Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế

Cây đác là giống cây mọc hoang dại nhiều trong rừng, quả đác cho hạt ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Đây chính là món ăn đặc sản của khu vực miền Tây. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây đác và hạt đác, cách trồng, giá trị kinh tế của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây đác rừng

Cây đác có tên khoa học là arenga saccharifera labill, tên tiếng anh là arenga pinnata, thuộc họ Arecaceae (Cau). Tại nước ta, cây còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây dừa núi, cây búng báng, cây đoác,… Cây đác có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Nam Á, thường mọc hoang dại nhiều ở các khe núi, chân đồi, những nơi có độ ẩm thấp, nhiều bóng mát của khu vực miền Bắc và Nam Trung Bộ. Cây đác rừng có hình dáng bên ngoài tương tự cây dừa, tuy nhiên quả đác sẽ có kích thước nhỏ hơn và mọc tập trung thành chùm giống buồng cau.

Đặc điểm cây đác rừng

Đặc điểm cây đác rừng

Phần thịt quả bên trong có màu trắng trong, ăn vào khá giòn và ngon, có chứa hàm lượng tinh bột cao nên được rất nhiều người yêu thích sử dụng trong ẩm thực. Một cây đác trưởng thành thường có chiều cao trong khoảng 10 – 15m, đường kính thân sát gốc trong khoảng 40 – 50cm. Lá cây có kích thước lớn, là loại lá xẻ lông chim giống như lá dừa ta, phần cuống lá lớn ôm sát lấy thân cây. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu trắng bạc, cuống lá dài trong khoảng 2 – 3m, dẻo dai và khá chắc chắn. Hoa đác là giống hoa lưỡng tính cùng gốc, cả hoa đực và hoa cái đều nằm trên một cành. Hoa đực có khoảng 65 – 85 nhị, hoa cái thì có khoảng 3 lá dài. 

Số lượng quả sau khi thu hoạch được quyết định bởi số lượng hoa trên cây. Hoa có màu trắng, cuống hoa có màu xanh lục, hình trụ, phần cuống hoa này khá mọng nước, có thể ăn được, khi ăn sẽ có vị ngọt. Quả đác có hình tròn, kích thước nhỏ, khi non có màu và khi chín chuyển dần sang màu nâu xám giống quả cọ. Các quả đác mọc chi chít với nhau trên một buồng dài và mọc rủ xuống gốc cây. Hạt đác chính là bộ phận bên trong quả đác, hạt đác có màu trắng, nhìn khá giống hạt thốt nốt. 

Hạt đác là gì?

Hạt đác chính là thức quả quen thuộc của người dân miền Tây, vì vậy không phải vùng nào cũng có thể trông thấy loại thực phẩm này. Nhiều người ở khu vực miền Bắc thường không biết rõ hạt đác là gì? Hạt đác được lấy trực tiếp từ quả của cây đác. Thông thường, một cây đác khỏe mạnh phải mất khoảng 10 năm mới bắt đầu cho hoa và kết quả, từ khi có quả cho tới khi thu hoạch thì phải mất khoảng 3 năm nữa. Một điều lạ nữa là ngay sau khi thu hoạch thì cây đác sẽ không cho quả nữa cho tới khi cây chết đi.

Hạt đác là gì?

Hạt đác là gì?

Quả đác có hình dáng giống quả dừa nhưng có kích thước nhỏ hơn. Hạt đác sau khi được tách ra từ quả đác sẽ có màu trắng trong giống như thạch dừa, trơn bóng, mọng nước, khi ăn vào có vị ngọt, béo, sần sùi. Loại hạt này được giới y học đánh giá là ít calo nhưng lại giàu chất béo, giàu vitamin và khoáng chất. Hiện nay, người ta rất hay nhầm lẫn hạt đác và hạt thốt nốt với nhau. Cách phân biệt hai loại hạt này như sau: 

Mùi hương: Hạt thốt nốt có mùi rất đặc trưng, trong khi đó hạt đác lại không có mùi. 

Hình dạng: Hạt đác khá nhẹ, có màu trắng đục, hạt thốt nốt to hơn và có màu trắng trong suốt. 

Hương vị: Hạt đác đặc ruột, ăn vào hơi dẻo và cứng, giòn, dai. Trong khi đó hạt thốt nốt dẻo hơn, mềm, có vị giống dừa nước. Khi ăn vào có vị ngọt, rỗng ruột và chứa nhiều nước. 

Cây đác mọc ở đâu?

Thời gian gần đây, hạt đác được ứng dụng trong ẩm thực để nấu rất nhiều món ăn, từ món ăn tráng miệng cho tới món ăn hằng ngày. Việc cây đác mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Trên thế giới, cây mọc tập trung ở Philippines, Indonesia, Malaysia,… Tại nước ta, cây mọc tập trung ở khu vực miền Tây và các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Trong đó, Phú Yên và Nha Trang chính là hai địa phương có trữ lượng cây đác lớn nhất cả nước.

Cách trồng giống cây đác

Cây đác là một giống cây sinh trưởng tự nhiên nên chúng ta thường rất khó trồng và chăm sóc. Bởi thực tế, cây chỉ sinh trưởng tốt ở môi trường khí hậu và đất đai ở trong rừng. Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt hoặc ươm cây. 

Giống: Cây đác chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, tuy nhiên thời gian gieo hạt lại rất lâu, do đó chúng ta có thể trồng bằng những cây con mọc xung quanh gốc của cây mẹ. Khi chúng ta di chuyển cây giống cần bó bầu cho cẩn thận, sao cho cây không bị vỡ bầu hay ảnh hưởng tới chất lượng rễ. 

Đất trồng: Ngay khi mới trồng cây cần phun thuốc kích thích ra rễ và phân bón lá phun trực tiếp vào toàn bộ cây để cây hấp thụ dinh dưỡng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, chúng ta cần lựa chọn chỗ trồng gần nguồn nước, kích thước hố phải to gấp đôi kích thước của bầu cây. Trước khi trồng cần bón phân vi sinh và phân chuồng hoai mục cho cây.

Cách trồng giống cây đác

Cách trồng giống cây đác

Cách trồng giống cây đác: Cắt bỏ túi nilon bao bên ngoài bầu cây, đặt cây xuống hố trồng, nén chặt đất sao cho gió không làm lay ngã cây. 

Cách chăm sóc: Cần tưới nước thường xuyên cho cây, lượng nước tưới sẽ phù hợp vào tình hình thời tiết cũng như độ ẩm không khí. Trung bình, tưới 2 – 3 lít nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với những cây có kích thước lớn, nên tưới mỗi ngày khoảng 20 – 25 lít nước. 

Ngay sau khi trồng khoảng 10 ngày, sử dụng phân vi lượng để cây kích thích sự phát triển của cây. Thường xuyên làm sạch cỏ dại để hạn chế sâu bệnh.

Cách thu hái quả đác

Quả đác vốn dĩ có hình dáng bên ngoài giống quả dừa, phần ruột bên trong chia lại thành nhiều khoang, mỗi khoang có chứa 1 hạt. Cách thu hái quả đác như sau: Người ta sử dụng một vật dụng tự chế từ hai thanh gỗ. Hai thanh gỗ này được buộc lại với nhau ở một đầu, đặt quả đác ở chính giữa của hai thanh gỗ và kéo một thanh gỗ, ép xuống. Quả đác lúc này đã bị bẹp và phần hạt bên trong bị tuột ra ngoài. Đây chính là cách thu hái nhanh chóng hơn việc dùng tay rất nhiều. 

Giá trị kinh tế cây đác Phú Yên

Cây đác chính là một loại cây sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, điển hình là Phú Yên. Ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Yên đang gặp phải nhiều khó khăn, cây hồ tiêu và cây cà phê không đáp ứng được kỳ vọng kinh tế của người dân. Trong bối cảnh này, cây đác nổi lên như một sản phẩm nông nghiệp mới, đem lại thu nhập thỏa đáng cho nông dân. Cây đác Phú Yên gắn bó với đời sống người dân tại đây từ lâu nhưng phải một thời gian trở lại đây thì cây mới bắt đầu được người nông dân để ý tới. Hiện tại, hạt đác vẫn là một mặt hàng thực phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong nước.

Giá trị kinh tế cây đác Phú Yên

Giá trị kinh tế cây đác Phú Yên

Hàm lượng dinh dưỡng trong hạt đác

Dù chỉ là một loại quả mọc hoang dại trong rừng sâu, không được trồng đại trà để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại cho thấy hàm lượng dinh dưỡng bên trong của hạt đác rất tốt cho sức khỏe người dùng như photpho, natri, canxi, magie, kali, sắt,… Nhiều người còn cho rằng, hàm lượng kali bên trong quả đác cao gấp 2 lần so với hàm lượng kali bên trong quả chuối, một loại quả mà chúng ta vẫn thường dùng để bổ sung kali tự nhiên. 

Hình ảnh cây đác

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đác dưới đây:

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Hình ảnh cây đác

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây đác và hạt đác, cách trồng, giá trị kinh tế của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -