Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh

Cây tiêu hay còn được gọi là hồ tiêu chính là giống cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Được phát triển thành vùng chuyên canh rộng lớn tại nhiều nơi để phát triển kinh tế. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh cây tiêu. 

Nội Dung Chính

Nguồn gốc cây tiêu

Cây tiêu hay còn được gọi là cây hồ tiêu, có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Nhiều nhà khoa học cho biết, loại cây gia vị này đã góp mặt trong ẩm thực của Ấn Độ cách đây ít nhất 2000 năm trước Công Nguyên. Nhiều tài liệu có ghi chép lại, nguồn gốc cây hồ tiêu nằm tại phía Nam của Malaysia và phía Nam Ấn Độ. Tại hai vùng đất này, tiêu được gọi là vàng đen và đã từng được dùng để thay thế cho tiền tệ khi lưu hành hàng hóa. Ngày xưa, tại các nước Châu Âu, các cây tiêu được xem là tài sản kế thừa quan trọng trong các gia tộc, luật lệ này được gọi với thuật ngữ là peppercorn rent.

Nguồn gốc cây tiêu

Nguồn gốc cây tiêu

Vào thế kỷ thứ 16, cây tiêu được trồng nhiều ở Malaysia, Madagascar, Sumatra, Sunda, Java. Sau này, tiêu được xuất sang nhiều nước trên thế giới từ Châu Phi cho tới Châu Mỹ, Châu Âu. Tuy có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng ai là người đầu tiên khai thác, sử dụng và đưa chúng vào làm gia vị trong ẩm thực vẫn là một dấu chấm hỏi. Tuy nhiên, các sản phẩm gia vị cay, thơm nhanh chóng được lan rộng. Thậm chí trong Đế Chế La Mã, loại gia vị này còn được xem là loại gia vị nữ hoàng. Ngày nay, cây tiêu được xem là giống cây công nghiệp lấy hạt có vị cay, thơm, sinh trưởng dạng dây leo và bám vào các vật bám khác bằng rễ phụ. 

Môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng chính là những nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nằm gần vùng xích đạo. Tại Việt Nam, cây sinh trưởng tập trung ở hai vùng là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những tỉnh thành đang có trữ lượng lớn cây tiêu bao gồm: Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước. Từ năm 1984 tới nay, cây tiêu tại Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn và đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta. 

Đặc điểm cây tiêu

Cây tiêu có tên khoa học là piper nigrum (L), loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây bạch cổ nguyệt, cây hắc cổ nguyệt, cây cổ nguyệt, cây tiêu ăn. Đây là giống cây dây leo có hoa nằm trong họ Piperaceae (Hồ Tiêu). Giống cây này được trồng chủ yếu bằng hạt, đây cũng chính là bộ phận được sử dụng làm gia vị. Hoa cây tiêu chính là quốc hoa của nhiều đất nước.

Đặc điểm cây tiêu dễ nhận biết trong tự nhiên như sau: 

Cây thuộc dạng thân bò, tốc độ sinh trưởng nhanh, một ngày có thể cao từ 5 – 7cm nếu được chăm sóc tốt. Khi còn non thì cây có màu đỏ tía, nâu xám, xanh và khi già sẽ có màu nâu sẫm. Nếu cây mọc bò trên đất thì có thể có chiều cao lên tới 10 – 12m. Cây tiêu có bộ rễ sinh trưởng rất đa dạng, phát triển cả rễ cọc, rễ cái, rễ phụ và rễ bám. Cành nhánh sẽ mọc ra trực tiếp từ các mầm cây ở nách lá, thông thường những cây có tuổi thọ trên 1 năm sẽ sinh trưởng rất nhiều cành vượt tán. Lá tiêu là dạng lá đơn, hình tim, mọc cách, chiều dài trong khoảng 10 – 20cm, chiều rộng trong khoảng 5 – 10cm. Mặt lá trên sẽ bóng và đậm hơn mặt lá dưới.

Đặc điểm cây tiêu

Đặc điểm cây tiêu

Hoa tiêu mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm hoa sẽ có khoảng 20 – 60 bông hoa mọc sát nhau theo hình xoắn ốc. Hoa có màu vàng hoặc xanh, từ khi bắt đầu sinh trưởng hoa tới lúc nở toàn bộ chỉ mất khoảng 25 – 30 ngày. Việc nở hoa sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ tưới nước của cây. Dưới tác động của độ ẩm trong không khí và nước tưới thì cây sẽ cho nhiều hoa hơn việc sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Quả tiêu có hình tròn, kích thước nhỏ. Khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ, bên trong có chứa 1 hạt. 

Hạt tiêu chính là bộ phận được sử dụng để làm gia vị, nó có cấu tạo gồm 2 phần, bao gồm vỏ bên ngoài và lớp phối nhũ bên trong. Thời gian từ khi bắt đầu nở hoa cho tới khi có thể cho thu hoạch quả sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 tháng. Tại khu vực miền Nam, hoa nở rộ vào tháng 4 – 6 hằng năm, quả chín vào tháng 12 – 2 năm sau. 

Cây tiêu xanh

Cây tiêu xanh là một loại tiêu già nhưng chưa chín hẳn, hạt chưa cứng quá, còn mềm. Thông thường, người nông dân sẽ hái những chùm tiêu đang còn màu xanh, loại tiêu này có thể dùng được nguyên vỏ. Đây là giống tiêu không cay bằng tiêu đen và cay hơn so với tiêu sọ, thích hợp làm gia vị cho những gia đình không ăn được cay quá. Tiêu xanh thường được dùng trong các món hầm, có mùi thơm, độ nóng và ấm ở mức vừa phải giúp khử đi mùi tanh của nguyên liệu. Nó cũng được chế biến thành vô số các loại sản phẩm khác nhau như muối tiêu xanh, tiêu xanh sấy khô, tiêu xanh ngâm nước mắm, tiêu xanh ngâm dấm. Tiêu xanh có công dụng điều trị các bệnh cảm cúm thông thường, bổ sung chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm lạnh.

Cây tiêu xanh

Cây tiêu xanh

Cách trồng cây tiêu

Theo nhiều tài liệu cây trồng, tiêu là giống cây có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất đó giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, tơi xốp. 

Yêu cầu đất trồng: Đất không bị nhiễm phèn, độ PH trong khoảng 5,5 – 6.5, đất nhiều mùn và có độ tơi xốp cao. Đất phải có khả năng thoát nước nhanh chóng khi mùa mưa tới. Đất được chuyển đổi từ các loại cây lâu năm khác thì cần làm sạch cỏ, bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất bằng cách sử dụng phân xanh, phân chuồng, phân vi sinh. 

Khí hậu: Nên trồng cây tiêu từ miền Trung trở vào Nam. Không nên trồng khi trời có nhiều sương muối hay thời tiết quá tiêu cực. Giai đoạn ra hoa và đậu trái nên có sự ổn định để không ảnh hưởng tới năng suất hay sự sinh trưởng của cây tiêu.

Lựa chọn loại trụ trồng tiêu: Trụ trồng cao ít nhất khoảng 3,5m, bề mặt sần sùi để cây có thể dễ dàng leo bám. 

Mật độ và khoảng cách trồng tiêu: Tùy theo từng loại đất khác nhau mà chúng ta có khoảng cách cũng như mật độ trồng khác nhau. Khoảng cách khuyến cáo là 2,5m x 2,5m, mật độ trồng thích hợp là 1.200 – 1.600 trụ tiêu/hecta.

Cách trồng cây tiêu

Cách trồng cây tiêu

Cây giống: Nên lựa chọn những giống tiêu đã có sự ổn định về năng suất và có tên tuổi trên thị trường như: 

Hầu hết những giống tiêu hiện nay đều đã được tuyển chọn, do đó không có nhiều khác biệt về năng suất và sinh trưởng. Bà con nên chọn những giống đã có tên tuổi và sự ổn định về năng suất như tiêu sẻ Bà Rịa, tiêu Lộc Ninh, tiêu Phú Quốc, tiêu Srilanka, tiêu trâu, tiêu Vĩnh Linh. 

Cách trồng cây tiêu: Trước khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Bón lót cho cây bằng phân lân kết hợp phân chuồng. Sau khi bón nên tưới nước thật đẫm cho cây. Đặt cây con vào hố sao cho ngọn cây hơi nghiêng về phía trụ.

Cách tưới nước cho cây tiêu

Cách tưới nước cho cây tiêu ra nhiều hoa như sau: Hiện nay, hầu hết những người trồng tiêu với số lượng lớn đã lắp đặt giàn tưới nước tự động. Mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa thì ngưng tưới khoảng 1 tháng. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới một lượng nhỏ cho cây. Ngược lại nếu trong giai đoạn này cây nhận quá nhiều nước thì cây sẽ nhanh chết.

Kỹ thuật chăm sóc cây tiêu

Kỹ thuật chăm sóc tiêu theo mùa:

Mùa khô: Nên giữ ẩm đất bằng cách sử dụng rơm hoặc rạ phủ lên trên bề mặt. Tưới nước có pha loãng phân bón lá và cần chú ý kiểm tra thường xuyên bệnh rệp sáp bởi đây là giai đoạn sinh trưởng rệp rất mạnh. 

Mùa mưa: Thực hiện các biện pháp thoát nước nhanh chóng khi mưa xuống. Mỗi lần bón phân sẽ kết hợp thêm xới đất để gia tăng độ thoát nước cũng như độ tơi xốp cho đất

Hình ảnh cây hồ tiêu

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hồ tiêu dưới đây:

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Hình ảnh cây hồ tiêu

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh cây tiêu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố

Sinh Vật Cảnh -