Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây sộp là một giống cây cảnh phổ biến tại nước ta. Trước kia, chúng ta thường xuyên thấy sự xuất hiện của những cây sộp lớn tạo bóng mát ở khu vực nông thôn hay ven thành phố. Ngày nay, tuy loại cây này đã ít xuất hiện nhưng nó vẫn là giống cây cảnh thích hợp trang trí cho không gian sống. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và việc có nên trồng cây sộp trước nhà.
Đặc điểm cây sộp rừng
Cây sộp có tên khoa học là ficus pisocarpa, loại cây này còn được biết tới với tên gọi là cây trâu cổ, cây đa sộp. Đây là giống thực vật nằm trong họ Dâu Tằm, là giống cây thân gỗ, chiều cao trong khoảng 5 – 6m, một số cây sinh trưởng trong tự nhiên có chiều cao lên tới 10 – 15m. Phần thân cây phân nhiều cành nhánh, vỏ cây khá xù xì, toàn cây được bao phủ bởi một lớp nhựa mủ màu trắng. Lá cây có nhiều kích thước, tại những cành già đã sinh trưởng nhiều rễ bám thì lá cây sẽ nhỏ như vảy ốc, hình tim, không có cuống. Trên các cành non thì lá có kích thước to hơn, dày hơn, cuống dài hơn.
Hoa và quả sộp sẽ sinh trưởng trên những cành già, đây là giống cây sai hoa và trái, quả có hình dáng và kết cấu tương tự quả sung, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ, mùa hoa vào tháng 5 – 10 hằng năm. Cây sộp, đặc biệt là những cây sộp rừng có sức sống vô cùng khỏe mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành và trồng bằng hạt. Cây có khả năng tái sinh rất mạnh nên được nhiều nghệ nhân cây cảnh lựa chọn làm cây cảnh bonsai.
Cây sộp là loại cây ưa thích ánh sáng, có khả năng chịu được bóng bán phần, thích hợp sống trên đất giàu dinh dưỡng, có độ thoát nước cao, độ ẩm tốt. Đây cũng là loài thực vật không kén đất trồng. Loại cây này được xếp vào top 4 các loại cây có tuổi thọ cao nhất tại Việt Nam. Ngoài tác dụng làm cảnh thì đây cũng được xem là một trong những loại cây thuốc quý, đại diện cho sự trường thọ của con người. Chính vì điều này nên dẫu có vô vàn các loại cây cảnh khác nhau nhưng cây sộp vẫn chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người dân Việt Nam.
Cây sộp có mấy loài?
Đối với giới chơi cây cảnh nghệ thuật, cây sộp được nhiều người yêu quý bởi đặc tính thay đổi màu sắc và kích thước trên lá. Khi lá già đi, người ta sẽ loại bỏ toàn bộ lá sau đó bón phân để cây sinh ra toàn đọt non. Tuy nhiên, mỗi loại cây sộp khác nhau lại cho ra bộ lá và màu sắc đọt non khác nhau. Vậy, cây sộp có mấy loài? Hiện tại, Việt Nam ghi nhận hai loại cây sộp đó là cây sộp sẻ (cây sộp lá nhỏ) và cây sộp trâu (cây sộp lá lớn).
Cây sộp lá nhỏ còn có tên gọi khác là cây sộp đỏ, cây vảy ốc, nhiều nơi còn gọi là cây anh túc. Cây sộp lá nhỏ có đọt non màu đỏ, chính vì vậy loại cây này thường xuyên được sử dụng làm cây cảnh bonsai. Sau khi ngắt trụi lá, bón phân thì đọt sẽ bắt đầu bung ra, đọt non khi mới bung sẽ có màu đỏ, đỏ tím, đỏ tươi sau đó chuyển dần sang màu xanh lục. Đây là một đặc tính quý của loại cây này, có lẽ vì điều này nên rất nhiều người yêu thích loại cây này.
Cây sộp có tác dụng gì?
Cây sộp là loại cây có nhiều công dụng trong đời sống và y học. Trong đời sống, loại cây này được trồng trong công viên, cây công trình để tạo bóng mát tốt, cây còn được dùng làm cây tiểu cảnh, bonsai với những tác phẩm đẹp mắt. Ngoài ra, cây còn được làm cây kiểng, bonsai nâng cao giá trị kinh tế cho nhiều gia đình, trồng quanh nhà giúp lọc chất độc hại, bụi bẩn và cản mưa gió tốt, giúp cung cấp oxy là lá phổi xanh cho môi trường. Vậy trong y học, cây sộp có tác dụng gì?
Bộ phận được sử dụng trong y học chính là phần quả, quả sộp được gọi là vương bất lưu hành, lương phấn quả, bị lệ thực. Ngoài ra, cành, lá và trái non khi phơi khô được gọi bị lệ lạc thạch đằng. Theo y học cổ truyền, cây sộp là giống cây dược liệu giàu dược tính, được sử dụng từ xưa để điều trị ung nhọt, kinh nguyệt không đều, đau lưng, liệt dương. Quả sộp có tính mát, vị ngọt nhẹ, có công dụng thông sữa, lợi thấp, cố tinh, tráng dương.
Vị dược liệu được sử dụng làm thuốc bổ chữa đái ra dưỡng chấp, tắc tia sữa, thoát giang (lòi dom), ung thũng, phong thấp, viêm tinh hoàn, kinh nguyệt không đều, lỵ lâu ngày, đau lưng, liệt dương, chữa trị di tinh. Thân cây sộp và rễ có tính bình, vị đắng có công dụng kinh nguyệt không đều, ung nhọt, sang độc, tê mỏi, dùng chữa phong thấp, giải độc, hoạt huyết. Lá cây sộp có tính mát, vị chua, có công dụng giải độc, tiêu thũng, được dùng chữa ngứa lở, mụn nhọt, tổn thương, ngã, nhức mỏi chân tay, viêm khớp xương.
Ý nghĩa cây sộp
Với dáng cây to, cao, tán lá tỏa rộng, lại dễ sống, dễ trồng, không đòi hỏi quá cao về công chăm sóc, hơn hết cây lại có tuổi thọ cao nên nó thường xuyên được sử dụng làm cây công trình, được trồng trong sân vườn, nhà máy, khu đô thị, khu công nghiệp, đường phố, công viên. Với những chiếc rễ phụ mọc ra từ cành và buông rủ xuống đất, lá có khả năng thay đổi màu sắc nên rất được ưu ái trồng làm cây cảnh bonsai. Vì vậy, đây là một loại cây quý hiếm, nhiều người trồng cây với hy vọng cây sẽ mang tới cho gia đình sự bình an, phú quý, trường thọ.
Theo phong thủy, ý nghĩa cây sộp chính là sự trường thọ. Với sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau, thích nghi tốt với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Vì vậy, loại cây này còn mang theo ý nghĩa về sự mạnh mẽ, kiên cường. Đặt ở phòng khách, phòng uống nước, đặt cây trên bàn sẽ giúp không gian trở nên sống động, ấm cúng. Ngoài ra, đây cũng chính là một loại cây mang tới sự may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đây chính là biểu tượng của thần quyền, mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Chính vì điều này, dù cho ngày càng có những loại cây cảnh mới được du nhập tới nước ta những cây sộp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quan niệm của người Việt.
Có nên trồng cây sộp trước nhà?
Theo quan niệm dân gian từ trước tới nay, cùng với những ghi chép trong sách phong thủy, việc trồng các cây cổ thụ có kích thước lớn trước nhà là điều không tốt. Vậy có nên trồng cây sộp trước nhà không? Câu trả lời chắc chắn là không. Nguyên nhân tới từ việc cây sộp có tán lá rất rộng, điều này sẽ ngăn chặn nguồn ánh sáng vào nhà và sự di chuyển của các dòng khí lưu. Đây chính là điều kiêng kỵ trong phong thủy, việc trồng những loại cây quá cao, quá to trước nhà sẽ khiến âm thịnh, dương suy. Trong trường hợp bạn làm ăn, buôn bán, kinh doanh thì điều này sẽ khiến cho tiền bạc gia đình bị thất thoát, sức khỏe thành viên có nguy cơ bị giảm sút.
Tuy nhiên, xét theo một góc độ khác, việc trồng cây sộp trước nhà sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây, hướng nhà và quang cảnh phía trước nhà. Nếu chúng ta muốn trồng cây sộp trước nhà nên lựa chọn những cây có hình dáng nhỏ, gọn, kích thước vừa phải hơn để giúp trang trí và tô điểm cho ngôi nhà không ảnh hưởng quá nhiều tới phong thủy. Tuyệt đối không nên trồng những cây có chiều cao quá 12m, những loại cây này chỉ nên trồng ở phía trước của đình, chùa mà thôi. Lưu ý khi trồng cây sộp trước nhà:
– Tuyệt đối không trồng cây ở chính giữa cửa nhà, hướng Tây Nam và Tây.
– Nên sử dụng số cây lẻ hoặc theo cặp cân đối.
– Không nên trồng riêng lẻ một cây, nên kết hợp với các loại cây khác để tăng cường sinh khí.
– Nên chọn những cây có kích thước nhỏ, gọn, chiều cao tương đương 1m.
Hình ảnh cây sộp
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sộp dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và việc có nên trồng cây sộp trước nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh
Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen
Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng