Cây xà nu là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách trồng

Mỗi khi nhắc tới cây xà nu, người ta sẽ nghĩ ngay tới tác phẩm văn học “rừng xà nu”. Vậy cụ thể cây xà nu là cây gì, đặc điểm, công dụng và cách trồng loại cây này ra sao, hãy đọc ngay bài viết dưới đây. 

Nội Dung Chính

Cây xà nu là gì?

Xà xu thực chất là tên gọi của một giống cây được tác giả Nguyên Ngọc – Bút danh Nguyễn Trung Thành hư cấu trong tác phẩm văn học “rừng xà nu”. Từ đó, loài cây này đã gắn bó với bao thế hệ học sinh. Khi xây dựng tác phẩm này, Nguyễn Trung Thành đã dựa vào hình ảnh cây thông ba lá để nhân hóa hình tượng lên thành cây xà nu. Thực chất, không có loài cây nào là xà nu trên núi rừng Tây Nguyên cả. Có lẽ vì vậy mà việc cây xà nu là gì được rất nhiều người thắc mắc, ngay cả những người sinh sống tại Tây Nguyên cũng thắc mắc. Thực chất, cây xà nu là cây thông 3 lá, tại Tây Nguyên người ta gọi giống cây này là cây loong rúh.

Cây xà nu là gì?

Cây xà nu là gì?

Trong tự nhiên, cây thông được người dân chia làm 2 loại chính đó là cây thông 3 lá để lấy gỗ và cây thông 2 lá để  chiết xuất tinh dầu. Cây xà nu là một giống cây khỏe khoắn dẻo dai, loài cây này đã che chắn, bảo vệ cho dân làng trước đại bác của kẻ thù. Ngoài ra, cây còn gắn bó với đời sống người dân, là nguyên liệu tạo ra các loại đồ dùng khác nhau như dầu hỏa, bảng viết,… Giống cây này chính là hiện thân của sự yên bình tại đây, được nhân hóa và ẩn dụ ám chỉ sức sống và nghị lực sống của người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. 

Giống thực vật này ưa thích khí hậu mát mẻ, có nhiều sương mù, sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, đây cũng là giống cây được trồng để lấy gỗ nhiều ở Nam Mỹ và Châu Phi. Tại nước ta, cây phân bố chủ yếu ở những vùng núi và cao nguyên có độ cao từ 1000 – 1800m so với mực nước biển. Đây cũng là giống thông có diện tích lớn nhất tại nước ta. 

Đặc điểm cây xà nu

Đặc điểm cây xà nu tại Tây Nguyên: 

Cây xà nu là giống cây thân gỗ lớn, vỏ cây có màu nâu xám, nứt thành từng mảng, tán cây tỏa rộng, lá cây hình kim, cứng, có màu xanh ngọc. Một chiếc lá trưởng thành có chiều cao khoảng 20 – 30cm, một cành ngắn thường có khoảng 3 lá. Hoa có hình nón, là giống hoa đơn tính cùng gốc, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi thụ phấn thành công. Từ khi bắt đầu sinh trưởng tới khi chín quả xà nu mất khoảng 2 năm, khi chín sẽ hóa gỗ. Bên ngoài quả có chứa các vảy cứng, những chiếc vảy này sẽ chứa hạt, mỗi vảy chứa 2 hạt. Hạt xà nu có cánh, sau khi già sẽ nhờ gió phân tán tới các khu vực xung quanh.

Đặc điểm cây xà nu

Đặc điểm cây xà nu

Khác với giống cây thông 3 lá, cây thông 2 lá không có nhiều dầu, chúng chủ yếu được trồng với mục đích thu hái gỗ, loại gỗ này trong thời kỳ chiến tranh thường được dùng để làm vỏ thùng đựng đạn. Những người đã từng tới thăm quan tại đây cho biết, sau khi ngủ một hôm tại các ngôi làng trong rừng xà nu thì khi tỉnh dậy sẽ thấy nhựa thông dính đầy trên vành tai, lỗ mũi, nếp nhăn,… Tại Tây Nguyên, giống cây này có khả năng tự tái sinh vô cùng tốt. Hạt của chúng sẽ phát tán trong mùa khô, tới mùa mưa thì hạt sẽ nảy mầm. 

Giống cây này ưa thích ánh sáng và độ ẩm, chúng tăng trưởng chiều cao rất nhanh khi sinh trưởng tới năm 14 – 15 tuổi. Khi cây sinh trưởng tới độ tuổi 18 – 24 thì cây sẽ có chiều cao ổn định. Trước năm 20 tuổi, mỗi năm cây sinh trưởng khoảng 1 – 1,2cm. Khi cây đạt tới độ tuổi thứ 40 thì cây bắt đầu giảm dần tốc độ sinh trưởng, mỗi năm chỉ cao thêm khoảng 0,5 – 0,6cm. Với điều kiện thuận lợi như tại Tây Nguyên thì cây xà nu có đường kính thân và tán cây lớn hơn nhiều so với các giống thông có cùng lứa tuổi.

Công dụng nhựa cây xà nu

Cây xà nu góp phần gia tăng sự đa dạng của hệ sinh thái rừng. Khác với giống cây thông 2 lá, cây xà nu được trồng chủ yếu để lấy gỗ. Gỗ thông khá nhẹ nên được dùng để làm các vật dụng gia đình và đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nói rằng chúng được trồng chủ yếu để thu hái gỗ nhưng trước kia người dân vẫn dùng nhựa của chúng để thắp đèn. Ngoài ra, nhựa cây xà nu còn được dùng để tinh chế ra colophan (Tùng hương/dầu thông), đây chính là chất làm bóng bề mặt của nón lá.

Công dụng nhựa cây xà nu

Công dụng nhựa cây xà nu

Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, nhựa cây xà nu chính là một hỗn hợp của nhiều chất colophan, resin, turpentine oil, acid abietic, acid pimaric, longifolen, myrcen, limonen, ∆-3-caren, β¬pinen, α-pinen và các chất trung tính với hàm lượng thay đổi không ngừng. Chất nhựa này chính là hợp chất trong suốt, cứng, giòn, vị đắng nhẹ, có màu vàng sáng, vàng đậm hay vàng nâu, không tan trong nước, hòa tan một phần trong benzen, toàn phần trong chất béo, tinh dầu, chloroform, ether, cồn. Chất lượng của dầu xà nu được đánh giá dựa trên tiêu chí xà phòng hóa và các chỉ số acid. Hai chỉ số này càng cao thì chất lượng của loại dầu đó càng tốt. Một sản phẩm dầu xà nu được xem là tốt khi chỉ số acid đạt 160 – 170. 

Nhựa xà nu chính là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như keo dán, nhựa hàn, vật liệu cách điện, sản xuất giấy, cao su, sơn, chế biến cao dán chữa trị mụn nhọt, dùng để bôi trơn cho nhiều loại nhạc cụ, làm xi, dùng để vẽ các sản phẩm in baltic, công nghiệp in, chất tạo bọt cho xà phòng. Ngoài ra, tinh dầu được chiết xuất từ nhựa xà nu còn được dùng làm thuốc bôi diệt khuẩn đường hô hấp, sát trùng, điều trị cảm lạnh, viêm thấp khớp, kích thích lưu thông máu. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp vecni, công nghiệp sơn, làm dung môi, sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và công nghiệp hoá mỹ phẩm. 

Công dụng lá cây xà nu

Lá cây xà nu có chứa tinh dầu nên thường được dùng để chiết xuất tinh dầu, tuy nhiên hàm lượng dầu không quá lớn. Người dân thường chỉ dùng lá xà nu để đốt giúp xua đuổi côn trùng mà thôi. 

Cách trồng cây xà nu ở Tây Nguyên

Giống: Cây có thể sinh trưởng bằng hạt giống của cây mẹ có độ tuổi trên 20. Sau khi trồng khoảng 7 năm thì cây bắt đầu cho đợt quả đầu tiên. Nếu không có sẵn giống cây thì chúng ta nên mua cây ở nơi có giấy kiểm định chất lượng hạt giống rõ ràng.

Cách xử lý hạt giống: Sau khi thu hoạch quả về chúng ta nên ủ chúng với nhau khoảng 2 – 3 ngày sau đó thì phơi ở nơi râm mát. Sau khi làm sạch hết chất bẩn và tạp chất, nếu hạt giống đạt tỷ lệ 14 – 17g/1000 hạt thì có thể tiến hành ngâm trong nước ấm và mang đi gieo ngay.

Gieo hạt vào bầu: Nên chuẩn bị những bầu đất có kích thước 20 – 30cm, chọc một lỗ nhỏ, sâu dưới đáy bầu và tưới nước cho bầu ẩm. Cho 1 – 2 hạt vào trong bầu, lấp kín đất và hằng ngày tưới nước bằng bình phun sương. 

Cách trồng cây xà nu ở Tây Nguyên

Cách trồng cây xà nu ở Tây Nguyên

Cách trồng cây xà nu ở Tây Nguyên: Khi cây giống cao khoảng 50 – 80cm thì chúng ta có thể tiến hành đưa cây lên luống trồng. Tưới nước lên khu vực đất chuẩn bị trồng cây trước 1 ngày. Tiếp đó đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào hố, lấp đất và tưới nước để giữ ẩm cho cây. 

Tưới nước: Mỗi ngày nên tưới 2 lần/1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Dặm cây: Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì kiểm tra tỷ lệ cây sống sót, nếu cây sống chưa đạt 90% thì nên thực hiện trồng dặm. 

Trên đây là toàn bộ thông tin cây xà nu là cây gì, đặc điểm, công dụng và cách trồng loại cây này ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây xạ hương – Đặc điểm, tác dụng, tác hại, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -