăn mầm hạt chia có khả năng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Lá cây hạt chia có ăn được không?
Lá cây hạt chia có ăn được không chính là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, ngoài hạt chia thì toàn cây cũng có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Lá cây được sấy khô để làm trà uống giống như hoa trà. Hoa có màu tím đẹp mắt được dùng để tạo hương liệu.
Cách trồng cây hạt chia
Hạt chia có kích thước khá nhỏ nên chúng ta cũng không cần tốn quá nhiều công sức cho việc trồng cây. Cách trồng cây hạt chia như sau:
Tiến hành làm tơi xốp đất ở một khu vực đất không có cỏ dại, nếu trồng diện tích nhỏ thì chúng ta nên trồng trong giá thể và mua đất sẵn ở ngoài cửa hàng. Tiếp đó gieo vãi hạt chia, phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng. Sau đó, tưới nước bằng bình phun sương lên bề mặt. Sau khoảng 5 – 7 ngày là chúng ta sẽ thấy cây nảy mầm và bắt đầu hình thành cây con. Lưu ý: Chỉ tưới nước cho cây bằng bình phun sương để hạn chế làm xối đất.
Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây hạt chia trong nhà để trang trí. Cách trồng cũng tương tự nhưng khi cây cao khoảng 10cm thì nên tách ra để cây không cần phải tranh giành chất dinh dưỡng và ánh sáng. Nên bón phân và tưới nước cho cây thường xuyên, thường xuyên làm sạch cỏ dại để cây nhanh phát triển.
Vị trí trồng: Trước khi chúng ta lựa chọn được vị trí trồng thích hợp thì cần lưu ý tới kích thước thực tế của cây sau khi trưởng thành. Cây hạt chia có thể sinh trưởng trở thành cây có kích thước nhỏ hoặc trở thành một bụi cây lớn. Nếu trồng trong những chậu nhỏ để nhét vào một khu vườn nào đó hoặc trồng trang trí trong nhà thì chúng ta cần lựa chọn một chậu trồng có kích thước lớn.
Lưu ý khi trồng hạt chia: Tuyệt đối không nên dọn cỏ trong quá trình cây chưa lớn, bởi khi dọn cỏ rất có thể sẽ ảnh hưởng tới rễ của cây hạt chia. Khi trồng, nên trồng một cách nhẹ nhàng, không đào bới sau khi đã trồng cây. Nên thêm phân ủ và mùn để giúp đất trồng tơi xốp hơn.
Cây hạt chia chính là một trong những loại cây có kích thước bên ngoài đáng yêu, chúng hoàn toàn không có chứa những bộ phận gai góc hay sắc nhọn. Vì vậy, ngoài công dụng trồng để thu hái hạt chia thì nhiều người còn trồng cây để làm cảnh.
Việt Nam có trồng được hạt chia không?
Hạt chia được du nhập tới Việt Nam và nhanh chóng trở thành loại thực phẩm được đông đảo người dùng ưa thích, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, việc Việt Nam có trồng được hạt chia không được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, hạt chia vẫn có thể trồng được tại nước ta. Tuy nhiên chúng sẽ không cho năng suất cao.
Hình ảnh cây hạt chia
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hạt chia dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt, cách trồng, hình ảnh và cây hạt chia có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hạnh nhân – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây hạnh nhân – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây găng – Đặc điểm, phân loại, cách dùng và cách trồng
Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng
Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố