Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Cây son môi là giống hoa đẹp, cánh hoa có màu ỏ rực mang ý nghĩa về tình cảm con người. Nhờ màu sắc bắt mắt, độc đáo, khả năng sinh trưởng và duy trì sự sống khi không có rễ cao nên chúng được rất nhiều người ưa thích sử dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian sống. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cây hợp mệnh gì, vị trí đặt phong thủy và cách trồng cây son môi.
Đặc điểm cây son môi
Cây son môi có tên khoa học là aeschynanthus lobbiana, tên tiếng anh là Lipstick Flan, thuộc họ Tai Voi. Đây là giống cây có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Châu Á, là dạng cây thân thảo, cành lá có xu hướng mọc rủ xuống. Hoa son môi có hình dáng giống thỏi son nên được đặt tên là cây son môi hoặc cây hoa son môi. Ngoài ra, trong tự nhiên người dân cũng gọi loại cây này với nhiều tên khác như cây lan son môi, cây môi son, cây kim ngư,… Đây là một trong số những cây cảnh nội thất được ưa chuộng bởi khả năng sinh trưởng nhanh chóng, hình dáng đặc biệt, lạ mắt, màu sắc hoa nổi bật.
Một cây son môi trưởng thành sẽ có chiều dài trong khoảng 30 – 80cm, sinh trưởng lâu năm trong tự nhiên. Cây phân nhiều cành nhánh, các cành nhánh mọc đối xứng nhau, mềm mại, dễ gãy. Lá cây son môi có màu xanh đậm, khá dày, mọng nước. Tùy theo từng giống, kiểu môi trường, điều kiện thời tiết mà lá son môi thay đổi từ hình tim, hình lá liễu cho tới lá xoắn. Hoa son môi có màu đỏ, cuống hoa dài, thùy dưới dài hơn thùy trên. Hoa thường mọc ra ở nách lá hoặc đầu ngọn, do có nhiều cành nhánh nên cây rất sai hoa, những bông hoa mọc chen chúc nhau trên cùng một chậu hoa đã tạo nên vẻ đẹp rất thu hút và xinh đẹp. Không chỉ vậy, thời gian lưu hoa cũng khá lâu, trên dưới 10 ngày.
Ý nghĩa hoa son môi
Hoa son môi có màu sắc nổi bật và tươi tắn, người ta luôn quan niệm rằng, những màu sắc rực rỡ này sẽ mang lại những điều may mắn cho người sở hữu. Hoa son môi mang ý nghĩa to lớn về tình bạn bền vững, tình yêu vĩnh cửu, sự thủy chung, son sắt và tấm lòng nhân hậu. Nhờ hình dáng bên ngoài đẹp mắt, ý nghĩa tuyệt vời bên trong, cây hoa son môi được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng làm quà tặng cho những người thân yêu. Nó như một lời bày tỏ, một lời yêu thương dành tặng cho người được nhận.
Ngoài ra, người ta cũng không thường trồng cây son môi một mình mà trồng kết hợp cây với một số loại hoa cảnh khác để tạo nên một tổ hợp đẹp mắt, duyên dáng cho không gian sống. Ý nghĩa của hoa son môi còn thay đổi theo màu sắc và kích thước của hoa. Những cây có màu sắc càng rực rỡ, kích thước hoa càng to thì càng mang lại nhiều ý nghĩa cho gia chủ. Nhờ vẻ đẹp quyến rũ của mình, giống cây này thường được trồng để trang trí cho nhà hàng, quán cafe, sân vườn,… Những chậu son môi được treo lủng lẳng trên trần nhà tạo nên một quang cảnh yên bình, mới lạ.
Cây son môi hợp mệnh gì?
Hoa son môi mang màu đỏ rực rỡ như ánh lửa, hương thơm khá ngọt, ấm. Chính nhờ hình dáng bắt mắt bên ngoài và ý nghĩa tuyệt vời bên trong mà có rất nhiều người đã sử dụng cây làm vật phẩm phong thủy trong nhà. Vậy cây son môi hợp mệnh gì? Theo ngũ hành, hoa có màu đỏ và xanh nên cây được xếp vào hành Hỏa, mà Mộc sinh Hỏa, do đó cây rất phù hợp với những người mang bản mệnh Mộc và Hỏa. Tuy nhiên, những bản mệnh khác vẫn có thể trồng cây son môi mà không hề gây xung khắc.
Cây son môi hợp nhất với những tuổi sau:
– Tuổi mệnh Mộc: Tân Dậu (1981, 2041), Mậu Tuất (1958, 2018), Canh Thân (1980, 2040), Tân Mão (1951, 2011), Quý Sửu (1973, 2033), Canh Dần (1950, 2010), Kỷ Tỵ (1989, 1929), Nhâm Tý (1972, 2032), Quý Mùi (1943, 2003), Mậu Thìn (1988, 1928), Kỷ Hợi (1959, 2019), Nhâm Ngọ (1942, 2002).
– Tuổi mệnh Hỏa: Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979), Mậu Ngọ (1978), Ất Tỵ (1965), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987), Bính Dần (1986), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Tý (1948, 2008).
Vị trí đặt cây son môi phong thủy
Nhờ xu hướng mọc rủ khi trưởng thành nên vị trí thích hợp nhất để trồng cây son môi chính là treo chúng trên xà nhà. Những không gian được trang trí những chậu cây này sẽ trở nên mềm mại, xinh xắn và lãng mạn, đặc biệt là những quán cafe, nhà hàng. Nhờ đặc tính chịu bóng toàn phần nên đây cũng là giống cây hiếm hoi có thể sinh trưởng trong bất kỳ môi trường nào trong phòng. Cây son môi phong thủy nên đặt ở những nơi có sự khuếch tán của ánh sáng lớn như cạnh cửa kính, cạnh cửa sổ, ban công, hiên nhà,…
Theo thống kê, hiện tại đối tượng hay sử dụng cây son môi nhất chính là các hộ gia đình. Sắc hoa rực rỡ của cây như đang thể hiện sự đón tiếp nồng nhiệt của gia chủ đối với những vị khách quý tới chơi nhà. Để gia tăng thêm yếu tố phong thủy, thu hút thêm nguồn năng lượng và giúp mang lại sự may mắn, vị trí đắc địa của ngôi nhà nên đặt cây son môi chính là phòng khách. Việc trồng chậu và trưng bày trên các đôn sắt nghệ thuật chính là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc gia tăng yếu tố thẩm mỹ cũng như phong thủy.
Cách trồng cây son môi
Cây son môi là giống cây rất dễ trồng, chúng ta có thể tự trồng loại cây này tại nhà để ngày ngày thưởng thức vẻ đẹp của chúng.
Chậu trồng: Chúng ta có thể trồng chúng trong các chậu hoa để bàn với nhiều chất liệu chậu khác nhau, kích thước chậu tùy thuộc vào cây giống ban đầu định trồng.
Phương pháp trồng: Loại cây này có thể được trồng bằng ba phương pháp đó là trồng bằng cành giâm, cây non và hạt giống. Tất cả đều có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng bán cây giống. Trong đó, phương pháp trồng bằng cành giâm được sử dụng nhiều nhất.
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất tơi xốp, có độ thoát nước cao, giàu chất dinh dưỡng và đã được khử sạch mầm bệnh. Chúng ta cũng có thể tiến hành tự trộn đất sạch cùng với trấu hun, phân trùn quế. Ngoài ra, để nhanh chóng và tiện lợi hơn, chúng ta có thể sử dụng đất sạch hữu cơ sẵn, được bày bán ở các cơ sở buôn bán cây giống.
Cách trồng cây son môi bằng cành giâm: Cắt một đoạn cành từ cây mẹ khỏe mạnh, ngâm cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ khoảng 3 – 4 tiếng. Để cành giâm ngoài không khí khoảng 3 – 4 ngày, khi cành giâm đã mọc ra nhiều rễ thì tiến hành ngâm trong dung dịch sát khuẩn Daconil, Benkona, Physan khoảng 15 – 20 phút. Vớt ra để ráo.
Cho đất đã chuẩn bị vào trong chậu, san phẳng đất sao cho đất cách miệng chậu khoảng 3 – 5cm. Đặt cành giâm vào bên trong và lấp đất lại. Tưới nước nhẹ cho cây và đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, ít ánh nắng trực tiếp.
Tưới nước: Cây ưa nước, rễ cây dễ bị thối khi tiếp xúc với độ ẩm, do đó chúng ta không nên tưới quá nhiều nước cho cây, mỗi ngày chỉ nên tưới khoảng 2 – 3 ngày/1 lần.
Bón phân: Ngay sau khi trồng cần phun chế phẩm kích thích ra rễ. Sau 7 ngày trồng, nên phun thêm phân bón lá cho cây và kết hợp thêm một số loại phân hữu cơ để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa.
Phòng sâu bệnh: Phun thuốc phòng thừa sâu bệnh Antracol, Olicide, Aliette, Citizen theo chu kỳ 10 – 15 ngày/ lần.
Cây son môi ra hoa vào tháng nào?
Cây son môi là một trong những giống cây cảnh hoa đẹp, thời gian lưu hoa khá lâu, nếu chăm sóc tốt hoa son môi có thể lưu khoảng 10 ngày. Vậy, cây son môi ra hoa vào tháng nào? Thực tế, khi cây trưởng thành, hoa sẽ ra quanh năm. Thời gian ra hoa của cây sẽ phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, thời tiết,… Vì vậy, không có con số ngày tháng cụ thể về thời điểm ra hoa của cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cây hợp mệnh gì, vị trí đặt phong thủy và cách trồng cây son môi. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh
Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen
Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa