Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng

Cây cơm cháy là giống cây mọc hoang dại nhiều tại nước ta. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, được dùng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm phân biệt cây cơm nguội và cây cơm cháy, tác dụng, nơi sống, cách dùng vị thuốc cơm cháy. 

Nội Dung Chính

Phân biệt cây cơm nguội và cây cơm cháy

Cây cơm nguội là giống cây được phân bố rộng rãi tại nước ta, loại thuốc này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Cây cơm nguội có tên khoa học là ardisia quinquegona blume, thuộc họ Myrsinaceae (Đơn Nem). Cây cơm nguội có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 1 – 1,5m, phân nhánh ngay từ giữa thân, vỏ cây nhẵn bóng, cành nhánh mềm mại. Lá cây có hình mũi mác, bo góc ở cạnh cuống lá, đầu lá nhọn hoặc tù tùy giống. Lá cây cơm nguội khá mỏng, mép lá nguyên, không có răng cưa, chiều dài trong khoảng 5 – 12cm, chiều rộng khoảng 1 – 3cm.

Phân biệt cây cơm nguội và cây cơm cháy

Phân biệt cây cơm nguội và cây cơm cháy

Hoa cây cơm nguội có màu hồng, mọc xen kẽ cùng với lá cây, một chuỗi hoa thường có khoảng 2 – 12 bông. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả có hình cầu, đường kính trong khoảng 4 – 6mm, có 5 cạnh dọc, khi chín sẽ teo dần các cạnh này đi và chuyển dần về màu đen. Cây cơm cháy và cây cơm nguội là hai giống thực vật có cái tên tương đồng nhau, hình dáng bên ngoài cũng hao hao giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau. 

Cây cơm cháy có tên khoa học là sambucus javanica reinw. ex blume, thuộc họ Kim Ngân (Caprifoliaceae). Loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như cây elderflower, cây tiểu tiếp cốt đan, cây bát lý ma, cây tẩu mã phong, cây ẩu mã tiễn, cây anh hùng thảo, cây tiếp cốt thảo, cây xú thảo, cây tây thuốc mọi,… Đây là giống cây có kích thước vừa phải, cành cây nhẵn bóng, thân cây màu xanh lục. Lá cây mọc đối xứng hai bên, lá là dạng lá kép lông chim, một chiếc lá trưởng thành có khoảng 1 – 4 cặp lá chét. Các lá chét có hình trứng, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa cơm cháy có màu trắng, mọc tập trung thành cụm, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, mùa hoa trong khoảng tháng 5 – 8, mùa quả trong khoảng tháng 9 – 11 hằng năm. 

Cây cơm cháy chữa bệnh gì?

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại cây cơm cháy khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loại đó là cây cơm cháy đen sambucus nigra. Giống thực vật này được dùng để làm cây công trình, lá, quả, hoa được dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây cơm cháy có chứa hàm lượng cao campesterol, stigmasterol, a-amyrin palmitate, acid ursolic, tanin, khoáng chất, vitamin (A, B, C), nước, chất đạm, chất béo, chất xơ, carbohydrate, cyanidin glycosid, alcaloid. Vậy, cây cơm cháy chữa bệnh gì?

Cây cơm cháy chữa bệnh gì?

Cây cơm cháy chữa bệnh gì?

Có thể nói, cây cơm cháy chính là một loại cây thuốc nam quen thuộc đối với hầu hết con người Việt Nam. Đây là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Nhiều nước như Austria, Pháp đã sử dụng dịch chiết từ hoa cơm cháy để chế tạo siro. Siro này có thể pha loãng với nước để làm đồ uống hoặc chất tạo màu, tạo mùi trong ẩm thực. Tại Romania, người ta dùng hoa cơm cháy kết hợp với chanh và men bia để làm đồ uống có ga socata. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho thương hiệu nước có ga coca cola hiện nay. Ở một số nước trong khu vực Châu Âu như Pháp, Italia, Thụy Điển, người ta dùng hoa cơm cháy để tạo hương thơm cho các loại rượu. 

Không chỉ có công dụng trong ẩm thực mà cây cơm cháy còn có nhiều công dụng hữu hiệu đối với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, cây cơm cháy có tính ấm, vị chua, có công dụng hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, nhuận tràng. Chủ trị thấp khớp, mụn nhọt ngoài da, viêm phế quản mạn, phong chấn, hoàng đản, cước khí phù thũng, giúp giảm sưng đau vùng vú của phụ nữ sau sinh, điều trị triệu chứng của bệnh cúm, điều trị thấp khớp, bị đau do chấn thương.

Cây cơm cháy trồng nhiều ở đâu?

Trên thế giới, cây cơm cháy được trồng nhiều ở những nước trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như Campuchia, Lào,… Thông thường, người ta sẽ thu hái vỏ cây và lá quanh năm, quả và hoa thu hái vào mùa thu và mùa hè. Do có nhiều công dụng trong đời sống con người nên cây cơm cháy trồng nhiều ở đâu là điều mà rất nhiều người quan tâm. Loại cây này mọc hoang dại nhiều ở ven bờ suối, ven núi ở Lâm Đồng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên,… 

Cây cơm cháy trồng nhiều ở đâu?

Cây cơm cháy trồng nhiều ở đâu?

Cách trồng và chăm sóc cây cơm cháy:

Thời vụ trồng: Giống cây này thích hợp trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Chúng ta cần chú ý trồng đúng thời vụ để cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế công chăm sóc và sống lâu năm. 

Nhiệt độ: Cây cơm cháy có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, không sống được trong môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng là 10 – 25 độ C. 

Đất trồng: Cây thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên dù là loại đất nào thì cây cũng cần được chăm sóc thì mới có thể sinh trưởng nhanh chóng được. Nên trồng cây trên đất có độ PH khoảng 5 – 6 là được, đất có khả năng thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng, tốt nhất nên trồng cây trên đất phù sa. 

Hố trồng: Hố trồng cần có kích thước tối thiểu là 35x35x35cm. Trước khi trồng cần bón lót vào hố bằng xơ dừa, tro trấu, phân lân, vôi, phân chuồng ủ hoai mục. 

Giống cây trồng: Đây vốn dĩ không phải là phổ biến, trước nay thường chỉ mọc hoang dại và được người dân đem về trồng mà thôi. Do đó, việc mua hạt giống cơm nguội cũng không hề dễ dàng. Chúng ta nên tìm mua ở các cửa hàng cây giống uy tín, nếu trồng bằng cây giống thì nên lựa chọn những cây có phần thân mập mạp, lá cây xanh tốt, bầu cây không hề bị vỡ. 

Cách trồng cây cơm cháy: Xới lại đất ở hố trồng đã đào trước đó, đặt cây vào hố trồng sao cho cây thẳng đứng và lấp đất lại. Tưới nước vào hố trồng ngay sau đó để cung cấp độ ẩm.

Chế độ nước tưới: Trong tháng đầu trồng cây, mỗi tuần nên tưới khoảng 2 – 3 lần vào sáng sớm để duy trì độ ẩm trong nước. Kể từ tháng thứ 2, cây đã cứng cáp thì chúng ta cần dựa vào điều kiện thời tiết để thực hiện tưới tiêu cho hợp lý. Nếu nắng quá thì nên tưới thường xuyên hơn, nếu mưa nhiều thì hạn chế tưới nước và quan tâm tới chế độ thoát nước cho cây.

Lưu ý khi dùng vị thuốc cây cơm cháy

Cũng giống như các loại cây thuốc nam khác, khi sử dụng chúng ta cần sử dụng đúng và đủ để mang lại hiệu quả cao. Theo nhiều nghiên cứu, vị thuốc cây cơm cháy có chứa hàm lượng dược tính cao nên có khả năng gây chóng mặt, buồn nôn, tiểu quá nhiều, tiêu chảy, nôn mửa. Dược liệu này có chứa hàm lượng độc tính gây viêm loét dạ dày tá tràng, tổn thương dạ dày. Do đó, tuyệt đối không được dùng cho người đang cho con bú, phụ nữ mang thai và người bị các bệnh về dạ dày.

Lưu ý khi dùng vị thuốc cây cơm cháy

Lưu ý khi dùng vị thuốc cây cơm cháy

Vị thuốc cơm cháy có công dụng tăng cường miễn dịch, do đó những người bị tình trạng lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp cần cân nhắc trước khi sử dụng. Quả tươi có chứa hàm lượng chất xyanua nên sẽ gây tiêu chảy, nôn ói nếu chúng ta sử dụng trực tiếp mà không qua chế biến. Cách sử dụng chính xác nhất của loại dược liệu này chính là phơi khô, sắc hoặc ngâm rượu. Vì vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên ngừng áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Hình ảnh cây cơm cháy

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cơm cháy dưới đây:

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Hình ảnh cây cơm cháy

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm phân biệt cây cơm nguội và cây cơm cháy, tác dụng, nơi sống, cách dùng vị thuốc cơm cháy. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây coca là gì? Đặc điểm, tác dụng trong y tế, tác hại

Sinh Vật Cảnh -