Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng

Cây tuyết sơn phi hổ còn có tên gọi khác là cây tuyết sơn phi hồng hoặc cây tuyết sơn. Đây là giống cây cảnh gắn liền với câu chuyện kiếm hiệp nổi tiếng của Trung Quốc. Cây mang một vẻ đẹp vô cùng lạ lẫm và hút mắt, được rất nhiều nhà nghệ thuật cây cảnh yêu thích sử dụng làm cây cảnh bonsai. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cây tuyết sơn hợp mệnh gì, cách trồng ra sao? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây tuyết sơn phi hổ

Cây tuyết sơn phi hổ có danh pháp khoa học là leucophyllum frutescens, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây tuyết sơn phi hồng, cây tuyết sơn. Giống thực vật này có nguồn gốc từ Texas – Mỹ và phía Bắc của Mexico. Hiện nay, giống cây này đang được trồng phổ biến ở Florida và Đông Nam Á. Tại hai khu vực này có nền khí hậu nhiệt đới nên cây tuyết sơn cho hoa rất đẹp. Đặc điểm cây tuyết sơn phi hổ dễ nhận biết như sau: 

Đây là giống cây thường xanh, sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trong khoảng 1,5 – 2m, nếu chúng ta biết cách chăm sóc và nuôi trồng cây một cách khéo léo thì cây có thể cao khoảng 1,5 – 2m. Lá tuyết sơn có màu xanh đậm, hai mặt nhẵn bóng, mềm, lá có hình trứng, chiều dài trong khoảng 2 – 2,5cm. Phần đầu lá tròn, thon ở phía cuống. Hoa sinh trưởng tập trung thành cụm, mỗi bông hoa có khoảng 5 thùy, đường kính một bông hoa trưởng thành sẽ rơi vào 1,5 – 2cm. Hoa tuyết sơn phi hổ cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau từ màu đỏ cho tới màu tím, một số bông hoa có màu hồng.

Đặc điểm cây tuyết sơn phi hổ

Đặc điểm cây tuyết sơn phi hổ

Hoa tuyết sơn phi hổ nở liên tục vào mùa thu và mùa xuân. Theo thống kê, cứ khoảng 1 – 2 tháng thì hoa sẽ bắt đầu nở một lần, mỗi một đợt hoa sẽ nở liên tục trong vòng 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, thời gian ra hoa và thời gian hoa tàn diễn ra khá nhanh, thời gian lưu hoa chỉ trong khoảng 3 – 4 ngày. Quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn, bên trong quả có chứa hạt nhỏ, vỏ hạt bên ngoài sẽ nhăn nheo và xù xì. 

Ý nghĩa hoa tuyết sơn phi hổ

Cây tuyết sơn phi hổ có vẻ ngoài vô cùng bắt mắt, vì vậy chúng thường xuyên được trồng để làm cây cảnh nội thất, trang trí cho sân vườn, quán cà phê, khu đô thị, biệt thự, công trình cảnh quan,… Loại cây này sinh trưởng khá chậm nên khi trồng chúng ta cũng không cần phải bỏ ra quá nhiều thời gian để cắt tỉa những cành vượt tán. Chính nhờ những đặc tính này nên chúng ta có thể trồng cây tuyết sơn phi hồng ở gần hàng rào, hai bên của lối đi. Ngoài ra, chúng ta có thể trồng kết hợp thêm với nhiều loại cây cảnh khác để gia tăng thêm phần sinh động cho hệ thống cảnh quan. 

Ý nghĩa hoa tuyết sơn phi hổ chính là sức sống mạnh mẽ, ý chí của bậc nam nhi. Việc trang trí cây tuyết sơn phi hổ trong nhà như một lời chúc về sự may mắn, chờ đợi, thủy chung, màu sắc rực rỡ của cây như mang tới cho không gian sự êm dịu, ấm áp, lãng mạn. Nếu chúng ta trồng cây ở hai bên đường đi vào nhà sẽ tạo cảm giác như đang bước đi vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt là vào mỗi mùa hoa nở, sự bình yên sẽ giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình trở nên hạnh phúc, giúp giảm mệt mỏi, stress trong công việc. Không chỉ có ý nghĩa trong phong thủy, cây tuyết sơn phi hổ còn được ứng dụng để làm thuốc điều trị cảm cúm, cảm lạnh, an thần.

Ý nghĩa hoa tuyết sơn phi hổ

Ý nghĩa hoa tuyết sơn phi hổ

Cây tuyết sơn hợp mệnh gì?

Hoa tuyết sơn phi hổ có màu tím, vì vậy trong phong thủy loại hoa này mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, may mắn. Vậy, cây tuyết sơn hợp mệnh gì? Dựa theo mối quan hệ tương sinh của ngũ hành thì cây hợp nhất với người mang mệnh Thổ và Hỏa. Ngoài hai bản mệnh vừa rồi thì cây tuyết sơn phi hổ cũng không kỵ với bất kỳ bản mệnh nào. Do đó, dù bạn thuộc bản mệnh nào cũng có thể yên tâm khi trồng loại cây này. 

Tuổi thuộc mệnh Thổ: Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1931, 1991), Canh Ngọ (1930, 1990), Đinh Tỵ (1977), Bính Thìn (1976), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961), Canh Tý (1960).

Cây tuyết sơn hợp mệnh gì?

Cây tuyết sơn hợp mệnh gì?

Tuổi thuộc mệnh Hỏa: Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979), Mậu Ngọ (1978), Ất Tỵ (1965), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987), Bính Dần (1986), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Tý (1948, 2008).

Cách trồng cây tuyết sơn phi hổ

Cây tuyết sơn có thể sinh sống trong nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các quốc gia khác nhau, tại nước ta giống cây này thích nghi tốt với khí hậu ở tất cả các vùng. Đối với các tỉnh miền Nam, giống cây này có thể được trồng quanh năm. Đối với khu vực miền Bắc thì người nông dân nên trồng cây vào khoảng tháng 2 – 3 hằng năm. Những nơi có khí hậu đặc biệt tại nước ta như Mộc Châu, Sapa, Đà Lạt có thể tiến hành trồng cây quanh năm tuy nhiên để cây sinh trưởng nhanh chóng và giảm thiểu tối đa công chăm bón thì nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. 

Một số yêu cầu khi trồng cây tuyết sơn phi hổ: 

– Cây sinh trưởng chủ yếu ở những vùng núi đá vôi nên chúng ta cần trồng cây trên đất có tính kiềm nhẹ. Cây chịu úng và hạn tốt, nên trồng cây trên đất trồng có độ PH 5 – 6, đất trồng có độ tơi xốp, độ mùn cao. Ngoài ra, chúng ta có thể trồng cây trên đất được mua sẵn. 

Cách trồng cây tuyết sơn phi hổ

Cách trồng cây tuyết sơn phi hổ

Cách trồng cây tuyết sơn phi hổ đúng kỹ thuật:

Chúng ta có thể trồng cây trực tiếp ngoài đất tự nhiên hoặc trồng trong chậu. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn giá thể trồng sao cho phù hợp. 

Cách trồng trong chậu như sau: Cho đất trồng vào bên trong giá thể, nhẹ nhàng đặt cây từ bầu đất sang chậu, đặt nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu cây hay đứt rễ. Lấp đất tới cổ rễ và tiến hành tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng. Tiếp đó, pha dung dịch dinh dưỡng với nước và tưới phun sương cho cây vào ngày hôm sau. 

Cách trồng cây ngoài tự nhiên như sau: Đào hố trồng sao cho bằng với kích thước của bầu đất. Hố trồng sâu khoảng 30 – 50cm tùy vào kích thước của cây. Trước lúc trồng khoảng 1 tháng thì thực hiện bón lót kết hợp giữa phân chuồng hoai mục và phân NPK. Chuyển cây vào hố trồng đã đào sẵn, tiến hành lấp đất tới cổ rễ, cố định cây theo chiều thẳng đứng và tiến hành tưới nước cho cây. 

 Cách chăm sóc cây tuyết sơn phi hổ

– Tưới nước: Đây là giống cây không quá ưa nước, không chịu được ngập úng trong thời gian dài nên chúng ta cần chú ý chế độ nước tưới cho cây. Vào mùa mưa, ngưng tưới nước cho cây. Vào mùa hè nóng nực nên tưới nước cho cây theo chu kỳ 2 lần/1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Hạn chế tưới nước cho cây vào tối muộn nếu không sẽ gây nên tình trạng chết cây. Khi cây còn non không cần tưới quá nhiều nước cho cây, chỉ nên tưới 1 lần trong ngày.

 Cách chăm sóc cây tuyết sơn phi hổ

Cách chăm sóc cây tuyết sơn phi hổ

– Bón phân: Để cây ra nhiều hoa, chúng ta cần bón phân cho hoa vào trước và sau khi ra hoa. Cứ cách khoảng 2 – 3 tháng thì cây cho hoa 1 lần, do đó chúng ta cần bón phân cho cây theo đúng chu kỳ ra hoa của cây. Ngoài ra, chúng ta có thể phủ thêm phân xanh quanh gốc để gia tăng sự tơi xốp cho đất và hạn chế sự phát triển của sâu hại. 

– Phòng ngừa sâu bệnh: Đây là giống cây ít khi gặp sâu bệnh, do đó chúng ta cũng không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lưu ý bệnh thối gốc, thối thân khi mới trồng. Để phòng bệnh, chúng ta cần phun thuốc thối gốc và thân cho cây mỗi tháng 1 lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cây tuyết sơn phi hổ hợp mệnh gì, cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -