Cây chôm chôm – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, hình ảnh
Cây chôm chôm là giống cây ăn quả được trồng phổ biến tại nước ta, loại cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, thích ứng tốt với những vùng đất không ngập nước. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây chôm chôm, các loại hoa chôm chôm, cách trồng và hình ảnh.
Đặc điểm miêu tả cây chôm chôm
Tại nước ta, cây chôm chôm được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên, nam Trung Bộ và khu vực sông Đồng Nai. Hiện nay, diện tích trồng chôm chôm trên toàn quốc xấp xỉ khoảng 200 nghìn tấn mỗi năm, Đồng Nai là địa phương có diện tích và sản lượng chôm chôm cao nhất cả nước, tiếp đó là tới các tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre. Cây chôm chôm có tốc độ phân cành và nhánh khá nhanh, tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình, có khả năng chịu được khô hạn kéo dài và độ ẩm trong không khí ở mức cao.
Đặc điểm miêu tả cây chôm chôm: Lá chôm chôm là dạng lá kép lông chim, mọc cách, thông thường một chiếc lá trưởng thành sẽ có khoảng 3 – 6 đôi lá chét. Lá chét có hình trứng, nhọn một đầu, thon một đầu, chiều dài khoảng 10 – 18cm, rộng khoảng 2 – 5cm. Mép lá nguyên, không có răng cưa, hai mặt nhẵn bóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mặt dưới có lông. Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ ngọn cành hoặc gần ngọn cành. Quả chôm chôm có hình tròn, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ tùy giống. Các quả mọc dưới gốc thường sẽ có phần thịt bên trong lép hơn những quả trên ngọn. Vỏ quả dày, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp gai mềm, dài có chức năng bảo vệ phần thịt quả bên trong.
Cây chôm chôm ngoài công dụng cho quả ăn tươi thì chúng còn có công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Hiện nay, năng suất 1 ha chôm chôm tại một số địa phương khoảng 15 – 20 tấn. Hiện nay, giá thành chôm chôm đang ở mức cao, khi trừ đi các chi phí trồng thì người dân đạt được khoản lợi nhuận rất ổn định qua các năm. Hiện nay, diện tích rau, củ, quả của nước ta đang ở mức cao, nhiều vùng chuyên canh được hình thành, cây chôm chôm đang góp phần tạo nên nhiều công ăn việc làm và cho người dân và nâng cao được mức sống của nhiều địa phương.
Cây chôm chôm cao bao nhiêu?
Cây chôm chôm cao bao nhiêu chính là câu hỏi được rất nhiều người trồng quan tâm. Ở trạng thái tự nhiên, giống cây này có chiều cao lớn, trong khoảng 20 – 30m, một số cây trồng từ cành ghép, cành chiết sẽ có chiều cao thấp hơn, khoảng 4 – 7m.
Lá cây chôm chôm
Cây chôm chôm là giống thực vật thân gỗ, cành non có màu nâu, có lông bao phủ. Lá cây chôm chôm là dạng lá kép lông chim, lá kép có hình trứng, mọc cách, màu xanh đậm. Số lượng lá quyết định tới sản lượng quả chôm chôm khi thu hoạch. Do đó, trước mỗi vụ hoa cần phun thuốc kích thích sinh trưởng để gia tăng số lượng lá trên cây. Ngoài ra, cây sẽ cho nhiều hoa nếu cây ra đủ 3 đợt lá. Lá sinh trưởng một cách nhanh chóng, sẽ giúp cây gia tăng số lượng hoa. Bởi những chiếc lá non sẽ ngăn cản sự hình thành mầm hoa mới, từ đó làm giảm tỷ lệ đậu quả của cây.
Hoa chôm chôm có mấy loại?
Cấu tạo của hoa và quá trình sinh trưởng của hoa quyết định tới 90% hình thức sinh sản và sản lượng quả của các loài thực vật. Chính vì vậy, việc hoa chôm chôm có mấy loại đang được rất nhiều người trồng quan tâm. Hoa chôm chôm có hai loại đó là hoa lưỡng tính và hoa đực.
Hoa đực là giống hoa không có nhị cái, chỉ sinh trưởng toàn nhị đực, thông thường giống cây này nhân giống bằng hạt. Hoa đực có nhiệm vụ cung cấp các hạt phấn hoa cho hoa lưỡng tính. Thông thường, hoa sẽ nở vào sáng sớm và tàn vào khoảng 3 giờ chiều. Nếu thiếu ánh nắng thì hoa sẽ nở muộn hơn. Trung bình có khoảng gần 3000 hoa đực trên một cụm hoa, mỗi bông hoa sẽ có khoảng gần 6000 hạt phấn.
Hoa lưỡng tính lại được chia làm hai loại, đó là hoa lưỡng tính làm chức năng của hoa cái và hoa lưỡng tính làm chức năng của hoa đực. Thông thường, có khoảng 550 bông hoa lưỡng tính trên một cụm hoa. Ở hoa lưỡng tính, cả nhị đực và nhị cái cùng phát triển, nhị đực mang phấn hoa. Tuy nhiên, nhị cái lại không mở cánh hoa hoàn toàn nên việc thụ phấn bị trở ngại. Chính vì điều này, việc trồng những cây chôm chôm sinh trưởng hoàn toàn hoa đực chính là điều cần thiết.
Tùy thuộc vào đặc tính của hoa, người ta chia hoa chôm chôm thành 3 loại:
– Cây đực: Đây là giống cây sinh trưởng toàn bộ hoa đực, hơn 60% giống cây này đều được trồng bằng phương pháp gieo hạt,
– Cây lưỡng tính chỉ sinh trưởng hoa cái: Tỷ lệ cây lưỡng tính sinh trưởng hoa cái rất cao, trong số 100 cây trồng thì có tới 98 cây lưỡng tính sinh trưởng toàn hoa cái.
– Cây lưỡng tính sinh trưởng toàn hoa đực: Giống cây này chiếm tỷ lệ khá ít, vì vậy người dân thường phải trồng thêm một số cây đực để gia tăng tỷ lệ thụ phấn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa: Đặc điểm ra hoa của cây chôm chôm sẽ thay đổi tùy thuộc vào giống cây, có giống ra hoa nhanh hơn và cũng có giống ra hoa muộn hơn.
Cách trồng giống cây chôm chôm
Chôm chôm là loại trái cây có hương vị thơm ngon, đặc trưng, được rất nhiều đối tượng khách hàng ưa thích. Chính vì điều này, chôm chôm đã trở thành giống cây trồng được nhiều địa phương lựa chọn làm cây phát triển kinh tế. Các giống cây chôm chôm sẽ thu về nguồn lợi lớn cho người nông dân. Đối với giống cây này, chúng ta cần thực hiện theo các kỹ thuật sau:
Khoảng cách trồng: Cần duy trì khoảng cách trồng giữa các cây để đảm bảo cây có không gian rộng lớn để sinh trưởng, cũng như không phải tranh nhau về ánh sáng. Khoảng cách khuyến cáo là 10x10m, tối thiểu là 9x9m hoặc 8x8m.
Hố trồng: Đào hố trồng cây có kích thước khoảng 50x50x50cm. Giữ phần đất vừa đào ở miệng hố, bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục và vôi bột.
Kỹ thuật trồng cây chôm chôm:
Bước 1: Dùng dao rạch lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây, loại bỏ các rễ thừa, lá sâu, úa.
Bước 2: Đặt cây vào hố trồng, dùng phần đất trên miệng hố để lấp và dùng tay nén chặt đất.
Bước 3: Tiến hành tạo bồn đất xung quanh gốc cây với chiều cao khoảng 20 – 30cm để tránh tình trạng nước chảy ra bên ngoài khi tưới cây.
Tưới nước: Nên tưới nước cho cây vào đầu mùa khô, khi mới trồng và lúc cây ra hoa. Vào tháng đầu tiên của đầu mùa mưa, cần giảm lượng nước tưới xuống, sau đó vài tuần thì ngưng tưới.
Cắt tỉa cành: Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà chúng ta thực hiện các phương pháp cắt tỉa sao cho phù hợp.
- Trong 1 – 2 năm đầu, tiến hành cắt ngọn, giữ cây ở chiều cao ổn định 60 – 70cm.
- Một cây chôm chôm được xem là khỏe mạnh khi cây có khoảng 4 – 5 cành mọc quanh thân chính trong 1 – 3 năm đầu, nếu số lượng cành vượt quá thì cần cắt bỏ các cành nhỏ, yếu, để cây tập trung dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận khác.
Loại đất nào thích hợp nhất cho cây chôm chôm ?
Hiện nay, nhiều nơi đã bắt đầu đưa việc trồng cây chôm chôm làm cây trồng chủ lực tại địa phương. Vậy loại đất nào thích hợp nhất cho cây chôm chôm sinh trưởng? Theo nhiều nhà thực vật học, cây chôm chôm sinh trưởng tốt ở đất đỏ bazan, đất thịt pha cát, đất ngọt phù sa có khả năng thoát nước tốt.
Hình ảnh cây chôm chôm
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chôm chôm dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây chôm chôm, các loại hoa chôm chôm, cách trồng và hình ảnh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chân vịt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây chân vịt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cẩm thị là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cà ri – Đặc điểm – cách phân biệt, công dụng và cách trồng
Cây cà na là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bứa là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bìm bìm là gì? Tác dụng, cách dùng và cách trồng