Cây gối hạc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây gối hạc là giống thực vật mọc hoang dại tại nhiều vùng núi của nước ta, đặc biệt là khu vực Tây Bắc. Loại cây này được sử dụng chủ yếu trong Đông Y với mục đích chữa các bệnh liên quan tới xương khớp và các bệnh khó nói của phụ nữ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây gối hạc, phân loại, tác dụng và cách dùng loại cây này.
Đặc điểm cây gối hạc
Cây gối hạc có tên khoa học là leea rubra blume, thuộc họ Gốc Hạc (Leeaceae). Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như củ rối ấn, củ đen, cây đơn gối hạc, cây mạy chia, cây mũn, cây phi tử, cây gối hạc tía, cây bí đại, cây kim lê,… Cây gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ, chúng thường sinh trưởng thành bụi, thân cây thẳng đứng, chiều cao trong khoảng 1 – 1,5m. Loại cây này phân nhánh ngay từ giữa thân, thân cây có hình ziczac, có khoảng 6 – 7 cạnh lồi. Khi còn non thì thân có chứa chất dịch nhầy màu xanh và vỏ cây có chứa nhiều những chấm tròn màu tía đỏ.
Gốc cây có kích thước lớn, được bao phủ bởi một lớp lông mịn nhưng không nhiều, khi về già thì thân cây sẽ chuyển dần về màu xám đen, vỏ cây sần sùi. Lá gối hạc mọc cách nhau, là dạng lá kép lông chim, đầu lá nhọn và có xu hướng mọc rủ xuống. Một chiếc lá gối hạc trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 10 – 12cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới, mặt dưới có nhiều lông hơn. Mép lá có nhiều gai nhọn, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, phiến lá khá mỏng. Hoa gối hạc sinh trưởng thành cụm, cuống hoa có màu đỏ và mọc ra từ phía đối diện của tán lá.
Toàn bộ hoa được bao phủ bởi một lớp lông mềm, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa thụ phấn thành công. Quả khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đen, mùa hoa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Trên thế giới, cây sinh trưởng chủ yếu ở trong rừng mưa, rừng nhiệt đới tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia. Tại nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên Giang.
Cây gối hạc có mấy loại?
Cây gối hạc có đa tên gọi, trong y học loại cây này còn được biết tới với cái tên cây xích thược nam. Có lẽ vì điều này nên nhiều người thường thắc mắc không biết cây gối hạc có mấy loại? Thực tế, tại Việt Nam chỉ đang ghi nhận duy nhất một loại cây gối hạc mà thôi. Theo thống kê mới nhất về thị trường dược liệu tại nước ta, loại cây này đang được trồng trên diện tích lớn ở huyện Yên Thế, Bắc Giang. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về nguồn gốc cụ thể của loại cây này. Tuy nhiên, một số nhà thực vật học đã cho biết, có thể cái nôi đầu tiên của loại cây này là ở Brazil.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây có hình dáng bên ngoài tương tự cây gối hạc, thậm chí có một số loại lại cùng tên. Tiêu biểu như cây leea sambucina, khi dịch ra tiếng Việt chúng đều có tên là cây gối hạc, hình dáng bên ngoài cũng hao hao giống nhau. Lá xẻ lông chim hai lần, hoa sinh trưởng thành cụm, màu trắng vàng, quả có màu đen khi chín. Hơn hết, loại cây này cũng có những điểm tương đồng về công dụng chữa bệnh xương khớp ở người. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào dùng nhầm hay mua nhầm phải các loại cây dược liệu khác mà không phải cây gối hạc, chứng tỏ cây leea sambucina vẫn chưa du nhập tới Việt Nam.
Cây gối hạc có tác dụng gì?
Ở nước ta, cây gối hạc thường sinh sống ở những nơi râm mát trong rừng, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cây ở cạnh những khe suối hoặc ven đồi. Mùa thu hái dược liệu gối hạc được diễn ra chủ yếu vào mùa hè, bộ phận được thu hái chính là phần rễ cây. Sau khi đào rễ cây về thì chúng ta đem thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, sau đó chúng ta có thể thu về được thành phẩm dược liệu có tên xích thược nam. Theo nhiều cuốn sách y học cổ, vị thuốc xích thược nam có tính mát, vị ngọt, đắng nhẹ, được quy vào kinh Vị, Tỳ và Phế.
Chúng thường xuyên được dùng để thông huyết, tiêu sưng. Vậy theo y học hiện đại thì cây gối hạc có tác dụng gì? Rất tiếc khi y học hiện đại chưa thực hiện bất cứ nghiên cứu lâm sàng hay thử nghiệm nào liên quan tới công dụng của loại cây này. Các thành phần hóa học bên trong cây cũng chưa được các nhà khoa học công bố. Nhìn chung, các công dụng của cây chỉ được ghi chép lại qua các tài liệu y học cổ và kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Dược liệu gối hạc được dùng chủ yếu với mục đích chữa tiêu chảy, chuột rút, thấp khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp, phong thấp, đau bụng, chữa rong kinh, sát trùng, tiêu viêm, giảm sưng tấy, thúc đẩy tuần hoàn máu và chữa giun kim, giun đũa, sán dây.
Cuộc nghiên cứu gần nhất về loại dược liệu này là vào năm 2005, theo đó chiết xuất từ rễ gối hạc có khả năng chữa bệnh đường ruột, tiêu chảy, đau bụng, thấp khớp, tê thấp, tiêu diệt các loại vi khuẩn từ các vết thương hở, nhiễm trùng, viêm, sưng. Ngoài ra, vị thuốc này còn được kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị bế kinh, đau bụng, chống thổ huyết, chữa chảy máu cam, giúp cầm máu, điều kinh, kích thích lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giảm đau, đau mắt đỏ có kéo màng, chấn thương tụ máu, mắt đỏ do nóng gan, loét dạ dày, nhọt sưng ở vú, đau nhức xương khớp và bệnh mạch vành.
Cây gối hạc trị xương khớp
Công dụng nổi tiếng của loại dược liệu này đó chính là điều trị xương khớp, chúng có khả năng chống viêm, tiêu sưng, làm giảm các triệu chứng đau nhức do các vấn đề liên quan tới xương khớp gây nên. Cây gối hạc trị xương khớp thường được dùng dưới dạng rượu thuốc, ngoài giảm đau rượu gối hạc còn có khả năng giúp hoạt huyết lưu thông tốt hơn.
Cách dùng rễ cây gối hạc
Đối tượng sử dụng dược liệu gối hạc: Phụ nữ bị chứng rong kinh kéo dài, người già bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, người được các bác sĩ Đông Y kê dược liệu gối hạc.
Liều lượng sử dụng: Một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 6 – 12g rễ cây gối hạc. Vị thuốc này có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc khô hoặc tươi, nấu thành cao hoặc tán bột thành viên hoàn. Cách dùng và liều dùng dược liệu gối hạc như sau:
– Cách sắc uống: Mỗi ngày dùng 12g cành khô hoặc củ thân sắc với 1,2 lít nước lọc. Sắc cho tới khi cạn phân nửa lượng nước thì tắt bếp, chia nhỏ lượng nước và uống thay nước hằng ngày.
– Cách ngâm rượu gối hạc: Chuẩn bị 100g rễ cây gối hạc khô, 4 lít rượu trắng 40 độ. Tiến hành ngâm chúng với nhau trong 1 tháng, càng lâu thì rượu càng có dược tính cao hơn. Mỗi ngày uống 2 – 3 chén nhỏ trong mỗi bữa ăn, sử dụng liên tục trong 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài hai cách sử dụng phổ biến thì rễ cây gối hạc còn được kết hợp với các loại dược liệu khác, các bài thuốc phổ biến được dùng trong Đông Y như sau:
– Chữa phong thấp sưng đầu gối, đau bắp chuối, sưng tấy: Tỳ giải, rễ gấc, ngưu tất, cỏ xước mỗi vị 15g, rễ gối hạc 40 – 50g. Sắc tất cả dược liệu cùng với 1 lít nước, chia 3 lần uống trong ngày.
– Thấp khớp mãn tính: Vương tôn (rễ gấm) 16g, ý dĩ 20g, củ thiên tuế 16g, 12g tơ mành, 12g rễ rung rúc, 12g nam đằng (sao vàng), 12g găng bầu, 12g tầm gửi cây duối, 12g rễ bươm bướm, 12g rễ gối hạc. Sắc tất cả dược liệu cùng với 600ml nước, đun tới khi cạn còn hơn 200ml, uống trước bữa ăn tối.
– Thấp khớp tính: Thổ phục linh(16g), tỳ giải (16g), kinh giới (12g), vòi voi (16g), lá thông (8g), dây kim ngân (10g), 16g cây đơn tướng quân, 16g lá cây đơn đỏ (đơn mặt trời), 16g lá bạc thau (sao vàng), 16g ké đầu ngựa, 16g rễ gối hạc. Sắc tất cả dược liệu cùng với 600ml nước, đun tới khi cạn còn hơn 200ml nước thì uống trước bữa ăn tối.
Lưu ý: Không nên dùng vị thuốc này cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi có thận yếu.
Xem cây gối hạc
Cùng xem cây gối hạc qua một số hình ảnh sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây gối hạc, phân loại, tác dụng và cách dùng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đuôi chồn – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây đuôi chồn – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Top 12 cây công trình đẹp được trồng nhiều nhất hiện nay
Cây đỗ trọng là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây dưa leo – Vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh
Cây dứa – Thông tin cơ bản, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc
Cây du núi là cây gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây chôm chôm – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, hình ảnh