Cây bầu đất ăn có tốt không? Đặc điểm, tác dụng, cách trồng 

Cây bầu đất là giống cây rau dại sinh trưởng ở nhiều nước như Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,… Đây là giống cây được ứng dụng trong ẩm thực và y học với nhiều công dụng tuyệt vời. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây bầu đất, tác dụng, cách trồng và việc rau bầu đất ăn có tốt không? 

Nội Dung Chính

Cây bầu đất là gì?

Cây bầu đất có tên khoa học là g. sarmentosa DC hoặc gynura procumbens (Lour) merr, thuộc họ Asteraceae (Cúc). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như dây chua lè, thiên hắc địa hồng, khảm khom, rau bầu đất, rau lúi, kim thất,… Tên Hán Việt là bình ngoại thổ tam thất, ô phong thất, kiến thũng tiêu, thụ tam thất, xạ tiếp cốt,… Tuy là giống rau dại mọc phổ biến ở nhiều nơi nhưng mọi người rất hay nhầm lẫn loại cây này với cây bầu. Vậy, cây bầu đất là gì?

Cây bầu đất là gì?

Cây bầu đất là gì?

Bầu đất là một giống thân thảo, chiều cao khi trưởng thành trong khoảng 0,5 – 1m, thân cây có màu xanh pha tím, có nhiều cành nhánh. Toàn cây mọng nước, lá mọc so le hai bên, thuôn dài ở hai đầu, mép lá có nhiều răng cưa. Mặt lá trên nhẵn bóng và có màu sắc đậm hơn mặt dưới, mặt dưới có màu tím sẫm, nhiều lông. Hoa bầu đất mọc tập trung thành cụm, cánh hoa có hình mũi mác, hơi quăn lại ở đầu. Hoa sinh trưởng ở đầu cành hoặc mọc ra từ kẽ lá, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả có hình trụ, kích thước nhỏ. 

Quả bầu đất ăn được, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông thô ráp. Thông thường, cây sẽ ra hoa vào mùa xuân, kết trái vào cuối mùa xuân và thu hoạch vào đầu mùa hè. Cây được tìm thấy nhiều ở các nước như Philippin, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi để làm thuốc hoặc làm rau ăn. Mùa thu hoạch cây chính là mùa hè, người dân sẽ thu hái toàn cây, sau đó đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ và phơi khô, dùng dần. 

Cây bầu đất có mấy loại?

Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây có tên gọi tương tự cây bầu đất, đặc biệt là những loại cây thuộc họ Bầu. Vì vậy, việc cây bầu đất có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, cây bầu đất có hai loại, một loại là giống cây thân thảo được trồng để làm rau và làm thuốc. Một loại là cây bầu đất sinh trưởng dạng dây leo, được người dân trồng để thu hái quả. Cả hai loại đều có cái tên chung là bầu đất, tuy nhiên cây bầu đất lấy quả sẽ được gọi là cây bầu. Đây chính là cách phân biệt hai loại cây này. 

Cây bầu đất có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, cây bầu đất có chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin, carotene, gluxit, protein, nước. Theo y học cổ truyền, cây bầu đất có vị ngọt nhẹ, cay, hơi đắng, tính bình, chưa được quy kinh. Vị dược liệu này có công dụng chỉ khái, thông tiểu, lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu viêm, tán ứ, giải độc, thanh nhiệt. Chủ trị đái dầm ở trẻ nhỏ, kinh nguyệt không đều, bạch đới, khí hư, giúp điều hòa đường huyết, an thần, mất ngủ, ho có đờm, ho gió, ho khan, viêm phế quản mãn tính, bệnh tiểu đường, viêm bàng quang.

Cây bầu đất có tác dụng gì?

Cây bầu đất có tác dụng gì?

Tại Việt Nam, người ta thường dùng lá, ngọn non để nấu canh cua, xào, hoặc chần qua nước sôi để ăn. Canh bầu đất được xem là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, mát gan. Vị dược liệu này được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau mắt đỏ, lỵ, tinh hồng nhiệt, sởi, phát ban, mồ hôi trộm, bệnh lậu. Tại Campuchia, người dân dùng vị dược liệu này kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị tinh hồng nhiệt, sởi, sốt phát ban. Tại Malaysia, người ta dùng lá cây ăn cùng với giấm để điều trị bệnh lỵ, u thận. Vậy theo y học hiện đại, cây bầu đất có tác dụng gì

Theo nghiên cứu của nền y học hiện đại, các hợp chất hóa học bên trong cây có khả năng điều trị bệnh lở loét da, viêm nhiễm da, kiểm soát và phòng ngừa lượng mỡ trong máu, kiểm soát lượng đường trong máu. Theo khuyến cáo, chúng ta có thể dùng dưới dạng tươi và khô với liều dùng không quá 15g một ngày. 

Rau bầu đất ăn có tốt không ?

Cây bầu đất vốn dĩ là một loại cây mọc hoang dại, người dân đã sử dụng loại rau này để ăn, còn trong Đông Y nó cũng được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Vậy, rau bầu đất ăn có tốt không? Theo nhiều báo cáo cho biết, cây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe con người. Trước đây, dân gian thường nấu canh bầu đất và làm thảo dược với tên gọi là kim thất tai. Những hợp chất bên trong có nhiều công dụng trong việc chữa mất ngủ, ngăn chặn lão hóa, điều trị viêm gan, rối loạn tiêu hóa và chữa bệnh tiểu đường.

Rau bầu đất ăn có tốt không ?

Rau bầu đất ăn có tốt không ?

Chính nhờ những công dụng này nên việc ăn rau bầu đất rất tốt cho sức khỏe. Rau bầu đất khá dễ ăn, chúng có cách chế biến rất đơn giản nên được nhiều gia đình yêu thích. Món ăn phổ biến nhất chính là canh bầu đất, món ăn này không chỉ tươi ngon mà còn bổ dưỡng. Ngoài ứng dụng trong ẩm thực thì chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm. Tại Trung Quốc, loại cây này được dùng để làm các loại kem dưỡng da, mặt nạ, nước rửa tay, tạo vị cho món ăn, làm trà.

Cây bầu đất nấu canh

Nguyên liệu: Gia vị, nước mắm, 150g thịt băm, 300g rau bầu đất. Nguyên liệu có thể thay đổi tùy theo số lượng người cũng như khẩu vị của từng gia đình. 

Cách chế biến cây bầu đất nấu canh: 

Bước 1: Rau bầu đất nhặt lấy phần lá, rửa sạch với nước muối sau đó rửa lại một lần nữa với nước sạch. Để ráo, dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Đun sôi 1 lít nước lọc, khi nước sôi thì chúng ta cho thịt băm vào, đậy kín và nấu cho tới khi sôi. Vớt hết bọt khí bên trong và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cho rau bầu đất vào, đảo đều và đợi nước sôi thì tắt bếp và múc ra bát để thưởng thức.

Cây bầu đất nấu canh

Cây bầu đất nấu canh

Cây bầu đất nấu canh chính là một món ăn thơm ngon, có mùi vị đặc trưng, nước canh khá ngọt tạo cảm giác lạ miệng. Vào những ngày nắng nóng mà có một chén canh bầu đất chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình. 

Cách trồng cây bầu đất

Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào lúc thời tiết mát mẻ, mưa nhiều như mùa xuân. 

Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có nhiều dinh dưỡng, độ thoát nước tốt, nhiều mùn, tốt nhất nên trồng trên đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Làm luống trồng và bón lót trước khi trồng 15 – 20 ngày. 

Cách trồng cây bầu đất: Ngâm hạt giống vào nước ấm và tiến hành ủ hạt cho tới khi mọc mầm. Gieo vãi hạt trên luống trồng sao cho khoảng cách trồng giữa các hạt không quá 15 – 20cm. Phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và tiến hành tưới nước dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho cây.

Cách trồng cây bầu đất

Cách trồng cây bầu đất

Cách chăm sóc cây bầu đất tím

Đối với cây trồng thì việc đầu tiên trong quá trình chăm sóc chính là tưới đủ nước, đặc biệt là những giống cây có thân mọng nước như cây bầu đất tím. 

Tưới nước: Nên tưới cho cây theo chu kỳ 1 ngày/2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu thời tiết quá khô nóng thì chúng ta có thể tăng cường hàm lượng nước tưới cho cây.

Bón phân: Nên bón phân dựa vào thời tiết và thời điểm. Mưa nhiều thì hạn chế bón phân, nên pha loãng phân với nước và tưới cho cây theo chu kỳ 20 – 25 ngày 1 lần. 

Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ thường xuyên để hạn chế sâu bệnh và giúp cây nhanh chóng phát triển bởi đây là giống cây thường xuyên bị sâu ăn lá ghé thăm. 

Hình ảnh cây bầu đất

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bầu đất dưới đây:

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Hình ảnh cây bầu đất

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bầu đất, tác dụng, cách trồng và việc rau bầu đất ăn có tốt không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bánh kem – Đặc điểm, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -