Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa

Cây nhội là giống thực vật thân gỗ mọc phổ biến tại nhiều nơi của nước ta. Giống cây này không chỉ được trồng để làm thuốc mà chúng còn được trồng để làm cây bóng mát. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và việc có nên trồng cây nhội trước nhà. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây nhội cổ thụ

Cây nhội có tên khoa học là bischofia javanica blume, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Loại cây này còn có nhiều tên gọi khác là cây nhội tía, cây trọng dương mộc, cây ô dương, cây quả cơm nguội, cây thu phong,… Tại nước ta, loại cây này được trồng nhiều ở các thành phổ lớn, các khu đô thị với mục đích tạo bóng mát, thanh lọc không khí và cung cấp nguồn oxy dồi dào. Cây nhồi thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao trong khoảng 15 – 18m, thân cây sần sùi và có màu nâu xám. Một số cây sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên còn có thể đạt chiều cao lên tới 20m.

Đặc điểm cây nhội cổ thụ

Đặc điểm cây nhội cổ thụ

Những cây nhội cổ thụ có giá trị kinh tế lớn, ngoài việc tạo bóng mát thì cây còn cho thu hái gỗ. Gỗ nhội có màu đỏ đẹp mắt, khá cứng và chắc. Lá nhội mọc so le hai bên, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá có màu xanh bóng, cuống lá dài. Hoa nhội mọc tập trung thành chùm, có kích thước nhỏ, màu xanh, khi nở sẽ có xu hướng mọc rủ xuống. Quả nhội sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả có hình tròn, kích thước nhỏ, màu nâu. Cây khá sai quả, quả nhội có vị chát, thường đậu quả vào tháng 6 và rụng đi vào tháng 8 nếu không thu hoạch. Mùa hoa vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 6 hằng năm.

Cây nhội có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cây có khả năng tái sinh bằng chồi và hạt. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi có độ ẩm lớn, hàm lượng ánh sáng cao. Loại cây này được trồng làm cây bóng mát ở nhiều thành phố của nước ta, đặc biệt là Hà Nội. Ngoài ra, cây còn mọc hoang trong rừng ở Châu Đại Dương, Indonexia, Malaixia, Ấn Độ. Hiện tại, loại cây này được trồng chủ yếu để khai thác gỗ, gỗ nhội được sử dụng chủ yếu trong xây dựng, tuổi thọ của gỗ nhồi khoảng 20 năm. 

Cây nhội có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá nhội có chứa hàm lượng cao vitamin C, tanin galic, steroid, các dẫn chất, triterpenoid, caroten, chất xơ, glucid, protid, nước. Vỏ cây có chứa dầu thô và tanin. Trước đây, loại cây này lại rất ít khi được sử dụng làm thuốc, ngày nay người ra mới quan tâm tới công dụng chữa bệnh của chúng. Tại Trung Quốc, người ta đã dùng vỏ thân để làm thuốc chữa cam tích ở trẻ em, chữa viêm hầu họng, viêm phổi, chữa viêm gan truyền nhiễm, ung thư dạ dày, bệnh ung thư đường tiêu hoá, đau xương, trị phong thấp.

Cây nhội có tác dụng gì?

Cây nhội có tác dụng gì?

Ngoài ra tại Ấn Độ, người ta còn dùng dịch chiết từ lá nhội để làm thuốc trị lở loét, lở ngứa, mụn nhọt. Vậy theo y học hiện đại, cây nhội có tác dụng gì? Theo nghiên cứu của Đại học Y dược Hà Nội năm 1963, lá cây nhội có khả năng chống nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng roi, diệt ký trùng nhanh, không gây cương tụ, chữa ỉa chảy do trùng roi, khí hư do trùng roi âm đạo. Vỏ thân và rễ cây nhội có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị viêm họng, viêm phổi, viêm gan virus, chữa ung thư dạ dày và làm thuốc trị viêm loét hiệu quả.. 

Quả cây nhội có ăn được không ?

Lá non của cây nhội được rửa sạch, thái nhỏ, vò sơ để xào qua hoặc nấu canh ăn. Tại nhiều địa phương, lá non của cây nhội còn được dùng để ăn gỏi cá. Lá cây nhội có thể ăn được vậy quả cây nhội có ăn được không? Thực chất, quả cây nhội có thể ăn được, khi ăn chúng có vị hơi chát, tuy nhiên khi xào chung cùng với rau, thịt, hoặc làm gỏi cá sẽ mang lại hương vị vô cùng lạ miệng. 

Theo nhiều nghiên cứu, quả nhội có chứa hàm lượng cao ß-sitostenon, stigmasterol, quercitrin fisetin, steroid, quercetin, flavonoid, epifriedelinol, friedelinol, friedelin, triterpenoid, carotene. Theo Đông Y, quả nhội có vị cay, chát nhẹ, có công dụng giải độc, tiêu thủng, hoạt huyết, hành khí, tăng cường sức khỏe.

Quả cây nhội có ăn được không ?

Quả cây nhội có ăn được không ?

Cách dùng lá cây nhội chữa viêm phụ khoa

Lá cây nhội được dùng trong ẩm thực như một loại rau rừng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong Đông Y, lá nhội được dùng để điều trị các bệnh khó nói của phụ nữ. Để điều trị, lá nhội thường được dùng dưới dạng tinh chất, bột cao, nước sắc. Thông qua nhiều thí nghiệm thì dạng cao nhội có hàm lượng dược chất cao nhất trong tất cả các loại chế biến khác. Cao lá cây nhội có hàm lượng cao chất carbazole có công dụng diệt ký sinh trùng nhanh, chữa viêm phụ khoa hiệu quả. Tuy nhiên, lá cây nhội chữa viêm phụ khoa có một nhược điểm chính là bệnh nhân phải tới cơ sở điều trị chứ tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hoặc mua trên mạng. 

Cách điều chế cao lá nhội chữa viêm phụ khoa: Chuẩn bị khoảng 3 lít nước lọc và 1 kg lá nhội đã ngắt bỏ toàn cuống. Tiến hành rửa sạch dược liệu, để ráo và sắc cùng với nước trong khoảng 3 tiếng. Khi nấu thành hỗn hợp dung dịch dạng sệt thì vặn nhỏ lửa và tiến hành cô đặc cho tới khi còn 50ml cao thì ngừng. 

Cách dùng: Những bệnh nhân bị tình trạng viêm âm đạo thì nên sử dụng cao nhội để điều trị bệnh trong vòng 10 ngày liên tiếp. Mỗi buổi sáng, bệnh nhân nên thụt rửa âm đạo bằng dung dịch rửa chuyên dụng, bôi một lớp cao nhội vào cổ tử cung và thành âm đạo. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng khoảng 20 – 40g lá tươi để sắc cùng với nước và uống thay nước hằng ngày. 

Ý nghĩa cây nhội cảnh

Cũng giống như các loại cây bóng mát khác, cây nhội giúp mang lại cho chúng ta một không gian sống tươi mát, trong lành. Vào khi thời tiết nóng bức, ở dưới tán cây nhội, gia chủ có thể kê những chiếc bàn, ghế để ngồi uống trà, hóng mát, giúp xua tan đi cái nóng của mùa hè. Hiện nay, không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về ý nghĩa cây nhội cảnh trong phong thủy, loài thực vật này là giống thực vật trung tính, chúng không mang bất kỳ điều gì xấu cả. Do đó, chúng ta có thể trồng cây nhội cảnh ở bất kỳ vị trí nào mà không sợ ảnh hưởng tới phong thủy.

Ý nghĩa cây nhội cảnh

Ý nghĩa cây nhội cảnh

Ngoài ý nghĩa trong việc làm cảnh, cây nhội còn mang ý nghĩa trong ẩm thực. Các món ăn từ cây nhội luôn được xem là loại thực phẩm sạch, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhờ kích thước cây lớn, tán cây tỏa rộng, cây đang làm rất tốt nhiệm vụ của một cây xanh. Cây có khả năng mang lại không khí trong lành, giúp tất cả các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh hơn. 

Có nên trồng cây nhội trước nhà?

Cây được ứng dụng làm cây quang cảnh nhờ chiều cao lớn, độ tỏa bóng rộng. Vậy, chúng ta có nên trồng cây nhội trước nhà? Khi chúng ta trồng cây nhội trước nhà cần đảm bảo rằng không gian phía trước có đủ diện tích cho cây sinh trưởng. Nếu diện tích trước nhà nhỏ hẹp, bạn hãy tham khảo những cây nhội trồng chậu có kích thước nhỏ hoặc trung. Khi trồng loại cây này trước nhà, cần lưu ý tránh trồng cây chắn trước lối ra vào, như vậy sẽ làm cản trở mất con đường lưu thông của các dòng khí lưu. 

Theo một số nhà phong thủy, nên trồng cây nhội chếch về bên trái so với cửa chính sẽ mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp hơn. Cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán để hạn chế việc cây sinh trưởng quá nhanh che mất nguồn ánh sáng vào nhà, hơn hết đây cũng lá cách hạn chế được tình trạng mưa gió làm đổ ngã cây gây nguy hiểm.

Có nên trồng cây nhội trước nhà?

Có nên trồng cây nhội trước nhà?

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và việc có nên trồng cây nhội trước nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây nhất mạt hương trong phong thủy, tác dụng và độc tố

Sinh Vật Cảnh -