Cây bứa là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây bứa là giống cây cho quả được sử dụng nhiều trong ẩm thực, quả bứa gắn bó với các món ăn đặc sản miền Trung. Ngoài ra, giống cây này còn là loại gia vị có nhiều lợi ích dành cho sức khỏe của con người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây bứa, công dụng, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây bứa là cây gì?

Cây bứa có tên khoa học là garcinia oblongifolia champ. ex benth, thuộc chi Bứa, họ Măng Cụt. Chúng có tên nước ngoài là gamboge fruit, brindle berry hoặc garcinia cambogia. Tại nước ta, cây bứa là giống cây mọc hoang dại ở các khu rừng thứ sinh của thị xã Hà Tuyên đổ về tới Đà Nẵng, nơi mọc tập trung nhiều nhất là khu vực miền Trung. Ngoài ra, cây cũng mọc rải rác ở một số khu vực của Tây Nguyên và các vùng ven sông Nam Bộ. Lá và quả có vị chua, ăn được nên người dân thường trồng trong vườn nhà để làm rau gia vị, nấu canh, kho cá,… Thuộc giống cây thân gỗ, kích thước trung bình, thời gian thu hoạch trong khoảng tháng 6 – 8 âm lịch.

Cây bứa là cây gì?

Cây bứa là cây gì?

Giống cây này không phân bố rộng khắp đất nước, nhiều người vẫn không biết cây bứa là cây gì? Thực chất, đây là giống cây ăn trái nổi tiếng của khu vực Tây Nam Bộ. Tuy cùng họ với măng cụt nhưng quả của chúng lại có mùi thơm dễ chịu hơn, vỏ ngoài chua nhẹ, vỏ mỏng, màu xanh, khi chín vỏ sẽ chuyển dần sang màu vàng. Người dân tại đây thường dùng chúng làm gia vị cho các món ăn hằng ngày. Tuy sinh sống tại nước ta từ lâu, nhưng chúng không phải giống cây bản địa của Việt Nam mà có nguồn gốc từ miền Nam của Ấn Độ. Chiều cao của cây trong khoảng 8 – 15m, tuổi thọ cao, cây càng cao thì tuổi thọ cây càng lớn. 

Cành cây khi mới mọc thường có xu hướng rủ xuống. Lá cây có hình trứng, hơi dài, nhọn một đầu, mép lá nguyên, hai mặt nhẵn bóng. Quả bứa là dạng quả mọng, vỏ khá dày, có nhiều khứa, nhìn sơ qua có hình dáng giống trái ổi găng. Quả bứa là sự kết hợp giữa vị đắng của vỏ và vị chua ngọt của thịt nên được ưa thích làm trái cây tráng miệng. Vào tháng 6 – 8 hằng năm, quả bứa sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng. Giá cho mỗi kg quả bứa lúc này dao động trong khoảng 50 – 70 nghìn đồng. 

Công dụng cây bứa rừng

Trong dân gian, lá cây bứa rừng được sử dụng để làm rau ăn hằng ngày. Lá bứa có vị chua nhẹ hơn quả nên được thái nhỏ để nấu canh chua, chúng còn được ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt lợn luộc. Quả bứa có mùi thơm, vị chua nhẹ, bên trong chứa nhiều axit nên được dùng để ăn sống, nấu cà ri, làm siro, làm gia vị để kho cá và ép nước uống trong mùa nóng. Nhờ vị chua có trong lá và quả nên chúng còn được dùng để thay thế cho công dụng của me trong ẩm thực, nếu me chỉ được hái quả theo mùa thì bứa lại có thể cho thu hoạch quanh năm. Hạt bên trong của quả bứa cũng có vị chua, ăn được và có thể dùng trong nấu ăn mà không cần bỏ hạt.

Công dụng cây bứa rừng

Công dụng cây bứa rừng

Theo y học cổ truyền, vỏ cây bứa có tính mát, vị đắng, hơi độc, có tác dụng làm lành vết ăn da, hàn vết thương, hạ nhiệt, tiêu viêm. Bên trong cây bứa, đặc biệt là quả bứa có chứa hàm lượng lớn flavonozit, vitamin C, axit hữu cơ không độc. Vì vậy, giống cây này được xem là một cây thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Quả bứa chính là một thực phẩm giảm béo hiệu quả bởi một số nghiên cứu đã chỉ ra axit hydroxycitric trong cây bứa có công dụng ức chế mỡ trong máu và ngăn cơ thể hấp thụ tinh bột. 

Theo y học hiện đại, cây bứa là giống cây dược liệu thiên nhiên có thể dùng để điều trị bệnh đau tim, khối u, lỵ, bệnh trĩ, giun sán, đau đường ruột, thấp khớp,… Vỏ cây ngâm rượu có công dụng điều trị bệnh ho ra máu, bệnh cặn răng, viêm miệng, kém tiêu hóa, viêm dạ dày ruột, loét tá tràng, loét dạ dày. Ngoài ra, nhựa bứa còn được dùng ngoài da để điều trị bỏng, giúp nhanh lành những vết đạn đâm vào thịt, dị ứng mẩn ngứa, eczema, sâu quảng, mụn nhọt, bỏng. 

Cách dùng cây bứa nấu canh chua

Thật tuyệt vời khi những ngày oi ả, nắng nóng, chúng ta được thưởng thức món canh chua lá bứa thơm ngon, đậm đà. Đây là một món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc, có thể làm thanh mát cơ thể nhanh. 

Chuẩn bị: Cá suối tươi, đường, ớt, nghệ, hành tỏi, lá bứa non, mắm, hoa chuối, gia vị, muối. 

Cách dùng cây bứa nấu canh chua như sau: 

Sau khi làm sạch cá thì tiến hành chiên cá qua dầu nóng, khi hai mặt đã vàng đều thì chúng ta bỏ hành, ớt, nghệ, tỏi vào và nêm nếm với muối, mắm, đường, bột ngọt sao cho vừa miệng. Tiếp đó, cho nước sôi vào và đun cùng với cá cho tới khi sôi, sau khi sôi được 5 – 10 phút thì chúng ta vớt hết bọt ra ngoài. Đem lá bứa đã được rửa sạch, vò nát bỏ vào, cuối cùng là sắc lát mỏng hoa chuối vào nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Đây chính là món ăn mang vị chua chua, ngọt ngọt, thanh mát, dễ chịu, được dùng làm món ăn phổ biến, thân quen với người dân. Nhiều người khi tới thăm thú tại miền Trung thường được người dân nơi đây chiêu đãi món ăn dân dã này. Hiện nay, có nhiều món ăn từ cây bứa cũng đã ra đời, tuy nhiên cây bứa nấu canh chua cá suối vẫn là món ăn ngon nhất, mang đậm hương vị của núi rừng nhất.

Cách dùng cây bứa nấu canh chua

Cách dùng cây bứa nấu canh chua

Ý nghĩa cây bứa cổ thụ

Cây xanh mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống. Cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxy nên có vai trò điều hòa không khí hiệu quả. Đồng thời, cây xanh cũng góp phần làm mát không khí, làm sạch bầu khí quyển, đặc biệt là những cây xanh cổ thụ. Nếu thế giới này không có cây xanh, khí oxy sẽ không thể tạo ra, từ đó con người không có dưỡng khí tất cả mọi sự sống trên thế giới cũng sẽ ngừng trệ và biến mất. Cây bứa chính là một giống thực vật làm rất tốt vai trò của cây xanh. 

Cho dù chúng ta trồng cây bứa ở đâu, trong nhà hay ngoài trời thì chúng đều mang lại cho con người những giá trị riêng. Đặc biệt, đây còn là giống cây dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Cây bứa cổ thụ góp phần tô điểm thêm cho không gian sống, giúp bảo vệ môi trường và góp phần duy trì sự đa dạng sinh vật của tự nhiên. Trong đời sống con người, cây bứa vừa có thể cho gỗ, hái trái, làm thuốc. Nhu cầu trồng cây bứa ngày càng nhiều, đây là giống cây cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên, đây không phải là giống cây trồng chủ lực tại địa phương nên tất cả vẫn chỉ dừng lại ở việc trồng tự phát.

Ý nghĩa cây bứa cổ thụ

Ý nghĩa cây bứa cổ thụ

Cách trồng cây bứa giống

Cây bứa là giống cây mọc hoang nên khá dễ trồng, dễ chăm sóc và nhanh thu hoạch. Cách trồng cây bứa giống như sau: 

Phương pháp trồng: Có thể trồng bằng phương pháp ghép nêm hoặc gieo hạt. 

– Ngay sau khi trồng thì bón phân NPK kết hợp cùng phân chuồng hoai mục để cây sinh trưởng nhanh chóng hơn. 

– Cần trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng.

Hình ảnh cây bứa

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bứa dưới đây:

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Hình ảnh cây bứa

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bứa, công dụng, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bìm bìm là gì? Tác dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -