Cây lá lốt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Lá lốt là giống cây gia vị được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Loại cây này được sử dụng để làm thực phẩm, làm thuốc điều trị một số bệnh phổ biến ở người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại của cây lá lốt.
Đặc điểm cây lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học là piper lolot C.DC, thuộc họ Hồ Tiêu Piperaceae. Loại cây này sinh trưởng nhanh chóng ở những nơi râm mát, ẩm ướt, sinh trưởng chậm ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, đất khô hạn. Đây là giống cây thân thảo, có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, mọc tập trung nhiều ở Việt Nam, Campuchia, Lào,… Trước kia, cây thường mọc hoang dại ở những nơi ẩm thấp của miền Bắc. Ngày nay, cây được trồng trên diện rộng với mục đích kinh tế.
Đặc điểm cây lá lốt: Cây sinh trưởng dạng dây leo, lá có kích thước lớn, toàn cây có màu xanh lục đẹp mắt. Những cây sinh trưởng trong môi trường không thuận lợi có kích thước lá nhỏ, sinh trưởng chậm, mép lá hơi xoăn. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, không màu, chiều cao của cây có thể lên tới 1m tùy theo môi trường sống. Chiều cao của cây trung bình trong khoảng 30 – 50cm, mọc bò lan xung quanh mặt đất, thân chia thành nhiều đốt. Lá có hình tim, mọc so le hai bên, cuống lá dài, đuôi lá nhọn.
Một chiếc lá trưởng thành có chiều dài khoảng 12 – 13cm, chiều rộng khoảng 8 – 10cm, hai mặt nhẵn bóng, mặt dưới có chứa lông mềm. Hoa lá lốt mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ nách lá. Một bông hoa trưởng thành sẽ dài khoảng 1cm, hình trụ, cuống hoa dài 1 – 2cm. Mùa hoa của cây sẽ bắt đầu vào tháng 8 và tàn vào tháng 10 hằng năm. Quả lá lốt sẽ sinh trưởng trên những cây đã có tuổi thọ cao, những cây còn non thường không sinh trưởng quả. Quả lá lốt là dạng quả mọng, thông thường chúng chỉ chứa 1 – 2 hạt.
Cây lá lốt chữa bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá lốt có chứa vitamin C, sắt, photpho, canxi, chất xơ, protein, nước,… Rễ lá lốt có chứa beta-caryophylen, alkaloid, benzyl axetat. Theo Đông Y, cây lá lốt có mùi thơm dịu nhẹ, có vị cay, tính ấm, được quy vào kinh Tỳ, Mật, Gan, Vị, có công dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chống hàn, chỉ thống. Vậy cụ thể, cây lá lốt chữa bệnh gì? Trong y học cổ truyền, vị dược liệu lá lốt được sử dụng để điều trị khó tiêu, đầy hơi, trị nôn mửa, mũi chảy nước tanh thối kéo dài, đau lưng, đau chân.
Chính nhờ những công dụng này nên lá lốt được góp mặt trong các bài thuốc giúp chảy mồ hôi, giảm đau răng, đau đầu, đau nhức xương khớp, chữa bệnh thận, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, tê bại chân tay, phong, hàn, thấp. Trong dân gian, người dân thường sử dụng lá lốt đơn lẻ hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác để sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân nhằm chữa các chứng đau nhức xương khớp.
Tác dụng của lá lốt với xương khớp
Cây lá lốt chữa xương khớp đang được y học hiện đại nghiên cứu. Người ta tiến hành phân tích một số thành phần từ loại cây này và cho thấy, bên trong cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, đặc biệt là hai chất alcaloid và flavonoid. Alcaloid chính là một chất có khả năng cảm giác đau nhức khó chịu và ức chế hệ thần kinh trung ương, chúng được hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả. Còn flavonoid lại có khả năng điều hòa miễn dịch, ức chế các cytokine tiền viêm, duy trì sức khỏe của xương khớp, tăng cường sinh sản collagen cấu thành lên sụn khớp, tăng cường sản xuất collagen type 2.
Chính nhờ hai hợp chất hóa học này nên lá lốt tác động trực tiếp tới vùng cơ thể bị đau nhức, giảm các cơn đau, chống viêm. Chính vì vậy, tác dụng của lá lốt với xương khớp là hoàn toàn có cơ sở. Theo Đông Y, đối với những bệnh nhân bị tình trạng đau nhức xương khớp do bệnh phong tê thấp, viêm khớp, thời tiết thay đổi hay nhiều bệnh lý khác thì việc sử dụng lá lốt sẽ vô cùng hiệu quả.
Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Ngay từ xa xưa, người ta đã dùng lá lốt để điều trị một số căn bệnh liên quan tới sinh lý của đàn ông. Loại dược liệu này được dùng dưới dạng rau gia vị, chế biến món ăn. Theo một số nghiên cứu cho biết, hàm lượng khoáng chất và vitamin bên trong lá lốt có khả năng tăng cường hấp thu dưỡng chất cho cơ thể, chống viêm, giảm đau bộ phận sinh dục, tăng cường sinh lý. Theo Đông Y, lá lốt được ví như một loại thần dược có khả năng giúp “cậu nhỏ” duy trì được trạng thái cương cứng một cách tự nhiên để sẵn sàng lâm trận, thúc đẩy lưu thống máu đến với các bộ phận của cơ thể con người, cải thiện tình trạng sinh lý vô cùng hiệu quả.
Tác dụng của lá lốt với đàn ông đã được y học hiện đại công nhận. Nhờ những hoạt chất chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, lá lốt có thể giúp tăng cường chất lượng tinh trùng, cải thiện được tình trạng viêm nhiễm ở “cậu nhỏ” một cách tự nhiên, giúp nam giới luôn khỏe mạnh và duy trì phong độ phái mạnh, chữa viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng tinh hoàn, viêm sưng ở cơ quan sinh dục, giảm đau nhức, giúp duy trì trạng thái cứng lâu khi quan hệ, khiến cậu nhỏ cương cứng nhanh hơn và thúc đẩy toàn hoàn máu đến dương vật.
Xông lá lốt có tác dụng gì?
Bên trong lá lốt có hàm lượng tinh dầu papain cao, đây chính là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng điều trị các bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm họng,… Nhờ chất benzyl axetat, beta-caryophylen, ancaloit, phenol còn có thể giúp làn da trở nên trắng mịn, đều màu. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời này nên trong dân gian thường xuyên xông cơ thể bằng lá lốt.
Vậy, xông lá lốt có tác dụng gì? Ngoài công dụng chữa trị các bệnh về đường hô hấp thì vị dược liệu này còn có khả năng cân bằng độ pH cho da, bổ sung độ ẩm. Ngoài ra, người ta còn sử dụng xông lá lốt để điều trị bệnh trĩ. Nhờ hoạt chất papain nên việc xông lá lốt còn có công dụng phục hồi niêm mạc bị tổn thương, chống nhiễm trùng búi trĩ, kháng viêm, kháng khuẩn.
Cách dùng cây lá lốt để xông
Phương pháp được sử dụng phổ biến trong Đông Y chính là nấu nước xông bằng lá lốt để giải cảm, điều trị bệnh hô hấp.
Nguyên liệu chuẩn bị: 15g quế chi, 25g cây long não, 45g cây xấu hổ, 40g lá lốt.
Cách dùng cây lá lốt để xông: Tiến hành rửa sạch tất cả các loại dược liệu, vò nát tất cả dược liệu và bỏ vào nồi. Đun cùng với nước trên bếp lửa lớn, ngay khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 – 15 phút. Sau đó chúng ta tiến hành trùm khăn kín cả người, đặt nồi xông bên trong, mở vung và xông trong vòng 5 – 10 phút cho tới khi toát mồ hôi thì ngừng. Mỗi liệu trình nên áp dụng 2-3 lần/ tuần, thực hiện 2 tuần liên tiếp và nghỉ 1 tuần.
Tác hại của lá lốt
Nếu chúng ta ăn sống lá lốt với hàm lượng cao thì vị dược liệu này sẽ phản tác dụng. Một số tác hại của lá lốt chính là gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, khát nước, lưỡi khô, nóng trong người,… Nặng hơn nữa chính là choáng váng, đau đầu, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Những người bị dị ứng với mùi của lá lốt, nóng trong, nhiệt miệng, táo bón chúng ta không nên sử dụng vị dược liệu này.
Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?
Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không? Tuy lá lốt tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên sử dụng nước sắc lá lốt trong thời gian dài. Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 7 – 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày nên dùng với liều lượng 8 – 12g lá lốt khô, 20 – 30g/ngày lá lốt tươi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại của cây lá lốt. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lan tỏi – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây lan tỏi – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mã tiền – Đặc điểm, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây lá dứa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây kim vàng – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng trái kim quýt và ý nghĩa
Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh
Cây kế sữa – Đặc điểm, tác dụng của silymarin trong cây kế sữa