Cây ké đầu ngựa – Phân loại, tác dụng và cách trồng

Cây ké đầu ngựa là giống cây thuốc nam đa công dụng, có hàm lượng dược tính cao, được người dân thu hái toàn cây để làm dược liệu. Trong Đông Y, quả ké đầu ngựa được gọi là thương nhỉ tử, toàn cây được gọi là thương nhỉ thảo. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây ké đầu ngựa, phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây ké đầu ngựa và các loại cây ké

Đặc điểm cây ké đầu ngựa: 

Cây ké đầu ngựa có tên khoa học là xanthium strumarium L, thuộc họ Cúc (Asteraceae), quả ké đầu ngựa có tên khoa học là fructus xanthii strumarii. Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây phắc ma, cây mác nháng (Tày), cây thương nhĩ, cây xương nhĩ. Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, loại cây này xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Mỹ, sau này di thực tới nhiều nơi trên thế giới như Châu Phi, Châu Á. Tại nước ta, cây mọc ở khắp mọi nơi, từ trung du cho tới đồng bằng, từ vùng núi cho tới ven biển. Nơi có trữ lượng lớn loại cây này là các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra.

Đặc điểm cây ké đầu ngựa

Đặc điểm cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa là giống cây thân thảo, chiều cao khoảng 2m, toàn thân được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá cây mọc so le hai bên, mép lá có nhiều răng cưa không đều nhau, cuống lá dài. Hoa ké đầu ngựa là giống hoa đơn tính cùng gốc, mọc tập trung thành cụm, có màu xanh nhạt, mọc ra từ kẽ lá. Quả ké đầu ngựa là dạng quả bế, hình trứng, đầu có 2 sừng dài, toàn quả có chứa nhiều gai nhọn. Đây là giống cây ưa sáng, ưa thích độ ẩm, thường mọc hoang thành đám lớn ở trên đồng ruộng, ven đường đi, bãi hoang,… Cây sinh trưởng nhanh chóng vào mùa hè, ra hoa vào mùa thu và nhanh chóng tàn lụi, quả sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn. 

Các loại cây ké khác trong tự nhiên:

Cây ké hoa đào: Đây cũng là một giống cây ké mọc hoang dại nhiều trong tự nhiên, chúng được sử dụng trong Đông Y với nhiều phương thuốc điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, rất ít người biết tới công dụng của loại cây này. 

Cây ké hoa vàng: Đây cũng là một giống cây ké mọc hoang dại nhiều ở Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Lào, Campuchia. Người ta thường dùng lá ké hoa vàng tươi để sao vàng và sắc thuốc uống. 

Bộ phận dùng ké đầu ngựa

Bộ phận dùng ké đầu ngựa chính là quả và toàn cây.

Quả (Thương nhĩ tử): Được thu hoạch vào tháng 5 – 9 hằng năm, thu hái những quả già, phơi khô. Dược liệu có màu vàng, bên ngoài có nhiều gai nhọn, cứng, bên trong chứa 1 – 2 hạt. Yêu cầu thành phẩm: Độ tro toàn phần không quá 4%, quả non không quá 10%, độ ẩm không quá 12%. 

Toàn cây (Thương nhĩ thảo): Người dân sẽ cắt toàn cành và lá, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, lá khô, úa sau đó phơi khô hoặc sấy khô. Dược liệu có màu xanh lá, vị đắng, vị ngọt, không mùi.

Bộ phận dùng ké đầu ngựa

Bộ phận dùng ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây ké đầu ngựa có chứa hàm lượng lớn chất stigmasterol, beta sitosterol, xanthatin, xanthumin, sesquiterpen, alcaloid, cholin, hydroquinone, cacboxi atrati logit, vitamin C, chất nhựa, glucozit, chất béo, iot,… Vậy theo y học hiện đại, cây ké đầu ngựa có tác dụng gì? Cây ké đầu ngựa có chất sitosterol-D-glucoside có công dụng kháng viêm, được dùng để chữa lở loét hay mụn nhọt, ức chế thần kinh trung ương, kháng histamin cho cơ thể, chống các tác nhân gây dị ứng, ngứa da, cường độ co bóp cơ tim giảm, giúp tiểu thông lợi, hạ sốt, hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ, sát khuẩn và giúp hạ đường huyết. 

Trong y học cổ truyền, dược liệu ké đầu ngựa có tính ấm, vị ngọt, nhạt, đắng nhẹ, hơi độc, được quy vào kinh Phế. Chủ trị viêm mũi, xoang, đau đầu, đau họng, đau răng, bướu cổ, lở loét, mụn nhọt, mờ mắt, tê dại, cảm lạnh, phong hàn. Vị dược liệu này có công dụng sát trùng, tiêu độc mụn nhọt, giảm đau, tán phong và giúp ra mồ hôi, uống lâu ích khí, mờ mắt, tê dại, phong thấp, chân tay đau co rút, phong hàn đau đầu. Năm 1970, Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam đã dùng cao ké đầu ngựa để chiết xuất thành chế phẩm điều trị bệnh bướu cổ, hiệu quả chữa bệnh đạt tới 80%. 

Theo y học Trung Quốc, quả và hạt ké đầu ngựa phơi khô được dùng làm thuốc mỡ bôi ngoài da các bệnh như ghẻ, sâu bọ cắn, ngứa, eczema. Dầu ép từ quả ké đầu ngựa còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh viêm quầng do liên cầu, herpes, chữa bệnh về bàng quang, lỵ, hắc lào, nấm tóc, đau họng, đau răng. Lá ké đầu ngựa được dùng để chữa áp xe, trị ung thư, lao hạch, chống bệnh giang mai, giúp lợi tiểu, làm săn chắc vùng da sau sinh. Ngoài Trung Quốc thì dược liệu này cũng đã được sử dụng phổ biến ở Malaysia, Campuchia, Lào, Châu Âu, Châu Mỹ để chữa bệnh viêm đường tiết niệu, khí hư, sốt rét, giúp an thần, lợi tiểu, làm mềm niêm mạc da và giúp ra mồ hôi.

Cây ké đầu ngựa có tác dụng gì?

Cây ké đầu ngựa có tác dụng gì?

Cách dùng cây ké đầu ngựa trị sỏi thận

Bài thuốc dùng cây ké đầu ngựa trị sỏi thận: Chuẩn bị 10g ngưu tất, 20g lá lốt, 40g vòi voi, 20g ké đầu ngựa. Rửa sạch tất cả nguyên liệu nếu dùng tươi, dùng khô thì tiến hành sao vàng trên chảo nóng khoảng 30 phút. Hãm chúng với 450ml nước sôi trong vòng 5 – 10 phút, để nguội và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống trước mỗi bữa ăn, uống liên tục trong vòng 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. 

Cách dùng cây ké đầu ngựa trị bướu cổ

Tất cả các bộ phận của cây ké đầu ngựa đều có chứa iot, 1g lá ké đầu ngựa có chứa tới hơn 200ml iot, 1g quả ké đầu ngựa có chứa tới gần 300mg iot, do đó cây có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh bướu cổ.

Cách dùng cây ké đầu ngựa trị bướu cổ hiệu quả chính là nấu thành cao. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng các loại cao ké đầu ngựa bán sẵn trên thị trường. 

Cách dùng cây ké đầu ngựa chữa viêm xoang

Cách dùng cây ké đầu ngựa chữa viêm xoang, làm giảm các triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, nhức đầu, họng đau như sau: Chuẩn bị gạo tẻ 60g, tế tân 4g, kinh giới 10g, hoàng kỳ 30g, bạch chỉ 6g, ké đầu ngựa 20g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu nếu dùng tươi, dùng khô thì tiến hành sao vàng trên chảo nóng khoảng 30 phút. Hãm chúng với 450ml nước sôi trong vòng 5 – 10 phút, chắt lấy nước và cho vào nấu cháo cùng với gạo tẻ, khi cháo chín thì cho thêm đường. Một ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 1 – 10 ngày để thấy hiệu quả. 

Cách trồng hạt giống cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa là giống cây mọc hoang dại ở nhiều nơi, hiện đang được trồng nhiều ở một số vườn dược liệu trên cả nước. Không chỉ vậy, hiện có nhiều gia đình, trạm y tế, bệnh viện cũng đã tiến hành trồng trong khuôn viên, vườn nhà để làm thuốc chữa bệnh khi cần.

Cách trồng hạt giống cây ké đầu ngựa

Cách trồng hạt giống cây ké đầu ngựa

Phương pháp trồng: Phổ biến nhất chính là phương pháp trồng bằng hạt giống. 

Thời gian: Nên trồng loại cây này vào đầu tháng 5 âm lịch. 

Đất trồng: Cần trồng ở những khu đất ít bị ngập úng, có nhiều sỏi đá. 

Cách trồng hạt giống cây ké đầu ngựa: Trước khi trồng cần làm sạch đất, làm sạch cỏ. Tiếp đó tạo luống trồng cao khoảng 20 – 30cm. Tiến hành bón lót cho đất bằng phân chuồng trước khi trồng 5 – 7 ngày. Sau khi bón phân thì gieo hạt theo khoảng cách mỗi cây là 30x30cm. Tiếp đó phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước thường xuyên. Sau khoảng 15 ngày thì cây sẽ cao khoảng 8 – 10cm. 

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Để phân biệt chính xác loại cây này với một số cây có cùng hình dạng trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ké đầu ngựa dưới đây:

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây ké đầu ngựa, phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Top 9 loại cây lá đỏ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Sinh Vật Cảnh -