Cây bồ quân – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Cây bồ quân là giống cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, loại cây này có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, giống cây này cũng là giống cây công trình, tạo cảnh quan đô thị được trồng phổ biến từ trong Nam cho tới ngoài Bắc của nước ta. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây bồ quân. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây bồ quân rừng

Cây bồ quân có danh pháp khoa học là stigmarota jangomas lour, thuộc họ Flacourtiaceae (Mùng Quân). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây mùng quân, cây mùng quân rừng, cây hồng quân, cây bồ quân rừng,… Đây là giống cây có kích thước ở mức trung bình, sinh trưởng dạng bụi, là loại cây thường xanh có chiều cao trong khoảng 5 – 10m. Vỏ cây nhẵn bóng, khi còn non sẽ có nhiều gai nhọn, vỏ cây sẽ chuyển dần từ màu nâu cho tới màu đỏ tía. Khi còn non thì bên ngoài sẽ được phủ một lớp lông mềm. Lá cây có hình trứng, thon hai đầu, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một vài lá hình mũi mác.

Đặc điểm cây bồ quân rừng

Đặc điểm cây bồ quân rừng

Hai mặt lá nhẵn bóng, mọc so le hai bên, mép lá có nhiều răng cưa, cuống lá ngắn trong khoảng 6 – 8mm. Hoa bồ quân là giống hoa đơn tính cùng gốc, trên cùng một cành sẽ xuất hiện cả hoa đực và hoa cái. Hoa có màu trắng hoặc xanh, mọc ra từ kẽ lá, khi nở sẽ có mùi thơm ngọt ngào giống mùi mật ong. Cũng giống nhiều loại cây khác trong cùng họ, hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ kẽ lá, hoa đực sẽ có nhị ngắn, nhiều răng, hoa cái có ít nhụy hơn. Quả bồ quân có hình dáng bên ngoài khá giống quả nho, đường kính chỉ khoảng 1,8 – 2,8cm. Khi còn non thì quả bồ quân có màu đỏ, khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím đen, phần thịt bên trong có màu vàng, có vị chua chua, ngọt, bên trong có nhiều hạt. 

Thông thường, mùa quả của cây bồ quân trong khoảng tháng 8 – 10 hằng năm. Cây có khả năng chịu hạn vô cùng tốt, bộ rễ sinh trưởng khỏe mạnh, chiều dài có thể lên tới 1m. Trước khi được trồng phổ biến thì cây được tìm thấy nhiều ở những vùng đất thấp, rừng mưa. Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện tại được trồng nhiều ở Đông Á và Đông Nam Á. Tại nước ta, cây được trồng nhiều ở Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Yên Bái. Giống thực vật này cho hoa hằng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt, nhiều nơi còn dùng chồi rễ để nhân giống cây. 

Cây bồ quân có gai không?

Cây bồ quân là giống cây ăn trái có nhiều công dụng trong đời sống. Quả bồ quân là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thậm chí chúng còn được dùng trong Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích. Tuy nhiên, một số cây cao lên tới 10m do đó những chiếc gai bồ quân chính là thứ khiến nhiều người lo ngại khi trèo hái. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý cho trẻ nhỏ khi trèo những cây bồ quân có gai cần cẩn thận hơn. Tốt nhất chúng ta nên dùng những dụng cụ chuyên dụng để hái chúng. 

Ý nghĩa phong thủy của cây bồ quân

Chúng ta biết tới cây bồ quân như một loại cây cảnh có tuổi thọ cao, được trồng phổ biến ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bồ quân không chỉ là một loại cây cảnh mà chúng còn mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp trong phong thủy. Bồ quân vốn dĩ không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc, cây thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, do đó kể cả những người thường xuyên bận rộn cũng có thể trồng một cách dễ dàng. Hơn hết, hoa của cây cũng có màu sắc vô cùng nổi bật, thích hợp trồng và làm cảnh cho nhiều khu vực.

Ý nghĩa phong thủy của cây bồ quân

Ý nghĩa phong thủy của cây bồ quân

Theo quan niệm của dân gian, cây bồ quân sẽ mang tới bình yên cho người sở hữu. Còn trong phong thủy, có rất nhiều ý kiến trái chiều về ý nghĩa của loại cây này. Đa phần mọi người đều cho rằng cây bồ quân mang ý nghĩa tốt. Theo đó, ý nghĩa phong thủy của cây bồ quân chính là sự may mắn, giúp các thành viên trong gia đình được gắn kết hợp, trồng trước nhà hay cạnh cổng chính còn giúp thu hút tài lộc. Nhìn chung, cây bồ quân mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nhưng chúng ta cũng cần quan tâm tới yếu tố mệnh hay tuổi của gia chủ. 

Tác dụng của cây bồ quân

Người ta thường sử dụng cây bồ quân bằng cách ăn trực tiếp quả hay ngâm với rượu, làm siro, làm mứt. Theo kinh nghiệm dân gian, chúng ta chỉ cần uống một chén rượu nhỏ bồ quân trước khi ăn cơm sẽ có công dụng bổ thận, giúp ngủ ngon, nhuận tràng. Bột bồ quân sau khi nghiền nhỏ, pha nước uống sẽ có công dụng chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, chống lão hóa, suy nhược cơ thể, giải độc gan. Lá bồ quân được kết hợp thêm với nhiều loại dược liệu khác để điều trị viêm phế quản, làm se thắt astringent.

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong rễ bồ quân có chứa hàm lượng cao tanin, alcaloid, có công dụng giảm đau vùng bàng quang, khó đái, đái dắt,… Rễ bồ quân sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch, thái mỏng sau đó phơi khô. Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây bồ quân chính là giảm đau ê ẩm vùng bọng đái, hơi thở nồng, cảm giác đi không hết bãi, tăng cường giấc ngủ sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần, đi tiểu nhưng mót rặn lâu, đàn ông trung niên thường có triệu chứng tiểu khó,…

Tác dụng của cây bồ quân

Tác dụng của cây bồ quân

Cách trồng cây bồ quân giống

Cây bồ quân tuy là một giống cây dễ trồng, năng suất cao tuy nhiên chúng ta cũng cần nắm vững một số yêu cầu kỹ thuật sau: 

Chọn giống: Giống cây này được nhân giống bằng cách gieo hạt trực tiếp hoặc chiết cành. Trong đó, phương pháp gieo hạt được ứng dụng phổ biến nhất. Chúng ta sẽ thu hoạch hạt bồ quân từ quả bồ quân đã chín, sau đó mang đi phơi khoảng 2 – 3 nắng. Tiếp đó mang quả bồ quân đi chà xát để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, tách lấy hạt bên trong và đem đi ươm. 

Thời vụ trồng: Thời điểm trồng thích hợp nhất chính là vào mùa nắng, tháng 4 – 5 hằng năm. Bởi lúc này cây bồ quân giống sẽ rụng hết lá non và mọc lại vào đầu mùa mưa. 

Chuẩn bị đất trồng: Cây có sức sống bền bỉ và dẻo dai, thích nghi tốt với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Do đó, chúng ta cần trồng cây ở những vùng đất ẩm. Đất trồng cần tơi xốp, mùn và dinh dưỡng. 

Mật độ trồng: Nếu trồng cây trên diện tích lớn thì chúng ta cần trồng mỗi cây cách nhau khoảng 1 – 1,5m.

Cách trồng cây bồ quân giống

Cách trồng cây bồ quân giống

Cách trồng cây bồ quân giống: Sau khi thu hoạch được hạt giống thì tiến hành ngâm hạt với nước ấm khoảng 10 – 12 tiếng. Tiếp đó, vớt ra và ủ trong khăn ấm khoảng nửa ngày. Lúc này, chúng ta có thể mang hạt giống đi gieo trong khu vực ươm giống. Phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước theo hình thức phun sương để hạt nảy mầm. Sau khi gieo hạt thì cần che phủ khu vực trồng. Khi cây đã cao khoảng 40 – 50cm thì tiến hành đào hố trồng và trồng cây ở khu vực trồng lâu dài. Cắm cọc và cố định cây để cây không bị đổ, ngã khi có gió bão đi qua. 

Cách chăm sóc cây bồ quân đẹp

Để tạo được một cây bồ quân đẹp, chúng ta cần quan tâm tới chế độ chăm sóc cây. 

Cách tưới nước: Loại cây này không cần tưới nước quá thường xuyên, nên tưới cây theo chu kỳ 1 tuần/2 lần. Mỗi lần chỉ tưới một lượng nước nhỏ cho đủ ẩm đất là được. Nên tưới toàn bộ tán cây, hạn chế tưới trực tiếp vào gốc. 

Cách cắt tỉa, tạo tán: Nên cắt tỉa cây ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa, sau khi thu hoạch và ở thời kỳ đầu khi chưa ra quả. Cắt tỉa thường xuyên để cành cây phát triển, loại bỏ những cành sâu bệnh, cành héo úa.

Cách bón phân: Bón phân cho cây bằng phân hữu cơ hoai mục theo chu kỳ 3 tháng/1 lần. Bón phân định kỳ cho cây và làm thêm hệ thống thoát nước tránh ngập úng. 

Hình ảnh cây bồ quân

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bồ quân dưới đây:

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Hình ảnh cây bồ quân

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây bồ quân. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bình an hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -