Cây tuyết tùng hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tuyết tùng là giống cây cảnh được rất nhiều người ưa thích, không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà nó mang lại cho không gian sống mà còn bởi ý nghĩa phong thủy của cây. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và thông tin cây tuyết tùng hợp mệnh gì?
Đặc điểm cây tuyết tùng ở Việt Nam
Cây tuyết tùng có tên khoa học là cedrus deodara, thuộc họ Thông, chi Thông Tuyết. Đây là loại thực vật lá kim có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, cụ thể là vùng núi phía tây của dãy Himalaya. Toàn cây chứa hàm lượng tinh dầu cao, có mùi hương cay nồng đặc trưng, chúng phân bố ở khu vực có độ cao khoảng 1500 – 3200m so với mực nước biển. Độ cao 2200m chính là nơi sinh sống nhiều nhất của loại cây này. Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để làm cảnh.
Đặc điểm cây tuyết tùng ở Việt Nam: Thân gỗ, nhựa cây có mùi hăng, khó chịu, tán cây có hình chóp nón, dài, hình dáng giống cây thông. Cây có nhiều cành nhánh, phân nhánh ngay từ sát gốc. Lá tuyết tùng có màu xanh nhạt, hình kim, chiều dài trong khoảng 8 – 10cm, mọc theo chiều xoắn ốc trên các cành dài. Lá cây mọc khá dày đặc, màu sắc của lá đậm hay nhạt sẽ tùy thuộc vào độ dày của lớp sáp trắng bảo vệ bên ngoài, vì vậy lá tuyết tùng có thể thay đổi từ màu xanh nhạt sang xanh đậm và lục lam.
Quả tuyết tùng tại Việt Nam có hình trứng, chiều dài khoảng 6 – 12cm, chiều rộng khoảng 4 – 8cm, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu nâu xám. Bên trong quả có chứa hạt nhỏ, hạt có cánh và được giải phóng ra ngoài không gian khi trái chín. Các hạt thường có hình trứng, dẹt, dài khoảng 10 – 1,5cm và có 1 cánh dài khoảng 1 – 3cm, bên ngoài được bảo vệ bằng một lớp nhựa dày, có mùi hăng rất khó chịu. Theo một số nhà khoa học cho biết, lớp vỏ bảo vệ bên ngoài được dùng để bảo vệ hạt không bị các loài sinh vật tự nhiên ăn. Cây thụ phấn vào mùa thu, quả sẽ chín sau đó khoảng 1 năm.
Ý nghĩa cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng là giống cây có công dụng đa dạng. Các công dụng của loài thực vật này phải kể tới như:
Thanh lọc không khí: Lá tuyết tùng có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, việc trồng cây trong không gian sống sẽ giúp mang lại bầu không khí trong lành, dễ chịu. Đặc biệt là những cây tuyết tùng mini trang trí nội thất sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để lọc không khí tự nhiên.
Công dụng về mặt y học: Toàn cây có chứa hàm lượng dinh dầu cao, theo nghiên cứu của y học hiện đại thì loại tinh dầu này có khả năng xua đuổi côn trùng, kháng khuẩn, điều hòa chức năng sinh lý, mệt mỏi, giảm căng thẳng, giúp trẻ hóa làn da và trị được khá nhiều bệnh về da hiệu quả. Tinh dầu tuyết tùng có tên y học là hoàng đàn, chúng có hương gỗ ấm, dịu, có công dụng tạo cảm giác sảng khoái, kích thích giấc ngủ, giảm căng thẳng và tạo cảm giác bình yên.
Bởi vì tính sát trùng khá cao nên y học cũng đã sử dụng tinh dầu tuyết tùng trong việc điều trị viêm bàng quang và âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, sát trùng vết thương hở và điều trị một số bệnh khác như: Thấp khớp, viêm khớp, viêm xoang, viêm phế quản. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn được sử dụng trong việc sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến, da dầu, eczema, viêm da, mụn trứng cá và sử dụng trong các công nghệ giảm mỡ dưới da, chống nhăn, chăm sóc da.
Ý nghĩa cây tuyết tùng trong phong thủy: Hoa tuyết tùng thường được dùng để trang trí cho các lễ cúng, lễ hội bởi người ta luôn tin rằng nếu trong giấc mơ gặp hoa tuyết tùng sẽ giúp bản thân nhanh chóng thành công. Người xưa luôn quan niệm rằng tuyết tùng chính là loại cây có khả năng xua đuổi ma quỷ, vận xui và những luồng khí xấu trong nhà. Nhiều người lại cho rằng việc ăn quả tuyết tùng có thể biến thành bất cứ con vật nào và trường sinh bất lão.
Theo một số nhà phong thủy học, cây tuyết tùng tượng trưng cho bậc quân tử, dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Hơn hết, cây luôn mang màu xanh nên thể hiện sự tươi mới và sức sống mãnh liệt. Đây cũng là giống cây có tuổi thọ cao, vì vậy cây tượng trưng cho danh tiếng, công đức của tổ tiên và sự thương nhớ đến người đã khuất. Thân cây thường được dùng trong việc chế tạo các cánh cửa trong đền, chùa, bởi nơi đây được xem là nơi nối thông lên thượng giới và là nơi trú ngụ của các thần linh.
Cây tuyết tùng hợp mệnh gì?
Để cây hỗ trợ cải vận tốt cho chúng ta thì việc cây tuyết tùng hợp mệnh gì là điều cần phải quan tâm. Theo phong thủy, loại cây này rất phù hợp với những người tuổi Khỉ (Thân), đặc biệt là những người tuổi Nhâm Thân. Cây có thân thẳng, cao, vì vậy rất phù hợp với tính cách của con giáp này. Những người tuổi khỉ luôn muốn trèo lên cao, lúc nào cũng mang tâm thế muốn phấn đấu, vươn cao trong cuộc sống, Việc sử dụng cây tuyết tùng làm vật phẩm phong thủy chính là cách hỗ trợ bản thân vươn tới đỉnh vinh quang của thành công, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thăng tiến trong công việc cũng như sự nghiệp.
Cũng theo một số nhà phong thủy học, giống cây cảnh này sẽ hỗ trợ cải vận rất tốt cho người mệnh Kim. Người mang mệnh Kim trồng cây tuyết tùng sẽ giúp cho công việc thuận lợi, thu hút tài lộc và xua đuổi được điều không may mắn. Dựa vào mối quan hệ tương sinh trong ngũ hành, Kim sinh Thủy, vì vậy người mệnh Kim hoàn toàn có thể trồng cây tuyết tùng để làm vật phẩm phong thủy.
Vị trí đặt cây tuyết tùng mini
Khác với cây tuyết tùng cổ thụ, cây tuyết tùng mini có kích thước nhỏ hơn, thích hợp đặt ở những không gian hẹp. Loại cây này ưa sáng, chịu được bóng bán phần trong thời gian dài. Để cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh chóng thì nên đặt cây ở gần cửa sổ, lối ra vào, cửa chính, ban công, sân thượng để cây có thể hấp thụ đủ nguồn ánh sáng tự nhiên. Tùy theo điều kiện thời tiết và nhiệt độ phòng mà chúng ta có thể điều chỉnh được lượng nước tưới phù hợp. Khi đặt cây ở những nơi có nhiều ánh nắng thì khả năng bốc hơi nước trong đất sẽ nhanh, lúc này chúng ta có thể tăng gấp đôi lượng nước tưới cho cây.
Cách trồng cây tuyết tùng bonsai
Cây tuyết tùng bonsai hiện đang nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Kỹ thuật trồng như sau:
Đất trồng: Nên trồng trên đất tơi xốp, thoát nước nhanh, đất không bị nhiễm bệnh.
Nước tưới: Cây không chịu được ngập úng, cần chia nhỏ lượng nước và tưới cây theo chu kỳ 3 lần/1 ngày. Nếu trồng cây trong mát chỉ cần tưới 1 ngày/1 lần.
Phân bón: Nhu cầu phân bóng không cao, chỉ cần bón phân cho cây vào tháng 10 – 1 hằng năm.
Cách trồng: Cần lựa chọn cành mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt đoạn cành dài khoảng 15 – 20cm và cắm trực tiếp vào đất.
Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa những cành vượt tán, những cành sinh trưởng nhiều lá. Ngoài ra, chúng ta có thể thường xuyên cắt tỉa để tạo dáng cây theo ý thích của mình. Nên cắt tỉa vào mùa xuân hè, hạn chế cắt tỉa vào mùa đông.
Thay chậu: Cần thay chậu theo chu kỳ 2 năm/1 lần, khi di chuyển cây sang chậu mới cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm thương bộ rễ.
Sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp mốc trắng và rệp lá trắng. Cần chú ý quan sát và mua thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa ngay lập tức.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cây tuyết tùng hợp mệnh gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bách tán có nên trồng trước nhà? Đặc điểm và đặc tính gỗ
Sinh Vật Cảnh -Cây trứng gà – Đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và tác dụng
Cây trắc bách diệp là gì? Tác dụng, đặc tính gỗ và cách trồng
Cây thanh mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây thiên điểu hợp mệnh gì? Mô tả, độc tố và cách chăm sóc
Cây tía tô – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây tỏi – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây trám đen là gì? Đặc điểm, cách trồng và đặc tính gỗ