Cây lá dứa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Cây lá dứa là giống cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, chúng được ứng dụng trong ẩm thực và y dược. Loại cây này còn có nhiều công dụng hữu ích cho việc làm đẹp, được ứng dụng cho việc sản xuất một số loại mỹ phẩm dưỡng da. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây lá dứa. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây lá dứa cảnh

Cây lá dứa có tên khoa học là pandanus amaryllifolius, viết tắt là pandan, loại cây này còn được gọi với nhiều tên khác như cây lá nếp, cây lá dứa thơm. Khi nhắc tới giống thực vật này người ta sẽ nghĩ ngay tới cây dứa ăn quả, tuy nhiên cây lá dứa lại có hình dáng bên ngoài hoàn toàn khác. Cây lá dứa là giống thực vật thân thảo, chiều cao trong khoảng 30 – 40cm, sinh trưởng khỏe mạnh trong những môi trường ẩm ướt, nhiều mưa. Cây sinh trưởng rễ chùm, mọc tập trung thành bụi chứ không mọc đơn lẻ giống cây dứa ăn quả. Lá cây có màu xanh lục, hình mũi mác, hai mặt nhẵn bóng, mặt lá dưới có nhiều lông, mép lá không có răng cưa.

Đặc điểm cây lá dứa cảnh

Đặc điểm cây lá dứa cảnh

Một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 50 – 80cm, chiều ngang khoảng 2 – 3cm. Loại lá này có mùi thơm dịu nhẹ giống mùi cơm nếp nên được dân gian đặt cho cái tên là lá cơm nếp. Cây lá dứa sinh trưởng phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Cây ưa bóng, sinh trưởng phổ biến ở ven hồ nước, ven sông suối của cả khu vực miền Nam và miền Bắc. Thông thường, người ta sẽ thu hái lá dứa quanh năm. Lựa chọn những lá to, dài, có kích thước lớn, lá không quá già và loại bỏ những lá bị vàng, úa, già để cây phát triển. Ngày nay, lá dứa còn được sử dụng để làm cảnh, những cây lá dứa cảnh có hình dáng bên ngoài đẹp mắt không hề thua kém bất kỳ loại cây cảnh lá nào. 

Sau khi được thu hái, lá dứa được làm sạch vi khuẩn và bụi bám xung quanh, lá có thể được dùng tươi để chế biến thức ăn, làm đẹp hoặc phơi khô để làm thuốc và bảo quản chúng ở nơi râm mát ít ánh nắng. Cây lá dứa được trồng nhiều ở Đông Nam Á, đây chính là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến, một vị thuốc cổ truyền của nhiều khu vực. Lá dứa được dùng để tạo hương cho các loại bánh, dùng để cuốn thịt gà, tạo màu cho cơm. Không chỉ bây giờ chúng mới được ưa chuộng sử dụng mà cách đây gần 200 năm, loại cây này đã được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, thậm chí tại nước ta loại cây này còn được mệnh danh là “Nữ hoàng hương vị của món ngọt Việt. 

Cây lá dứa có hoa không?

Cây lá dứa có màu xanh, chúng được ứng dụng làm cây cảnh lá trong việc trang trí nội thất, nhà cửa. Nhiều người khi trồng loại cây này thường thắc mắc, cây lá dứa có hoa không? Thực chất, cây lá nếp là giống cây cảnh lá, cây không có hoa cũng không có quả. 

Tác dụng cây giống lá dứa thơm

Cây lá dứa có chứa hàm lượng cao 3 – metyl – 2(5H) – furanon, 2 – axetyl – 1 – pyrrolin, alkaloid, glycosides, nước, chất xơ và các enzyme không bền. Chính nhờ những hợp chất hóa học này đã tạo nên đặc trưng mùi thơm của loại thực vật này. Theo nhiều nghiên cứu, tác dụng của giống lá dứa thơm chính là loại trừ các gốc tự do, chống oxy hóa, hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp, trị gàu trên da đầu, hỗ trợ hệ thống thần kinh và điều trị đái tháo đường.

Tác dụng cây giống lá dứa thơm

Tác dụng cây giống lá dứa thơm

Trong ẩm thực, lá dứa thường được dùng để cho vào cơm nhằm tạo màu, dùng để gói các loại bánh, nấu chè hoặc nhuộm màu cho các món ăn. Ngoài ra, lá dứa còn được sử dụng chung với các loại thuốc khác để nấu nước xông cho phụ nữ vừa mới sinh nhằm tăng cường sức khỏe và giúp da dẻ hồng hào, trắng mịn. Lá dứa có thể được dùng dưới hai dạng là tươi và khô. Tuy nhiên, khi sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh, chúng ta cần nghe theo chỉ định của bác sĩ hoặc đơn thuốc, không sử dụng nhiều hơn hay ít hơn. Thông thường, chúng ta chỉ nên cho 1 – 2 lá vào món ăn chứ không nên cho quá nhiều. 

Chiết xuất từ lá dứa có công dụng cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng trong công việc, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ổn định chức năng não bộ, tăng cường đưa máu lên não, kích thích hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú MDA-MB-231, chống ung thư, chống oxy hóa, chống lại vi khuẩn escherichia coli, pseudomonas aeruginosa, staphylococcus aureus, tăng cường sức khỏe đường ruột. 

Cách chế biến cây lá dứa lọc nước

Lá·dứa lọc nước chính là cách chế biến nước cốt lá dứa để làm nước uống hoặc tạo màu trong thực phẩm. Cách dùng chúng cũng khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị 100g lá dứa, 200ml nước lọc. Khi chọn lá dứa cần lưu ý không lựa chọn những lá có dấu hiệu bị sâu bệnh hay côn trùng cắn, tránh chọn mua những lá héo úa, màu quá nhạt hay lá quá nhỏ. Khi chọn mua cần mua những lá có hương thơm nhiều, màu xanh đậm, lá to, dài. 

Công cụ thực hiện: Muỗng, tô, rây lọc, máy xay sinh tố hoặc cối. 

Cách chế biến cây lá dứa lọc nước để lấy nước cốt như sau: 

Bước 1: Tiến hành sơ chế lá dứa. 

Lá dứa cần được làm sạch, loại bỏ đi phần gốc lá có màu trắng hoặc những vùng lá có màu trắng, tiến hành cắt lá dứa ra thành từng khúc có chiều dài khoảng 2 – 3cm. Để loại lá này không bị đắng thì chúng ta nên ngâm lá dứa trước khi cắt với nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút.

Cách chế biến cây lá dứa lọc nước

Cách chế biến cây lá dứa lọc nước

Bước 2: Xay và lấy nước lá dứa.

Chúng ta cho hết phần lá dứa vừa mới chuẩn bị vào trong máy xay sinh tố hoặc cối để xay cùng với 200ml nước lọc. Xay hoặc giã lá dứa cho tới khi nước thật mịn thì ngưng. Tiếp đó, chúng ta cho phần nước vừa lọc ra một cái tô lớn, dùng rây lọc đi phần cặn và xác lá dứa. Tiếp đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hỗn hợp này lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 18 – 22 tiếng để lấy nước cốt lá dứa. 

Bước 3: Lấy nước cốt lá dứa. Sau khi đã để trong ngăn mát tủ lạnh thì phần nước cốt lá dứa sẽ chìm xuống phía dưới của tô. Dùng thìa hoặc rây vớt nhẹ nhàng phần nổi lên trên và thu được thành phẩm là phần nước cốt có màu xanh đậm. 

Cách bảo quản nước cốt lá dứa: Chúng ta nên bảo quản trong lọ thủy tinh kín, có nắp, nước cốt lá dứa có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 – 4 ngày. Khi sử dụng thì mở nắp lọ, lấy một lượng nước vừa đủ, sau đó đậy kín nắp. 

Rễ cây lá dứa có dùng được không? 

Chúng ta đã biết về công dụng tuyệt vời của lá dứa đối với sức khỏe con người. Vậy rễ cây lá dứa có tác dụng gì không, chúng có dùng được không? Thực chất, từ trước tới nay khi dùng loại cây này người ta chỉ sử dụng lá mà không sử dụng tới phần rễ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta chỉ nên dùng lá, tốt nhất là không nên dùng bất cứ bộ phận nào khác của cây.

Rễ cây lá dứa có dùng được không? 

Rễ cây lá dứa có dùng được không?

Cách trồng cây lá dứa

Đất trồng: Cây sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau, chúng ta có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với các loại phân xanh và phân hữu cơ. Trước khi trồng 15 – 20 ngày nên bón lót và phơi ải để xử lý tối đa mầm bệnh trong đất. 

Chọn giống và trồng cây: Cây được nhân giống bằng phương pháp giâm gốc, cần chọn những cây tươi có lá mập mạp và mượt.

Cách trồng cây lá dứa: Sau khi đã chuẩn bị được giống, dụng cụ trồng, đất trồng thì chúng ta tiến hành đào hố trồng cây. Đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào hố trồng và lấp đất lại. Che chắn cho cây trong 10 ngày đầu và thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng cây lá dứa được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ.

Hình ảnh lá dứa

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lá dứa dưới đây:

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Hình ảnh lá dứa

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây lá dứa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây kim vàng – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -