Cây cà ri – Đặc điểm – cách phân biệt, công dụng và cách trồng

Cây cà ri là giống cây thực phẩm được dùng để chế biến các loại nước sốt làm nên thương hiệu ẩm thực của đất nước Ấn Độ. Không chỉ tại Ấn Độ mà tại nhiều nước trong khu vực Châu Âu, Châu Á cũng rất ưa thích các loại nước sốt làm từ loại cây này. Ngày nay, giống cây này được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, cách phân biệt, công dụng và cách trồng cây cà ri. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây cà ri Việt Nam

Cây cà ri là giống cây thực phẩm sinh sống chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới, thuộc họ Rutaceae. Giống thực vật này có tên tiếng anh là curry, có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Đặc điểm cây cà ri Việt Nam: Đây là giống cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trong khoảng 4 – 6m, chiều dài của cành cây trong khoảng 30 – 40cm. Lá cây là dạng lá kép lông chim, mỗi lá kép sẽ dài khoảng 3- 4cm, rộng khoảng 1 – 2,5cm. Toàn cây có chứa hàm lượng tinh dầu cao nên có mùi rất thơm. Hoa có kích thước nhỏ, sinh trưởng thành chùm, màu trắng, mùi thơm dịu nhẹ. Quả cà ri là dạng quả mọng, có màu đen, vỏ ngoài nhẵn bóng, có thể ăn được. Hạt có chứa hàm lượng độc tố cao nên tuyệt đối không được sử dụng.

Đặc điểm cây cà ri Việt Nam

Đặc điểm cây cà ri Việt Nam

Giống cây này sinh trưởng ở những vùng đất có khí hậu ấm áp, giàu dinh dưỡng, khi cung cấp cho cây hàm lượng nước dồi dào thì cây sẽ sinh trưởng rất nhanh. Lá cà ri tươi chính là nguyên liệu được dùng phổ biến trong ẩm thực. Chắc hẳn khi nghe tới tên của loại cây này, người ta sẽ nghĩ ngay tới bột cà ri bán nhiều ngoài siêu thị. Tuy nhiên, bên trong bột cà ri lại hoàn toàn không có chứa thành phần nào liên quan tới loại cây này. Từ lâu, lá cà ri đã được xem là loại gia vị phổ biến ở Sri Lanka và Nam Ấn Độ. 

Chính nhờ hương vị đặc trưng giống cam quýt và cây hồi nên chúng được dùng trong các món ăn với mục đích kích thích vị giác. Khi lá được chiên chín trong dầu chính là lúc chúng tỏa ra hương vị đậm đà nhất. Người ta thường sử dụng chúng trong các món hầm, những món ăn có nước dừa, hải sản, cá, rau. Ngoài ra, lá cà ri dùng để trang trí món ăn cũng khá đẹp. 

Cây cà ri đỏ

Cây cà ri đỏ là tên gọi của giống cây xuất hiện trong các lễ hội trái cây tại vùng đất Nam Bộ của nước ta. Khác với cây cà ri thông thường, giống cà ri này có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, cho hoa màu hồng, quả có màu đỏ tươi và có chứa nhiều gai nhọn. Khi già quả sẽ khô, cứng, vỏ ngoài có màu nâu đỏ, bên trong có chứa hạt. Quả cà ri đỏ không ăn được, được người dân dùng để tạo màu thực phẩm. Giống cây này được trồng nhiều ở Peru, Mexico, Colombia, Brazil để làm cây cảnh. Tại nước ta, cây được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây cà ri đỏ

Cây cà ri đỏ

Chất màu trong cây cà ri đỏ có giá trị thương mại rất lớn, chúng thường được gọi là cây điều nhuộm. Đây là chất màu an toàn nên là nguyên liệu cho ngành dược, hóa mỹ phẩm. Ngoài lấy hạt để tạo màu thực phẩm, chúng còn được dùng trong y học với mục đích tẩy giun, sán. Hiện nay, có nhiều vùng chuyên canh giống cây này đã ra đời, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. 

Phân biệt cây cà ri và cây mắc mật

Cây cà ri và cây mắc mật là hai giống cây gia vị được người Việt vô cùng yêu thích. Cả hai loại đều dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, có rất nhiều người đang nhầm lẫn hai giống cây này với nhau bởi công dụng độc đáo của chúng. Khác với cây cà ri trồng nhiều ở khu vực miền Nam thì cây mắc mật lại được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc. Cây mắc mật chủ yếu được trồng ở các tỉnh Tây Bắc, chúng thường được kết hợp cùng với các món ăn đặc trưng khác, tạo ra nhiều món ăn đặc sản. Giống cây gia vị này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây dương tùng, cây củ khỉ, cây hồng bì núi. 

Đây là giống cây có chứa hàm lượng tinh dầu cao, được dùng cho các món nướng hoặc món chiên, quay. Chúng còn được dùng làm nguyên liệu trong y học cổ truyền và mang nhiều lợi ích sức khỏe đến cho con người. Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong y học cổ truyền, được sản xuất thành sản phẩm chức năng. Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, dùng để làm gia vị. Quả mắc mật có hàm lượng vitamin C cao, có vị chua, ngọt nhẹ, được người dân sử dụng để ăn tươi hoặc dùng trong nấu ăn.

Cây mắc mật

Cây mắc mật

Công dụng quả cây cà ri

Theo một số nghiên cứu, quả cà ri có chứa hàm lượng lớn girinimbine, murrayakoeninol, murrayanine, phellopterin, isobyakangelicol, xanthotoxin, magazine, isogosferol, neobyakangelicol, murrayanol, bicyclomahanibine, cyclomahanimbine, scopolin, koenimbine, 11 – selinen – 4 alpha , 7 beta-ol, 9 – carbethoxy – 3 – methylcarbazole, 8,8 – eiskonigin và 3 – methyl – carbazole. Nhờ bảng thành phần này, quả cà ri có công dụng chống lại bệnh tiểu đường, chống oxy hóa, ức chế lipase tụy tạng, ức chế acetylcholinesterase và bảo vệ gan. 

Công dụng của quả cây cà ri đã được y học hiện đại nghiên cứu chi tiết. Cụ thể, chiết xuất từ quả cà ri có thể ngăn ngừa sự gia tăng chỉ số đường huyết, tăng cường quá trình thủy phân chất béo, ức chế lipase tụy tạng, cải thiện triệu chứng lú lẫn, mất trí nhớ khi mắc, bệnh alzheimer, làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền xung thần kinh acetylcholin, giảm peroxidation lipidique và thiệt hại của tế bào. Một số nghiên cứu mới đây cũng cho biết, lá cà ri có các thành phần hóa học có công dụng lợi bao tử, giảm trị số đường huyết, kháng khuẩn, giảm lượng cholesterol, chống sưng viêm. 

Theo y học cổ truyền, cây cà ri được dùng trong việc giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, điều trị mụn, bỏng, bầm tím, chống sưng viêm vết thương ngoài da, nhanh lành vết thương, cải thiện cơn đau, giảm triệu chứng liên quan đến tiết niệu và sinh dục, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, vị thuốc này cũng góp mặt trong nhiều bài thuốc chống bạc tóc, nuôi dưỡng tóc óng mượt, ngăn chặn đục thủy tinh thể, cải thiện thị lực, trị buồn nôn khó tiêu, ngăn ngừa táo bón.

Công dụng quả cây cà ri

Công dụng quả cây cà ri

Cách trồng cây cà ri

Cây cà ri là giống cây được trồng nhiều ở những nơi có nguồn sáng mạnh, tuy nhiên cây vẫn có thể sống trong môi trường nắng bán phần. Những cây sống trong môi trường râm mát sẽ có tốc độ sinh trưởng chậm hơn những cây sống ngoài ánh sáng tự nhiên. 

Đất trồng: Nên trồng cây trên đất thịt, nên trộn lẫn đất cùng với phân chuồng, tro trấu trước khi tiến hành trồng. 

Cách trồng cây cà ri như sau: Giống cây này được nhân giống bằng hạt hoặc ghép cành. Để giảm thời gian sinh trưởng thì chúng ta có thể lựa chọn mua cây giống ở các vườn ươm trên địa bàn. Nên đào hố trồng có kích thước tối thiểu là 20cm, có thể trồng trong chậu để tiện di chuyển. Đặt cây vào giữa hố trồng, lấp đất, nén nhẹ sao cho cây đứng thẳng. Tưới nước lên toàn bộ bề mặt trồng. Nếu trồng trong chậu thì nên phủ lên bề mặt một lớp sỏi để tăng độ giữ ẩm cho đất. 

Cây cà ri dễ sống, hiếm khi bị sâu bệnh, chịu được môi trường nhiệt độ phòng khắc nghiệt nên sẽ phù hợp trồng ở nhiều nơi. Khi trồng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của cây, tránh trường hợp ngập úng trong thời gian dài gây thối thân và rễ. Đối với trường hợp trồng trực tiếp dưới ánh nắng tự nhiên thì nên thực hiện làm giàn che cho cây vào những ngày nắng quá gay gắt. 

Hình ảnh cây cà ri

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cà ri dưới đây:

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Hình ảnh cây cà ri

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, cách phân biệt, công dụng và cách trồng cây cà ri. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cà na là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -