Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh

Cây sậy là giống cây mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta, loài cây này có nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống và y học. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về thông tin cây sậy là gì, tác dụng, cách dùng và vì sao nên trồng cây sậy nước. 

Nội Dung Chính

Cây sậy là gì?

Cây sậy có tên khoa học là arundo donax (L), thuộc họ Lúa (Poaceae). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây lau sậy, cây sậy trúc,… Cây sậy là giống cây cho hoa và quả hằng năm, tái sinh chủ yếu từ hạt, mùa quả vào tháng 5 – 8. Đây là giống cây lâu năm, có thân thảo, rễ thường sinh trưởng rất khỏe khoắn và dài, có nhiều đốt, màu trắng xám. Cây có thể cao khoảng 2 – 4m, mọc theo chiều thẳng đứng, đường kính thân trong khoảng 1 – 2cm, lõi bên trong rỗng. Lá sậy có hình mũi mác, chiều dài khoảng 25 – 40cm, chiều rộng 1 – 3cm, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông.

Cây sậy là gì?

Cây sậy là gì?

Hoa sậy thường sinh trưởng thành cụm, mỗi cụm có 3 bông hoa, màu tím, khi nở có xu hướng rủ xuống đất. Quả có hình tròn, vỏ cây nhẵn, được bao quanh bởi hoa. Đây là giống cây quen thuộc với người dân vùng nông thôn Việt Nam nhưng không phải người thành phố nào cũng biết chúng là cây gì? Vậy cụ thể, cây sậy là gì? Cây sậy là giống cây có hình dáng bên ngoài tương tự cây mía, được nhiều người đặt tên là cây mía khổng lồ. Người ta thường sử dụng thân rễ và chồi non của cây để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi thu hoạch thì chúng sẽ được rửa sạch sau đó thái nhỏ và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô. 

Có thể nói, cây sậy chính là loài cây đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Loài cây này gợi sự gần gũi, thân thiết như cái cách mà người dân thường ví: “Coi cái tướng nó ốm như sậy kìa”. Ngày nay, tuy cây sậy đã bị chặt phá nhiều, đất trồng sậy đã được canh tác để làm đất trồng cây nông nghiệp khác. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn giữ những bãi sậy lớn để phục vụ cho ngành sản xuất chổi sậy. Nghề làm chổi sậy cũng đã gắn liền với cuộc sống của nhiều người, mang lại ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Nam Bộ. 

Cây sậy sống ở đâu?

Ngày nay, diện tích trồng cây sậy đang ngày càng thu hẹp, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới cũng gặp tình trạng tương tự. Việc cây sậy sống ở đâu đang là mối quan tâm của nhiều người. Cây sậy là giống cỏ có kích thước lớn, sinh trưởng dạng bụi, ưa sáng và ưa ẩm, sống nhiều ở ven rừng ẩm, ven suối. Trên thế giới. cây sinh trưởng chủ yếu ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á. Tại nước ta, cây mọc nhiều trong đầm lầy, những nơi ẩm ướt ở các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. 

Cây sậy có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, cây sậy có nhiều hợp chất hóa học như: Alocolid gramin, vitamin E, acid béo, phytosterol, arginin, asparagine, các loại đường, protein, bufotenine, beat sitosterol, donaxin, vitamin C, lignin, cellulose. Dựa vào những hợp chất hóa học này, cây sậy có công dụng kháng khuẩn đối với liên cầu khuẩn dung huyết Beta, liều cao gây hạ huyết áp, liều thấp gây tăng huyết áp. Vậy theo y học cổ truyền, cây sậy có tác dụng gì?

Cây sậy có tác dụng gì?

Cây sậy có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, dược liệu cây sậy có tính lạnh, vị ngọt, được quy vào kinh Phế, Vị, Tâm, Thận, Tỳ. Chủ trị lợi tiểu, tiêu khát, ra mồ hôi, thanh nhiệt, nôn ra máu, cầm tiêu chảy, cầm nôn. Có công dụng tả hỏa, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân chỉ khát, lợi niệu, thanh nhiệt, cầm máu giải độc. Tại Trung Quốc, người ra thường dùng vị dược liệu này để điều trị váng đầu, đau răng, phế nhiệt thổ huyết, sưng to bìu dái, trị mụn nhọt, tiểu tiện bất lợi, đau răng do phong hỏa, trị nhiệt bệnh phát cuồng. Tại Ấn Độ, người dân dùng chúng để giảm sự tiết sữa, ổn định kinh nguyệt, lợi tiểu, làm dịu cơ thể. 

Tuy có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nhưng trước kia, người dân xem loài cây này là cái gai trong mắt. Chúng mọc tràn lan ở khắp nơi, nơi nào có cây sậy thì các giống cây khác sẽ không sinh trưởng được. Sau này, khi biết được công dụng của chúng thì thương lái ở các nơi ồ ạt tới thu mua với giá 4000 – 5000d/1kg cây khô, 1000 – 2000d/1kh tươi. Một người trưởng thành đi hái sậy, mỗi ngày có thể thu về được hơn 200 nghìn đồng. Các thương lái còn bày cho người dân cách làm chổi sậy từ bông sậy. Từ đó, đời sống của nhiều hộ dân đã có chuyển biến tốt. 

Cách dùng cây sậy trúc trong y học

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của mỗi người mà chúng ta có cách chế biến dược liệu khác nhau. Cây sậy trúc được dùng trong y học chủ yếu bằng cách sắc thuốc, có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để nâng cao kết quả điều trị. Cách dùng cây sậy trúc như sau: 

Mỗi ngày sử dụng khoảng 15 – 30g dược liệu ở dạng khô, nếu là tươi thì tăng gấp đôi. 

Kiêng kỵ: Theo như cuốn “Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách”, những người bị tình trạng tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu, tiêu lỏng, lạnh bụng, đau bụng thì tuyệt đối không sử dụng những bài thuốc từ cây sậy trúc. Ngoài ra, người nóng trong, cảm nắng mà không có sốt, trúng hàn tà, tân dịch chưa tổn thương thì cũng không được phép dùng vị thuốc này.

Cách dùng cây sậy trúc trong y học

Cách dùng cây sậy trúc trong y học

Cây sậy không chỉ là một loài cây mọc hoang dại được dùng để làm chổi mà còn là vị dược liệu có công dụng tuyệt vời trong y học. Cũng giống như nhiều loại dược liệu thiên nhiên khác, để cây phát huy hết được những công dụng như mong muốn thì chỉ nên dùng đúng và đủ liều lượng, nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để kiểm soát tối đa rủi ro có thể xảy ra và khi thấy có bất cứ biểu hiện lạ nào sau khi dùng thuốc thì cần ngưng ngay lập tức. 

Vì sao nên trồng cây sậy nước?

Trong quá trình sinh dưỡng, cây sậy thường mọc tập trung nhiều ở những vùng đất gần nguồn nước như sông, suối, ao, hồ. Theo nhiều nghiên cứu, khi cây sinh trưởng trong nước sẽ có khả năng hấp thụ một khối lượng C02 lớn, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Ngày nay, thân cây sậy đang được tận dụng để làm nguồn nguyên liệu thay thế cho bột giấy gỗ. Vì vậy, việc trồng cây sậy nước chính là cách vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ nguồn nước, giảm ô nhiễm môi trường một cách tự nhiên.

Vì sao nên trồng cây sậy nước?

Vì sao nên trồng cây sậy nước?

Hiện nay, tập đoàn Ebara cũng đã tiến hành chuyển giao công nghệ xử lý nước và tái chế nước cho Việt Nam. Đây là công nghệ tách các kim loại nặng và dioxin, loại bỏ lượng khí nitơ, chất hữu cơ trong nước, giúp đảm bảo chất lượng của nguồn nước tái sử dụng. Cùng với phương pháp trồng cây sậy, đây hứa hẹn là phương pháp làm sạch nguồn nước hữu hiệu trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, góp phần duy trì sự sống của con người. Ngày nay, những công trình nghiên cứu về việc xử lý nước thải bằng cây sậy đã được thực hiện và cho ra kết quả rất khả quan. 

Chẳng nói đâu xa, các nghiên cứu sinh của Viện Ứng Dụng Công Nghệ đã sử dụng cây sậy để xử lý nguồn nước thải tại quặng thiếc Thái Nguyên, cùng với rất nhiều nhà máy, bệnh viện. Chất lượng nước sau đó đã vượt kỳ vọng của rất nhiều người. Phỏng vấn các nghiên cứu sinh cho biết, kể cả trong nước có chứa hàm lượng kim loại nặng nhưng cây vẫn không thể ngừng phát triển, và ngược lại chúng còn sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Do đó, việc trồng cây sậy nước chính là một bước tiến mới trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường cũng như sự sống của con người trong tương lai. 

Hình ánh cây sậy

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sậy dưới đây:

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Hình ánh cây sậy

Trên đây là toàn bộ thông tin cây sậy là gì, tác dụng, cách dùng và vì sao nên trồng cây sậy nước. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sắn dây – Đặc điểm, tác dụng củ sắn dây và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -