Cây sơn là cây gì? Công dụng, độc tố và giá trị kinh tế
Cây sơn là giống cây thuốc nam thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da. Hiện tại, cây được ứng dụng làm nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, sản xuất vật dẫn điện,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, độc tố và giá trị kinh tế cây sơn.
Cây sơn là cây gì?
Cây sơn có tên khoa học rhizoma dioscoreae, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây sơn dược, cây củ lỗ, cây củ mài, cây chính hoài,… thuộc họ Củ Nâu. Đây là vị dược liệu dân gian, thường được dùng để trị mụn và làm đẹp cho phái nữ. Trong dân gian, người xưa đã xem loại cây này là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trước kia, đây là loại thực phẩm được dùng hằng ngày, vào thời thực dân đô hộ nước ta, nhờ có nhựa sơn mà quân đội ta đã ngăn ngừa được rất nhiều căn bệnh viêm nhiễm ngoài da. Vậy, cây sơn là cây gì?
Cây sơn là loại thực vật dạng dây leo, kích thước ở tầm trung, thường mọc tập trung thành cụm và leo lên các cây cổ thụ có kích thước lớn. Chiều dài của cây trong khoảng 3 – 5m. Củ sơn có đường kính khoảng 15 – 20cm, rễ có kích thước lớn, cứng, phân nhiều nhánh và có màu xanh. Lá sơn là dạng lá kép lông chim hoặc hình chân vịt, màu xanh lục, có thể thay đổi hình dáng theo nhiều kiểu môi trường. Hai mặt lá nhẵn bóng, bản lá to. Hoa sơn có màu vàng nhạt, mọc tập trung thành cụm và mọc ra từ nách lá. Hoa có khoảng 5 – 6 cánh, khá dài, nhụy có màu đỏ.
Cây sơn thường nở hoa vào mùa hè, trong khoảng tháng 5 – 7 hằng năm, cho quả vào tháng 7 – 9. Tuy đây chỉ là loài cây mọc hoang dại ở nhiều nơi nhưng tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh. Không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới cũng đã tìm thấy loại cây này và ứng dụng nó trong y học. Hiện tại. cây mọc tập trung ở những nơi có độ ẩm thấp, trong rừng thưa, ven suối và nơi có nhiều ánh sáng. Người ta thường thu hoạch cây vào mùa hè, sau khi thu hoạch thì dược liệu sẽ được phơi khô và bảo quản ở nơi kín gió.
Công dụng cây sơn ta
Theo nhiều nghiên cứu, cây sơn ta có chứa glycosid apigenin, tanin, urushiol, laccol, fustin, firetin, rhoifolin, glyceride, acid oleic, acid palmitic. Theo y học cổ truyền, vị dược liệu sơn có tính bình, vị chát, đắng nhẹ, có công dụng chỉ huyết, chỉ thống, tán ứ tiêu thũng, giải độc, bình suyễn. Dịch chiết từ lá và nhựa cây có hàm lượng độc tố cao. Nhựa sơn có vị cay, ấm, tính mặn, có công dụng trừ giun đũa, thông kinh nguyệt, tiêu tích bụng, làm tan máu ứ.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây sơn làm thuốc trị các vết thương chảy máu, dùng ngoài trị gãy xương, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, viêm gan mãn tính, cảm, hen khan (háo suyễn). Ở Ấn Độ, người ta thường dùng vị dược liệu này để điều trị lao phổi. Tại Việt Nam, người ta thường lấy quả sơn khô để điều trị bụng giun, báng máu đau nhức, kinh bế, đau bụng kinh. Mặc dù dược liệu này khá độc khi dùng tươi nhưng ở dạng khô, loại thảo dược này được xem là có công dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Theo y học hiện đại, cây sơn ta có tác dụng điều trị mụn bọc, mụn trứng cá, lở ngứa, viêm da, trị mụn. Đặc biệt là khi ngâm cùng với rượu, dược liệu sẽ có tính kháng viêm cao giúp làm tan máu bầm do té ngã, bong gân, giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa mụn, đẩy lùi mụn. Ngoài ra, vị dược liệu này còn có công dụng giảm sưng tấy, giúp lợi tiểu, tiêu độc, khử trùng.
Nhựa cây sơn để làm gì?
Cây sơn thuộc loại cây có chứa nhựa dầu oleoresin. Đây chính là thành phần chủ yếu của chất laccol, một loại ortho phenol có một truyền ngang không no. Thành phần hóa học này chịu ảnh hưởng của men lactase có bên trong cây sơn nên dễ bị oxy hóa trong không khí tự nhiên và tạo thành một chất rất bền. Vào năm 1883, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và lấy được chất urushiol, axit lactic và axit urushic từ loại cây này. 3 thành phần này chiếm tới 80% các hợp chất hóa học bên trong nhựa cây. Vậy nhựa cây sơn để làm gì?
Nhựa sơn được dùng để điều trị các bệnh trên da. Tuy nhiên, để sử dụng được nhựa sơn chúng ta cần phải kết hợp với các loại dược liệu khác bởi đây chính là phần có chứa hàm lượng độc tố rất cao. Hơn hết, nhựa sơn còn được dùng trong công nghiệp chế biến các dụng cụ có tính axit kiềm, chịu được cồn, đồ vật không dẫn điện, công nghiệp sơn và tạo màu trong tranh sơn mài.
Thực hư cây sơn độc
Cây sơn tiết ra một chất là urushiol, đây là một chất độc có khả năng gây bỏng rộp, ửng đỏ, khô ráp, dị ứng. Chính vì điều này nên nhiều người đã đặt luôn cho cây cái tên cây sơn độc. Đa số cây sơn đều mọc nhiều ở trong các khu vực đầm lầy, cánh rừng, chúng tiết ra một chất nhựa vừa gây hại cho cơ thể lại vừa có tác dụng điều trị bệnh. Việc tiếp xúc trực tiếp với da mà không trải qua chế biến thì chất urushiol sẽ gây nên các triệu chứng dị ứng ngay. Điều đáng nói nhất chính là dù cây đã chết nhưng độc tố bên trong của cây vẫn có khả năng gây độc cho con người.
Ngoài việc gây độc khi tiếp xúc trực tiếp thì độc tố của cây cũng sẽ phát tán trong không khí nếu các loài cây này bị côn trùng đốt, thậm chí urushiol tồn tại trong dạng không khí còn có thể tác động trực tiếp tới phổi nếu chúng ta không may hít phải. Nếu cây bị đốt cháy, ngửi phải khói của cây cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phổi. Nếu chúng ta bị dị ứng với cây sơn, triệu chứng đầu tiên chính là phát ban, nổi mẩn đỏ, bỏng rộp. Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần.
Cây sơn ngứa
Theo nhiều giải thích trong dân gian, cây sơn sẽ gây ngứa từng người. Những người sinh vào những tháng cây không có lá sẽ không bị ngứa và ngược lại thì cây sẽ gây ngứa cho người tiếp xúc phải. Trên thực tế, cách giải thích cây sơn ngứa này chỉ là cách giải thích của dân gian, ngứa ngáy trên da chỉ là một hiện tượng dị ứng do sự mẫn cảm của mỗi cơ địa của con người.
Cây sơn ăn mặt
Dân gian Bắc Bộ có câu nói dân gian: “Sơn ăn tùy mặt – Ma bắt tùy người“. Câu nói này là do người ta thấy rằng, con người chỉ cần chạm nhẹ vào lá hay ngửi thấy mùi nhựa của cây thì sẽ gây nên tình trạng dị ứng. Cây sơn ăn mặt trong trường hợp mặt chúng ta không may tiếp xúc phải với nhựa cây mà thôi. Ngược lại, có nhiều người dùng tay không hái lá sơn, lấy cả nhựa cây mà không hề bị vấn đề gì.
Giá trị kinh tế cây sơn lấy nhựa
Cây sơn là loại cây công nghiệp lấy nhựa được người Pháp trồng và thu mua nhựa từ đầu thế kỷ XX. Nhựa sơn có độ gắn kết cao, nhựa sơn đã trở thành chất keo chủ đạo trong việc sản xuất đồ mộc, đồ thủ công mỹ nghệ và pha chế thành sơn công nghiệp. Tới thời điểm hiện tại, nhiều nông dân đã làm giàu thành công từ loại cây này. Theo phỏng vấn, một hecta sơn có thể trồng được từ trên dưới 100 cây.
Trồng cây sơn lấy nhựa cũng không hề khó, dễ chăm sóc, không phải bón phân nhiều, trồng được trên cả đất bạc màu. Thời gian khai thác sau 3 – 4 năm trồng, trung bình mỗi năm cho thu hoạch khoảng 35 – 400kg/1 năm/1ha. Tuy năng suất không cao bằng cao su nhưng do giá bán cao, mỗi hecta vẫn cho người dân thu về 5 – 6 triệu mỗi năm. Vì vậy, đây vẫn xem là loại cây có giá trị kinh tế cao của người dân miền núi.
Hình ảnh cây sơn độc
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sơn độc dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, độc tố và giá trị kinh tế cây sơn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh
Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen
Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại