Cây tía tô – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng

Lá tía tô chính là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của gia đình Việt. Ngoài công dụng chính là làm gia vị trong ẩm thực thì cây tía tô còn là loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp và chữa bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng của cây tía tô và việc uống nhiều nước lá tía tô có tốt không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây tía tô

Cây tía tô có tên khoa học là perilla frutescens (L.) britt, thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi). Trong dân gian còn gọi loại cây này là cây tô diệp, cây tô ngạnh hoặc cây tử tô. Giống thực vật này có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam như một loại rau phổ biến. Hiện tại, giống cây này được phân loại theo tên quốc gia như: Tía tô Việt Nam, tía tô Trung Quốc, tía tô Nhật Bản, tía tô Hàn Quốc.

Đặc điểm của cây tía tô

Đặc điểm của cây tía tô

Đặc điểm của cây tía tô: Thân cỏ, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1m, mọc thẳng, toàn bộ cây có lớp lông mềm bao phủ. Lá cây mọc đối xứng hai bên, một đầu nhọn, màu sắc lá thay đổi tùy theo giống. Loại cây này có mùi vị đặc trưng, thường được dùng để ép lấy tinh dầu, vì vậy đây là giống thực vật có khả năng cung cấp dầu hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều nhà máy chế biến dầu, thuốc giải độc từ cây tía tô đã ra đời hứa hẹn mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nước ta. 

Ngoài ra, đây cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu trong Đông Y, hầu hết tất cả các bộ phận mọc trên mặt đất đều có công dụng phòng chống bệnh theo mùa, tăng miễn dịch, giải cảm, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Không chỉ ở Việt Nam mà ở Nhật Bản, tía tô chính là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như sushi, sashimi. Người Nhật còn sử dụng loại rau này để tạo màu cho các món ăn, làm nước giải khát và sản xuất các loại mỹ phẩm làm đẹp. 

Cây tía tô có mấy loại?

Tại nước ta, tía tô được sử dụng để ăn sống. Rau tía tô có vị thơm đặc trưng, tính ấm, cay nhẹ. Chúng thường xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau nên việc cây tía tô có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, mặt trên của lá tía tô Việt Nam có màu xanh, mặt dưới có màu tím. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều giống tía tô có màu sắc lạ khác như giống tía tô có hai mặt lá màu tím và giống tía tô có hai mặt lá màu xanh. Mỗi loại lại có những công dụng khác nhau, vì vậy khi lựa chọn cần cân nhắc thật kỹ.

Cây tía tô có mấy loại?

Cây tía tô có mấy loại?

Cây tía tô có tác dụng gì?

Tía tô được sử dụng phổ biến trong ẩm thực với nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên loại cây này còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người. Vậy, cụ thể cây tía tô có tác dụng gì? Theo nghiên cứu, thành phần trong lá tía tô chính là protein thực vật, vitamin, khoáng chất, chất xơ, glucosamine và tanin. Nhờ những hợp chất này nên nước lá tía tô có công dụng đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa, đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất, hỗ trợ quá trình hoạt động của dạ dày.

Trong Đông Y, lá tía tô góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị tổn thương về dạ dày, giúp làm liền sẹo, nhanh làm lành vết thương, chống viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, việc uống nước lá tía tô tươi mỗi ngày còn có công dụng giảm các cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa, hỗ trợ điều trị hen suyễn, cải thiện chức năng phổi, tăng khả năng lưu thông khí, giúp điều trị hen suyễn và ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiều người còn sử dụng lá tía tô dưới dạng đắp ngoài da để điều trị mẩn ngứa, viêm da, lang beng, hắc lào.

Cây tía tô có tác dụng gì?

Cây tía tô có tác dụng gì?

Dầu chiết xuất từ cây tía tô còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm đau tại chỗ, giảm đau do hội chứng kinh nguyệt hoặc tiền kinh nguyệt, mang lại một tâm trạng thoải mái và giảm cảm giác chán nản, lo âu, tăng cường sự phát triển của tóc, điều trị ngứa da đầu, loại bỏ mụn trứng cá, chàm, dị ứng hiệu quả. Theo y học hiện đại, chiết xuất từ cây tía tô có khả năng làm tăng mức cholesterol tốt (HDL) và giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể, chống viêm, điều trị viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa các bệnh mãn tính phát triển ở thận, ngăn rối loạn hệ thống tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, giảm thiểu khả năng phát triển bệnh xơ vữa động mạch và ngăn chặn tác động của oxy hóa. 

Công dụng cây tía tô làm đẹp

Uống nước tía tô đúng cách sẽ giúp chúng ta có được một làn da sáng mịn, trắng hồng và khỏe khoắn. Bởi bên trong lá tía tô có chất priseril có thể giúp da trắng sáng, đều màu, loại bỏ các tế bào chết, cải thiện màu sắc da, thanh lọc độc tố da. Các hợp chất vitamin có bên trong lá tía tô còn có công dụng giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn, tăng cường độ ẩm cho da. Cây tía tô làm đẹp là thông tin hoàn toàn chính xác, việc uống nước lá tía tô mỗi ngày còn có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sắc xuân của phụ nữ. 

Tác dụng của lá tía tô với xương khớp

Lá tía tô có chứa hàm lượng tinh dầu và chất chống viêm cao, vì vậy loại cây này có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau, kháng viêm. Tác dụng của lá tía tô với xương khớp chính là: Làm tăng khả năng đào thải acid uric nhanh chóng qua nước tiểu, giúp lợi tiểu, giảm sưng, suy trì hàm lượng acid uric ở mức an toàn. Qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là bệnh gout. 

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Lá tía tô có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, tuy nhiên việc lạm dụng chúng sẽ mang tới hậu quả không ngờ. Cũng như các loại thảo dược thiên nhiên khác, trước khi sử dụng chúng ta cần quan tâm tới mặt lợi và cả mặt hại của nó. Vậy uống lá tía tô nhiều có tốt không? Thực chất, chúng ta không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài, mỗi người chỉ nên dùng tối đa khoảng 300 – 450ml nước tía tô mỗi ngày, chia nhỏ lần uống. Việc uống quá nhiều sẽ khiến huyết áp tăng và ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tim mạch.

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Ngoài ra, bà bầu và trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng chúng quá nhiều trong một lần. 

Lưu ý:

Cách nấu nước tía tô với gừng

Nguyên liệu: 2,5 lít nước sạch, 1 củ gừng sắc mỏng, 3 lát chanh tươi, 200g lá tía tô tươi. 

Cách nấu nước tía tô với gừng

Bước 1: Sau khi rửa sạch lá tía tô thì ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút. 

Bước 2: Vớt ra ngoài, để ráo. 

Bước 3: Đun sôi 2,5 lít nước lọc cùng với gừng, sau đó bỏ lá tía tô vào và đun thêm khoảng 3 – 5 phút. 

Bước 4: Chờ cho nước nguội bớt thì cho mấy lát chanh tươi vào. Lúc này chúng ta đã có thể thưởng thức ngay. Chia thành nhiều lần uống trong ngày và nên uống lâu dài để thấy hiệu quả. 

Hình ảnh cây tía tô

Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây tía tô sau đây:

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Hình ảnh cây tía tô

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng của cây tía tô và việc uống nhiều nước lá tía tô có tốt không? Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!

Xem thêm: Cây tỏi – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và giá trị kinh tế

Sinh Vật Cảnh -