Cây nghệ – Đặc điểm, phân loại, công dụng và bộ phận dùng

Nghệ là loại gia vị ẩm thực phổ biến tại Việt Nam, đây cũng là nguyên liệu duy nhất để chế biến tinh bột nghệ. Ngoài ra, cây nghệ cũng là loại dược liệu phổ biến được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng tuyệt vời. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, công dụng và bộ phận dùng của cây nghệ. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây nghệ

Cây nghệ có tên gọi khác là uất kim hương hoặc khương hoàng, danh pháp khoa học là crcuma xanthorrhiza dietr hoặc curcuma zanthorrhiza roxb, thuộc họ Zingiberaceae (Gừng). Đây là giống cây quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam, chúng được ứng dụng trong việc chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chăm sóc da. Giống thực vật này phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới và Đông Á bao gồm: Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Ấn Độ.

Đặc điểm cây nghệ

Đặc điểm cây nghệ

Đặc điểm cây nghệ bao gồm: Là giống thực vật thân thảo, chiều cao khoảng 0,6 – 1m, phân nhánh ngay từ gốc, các nhánh cây cao bằng thân chính. Thân cây có hình trụ, rễ phình to tạo thành củ, có mùi thơm, đây là bộ phận chính được thu hái và sử dụng. Lá nghệ mọc xen kẽ nhau, là dạng phiến lá đơn, hình trứng, nhọn một đầu, chiều dài khoảng 60 – 80cm, chiều rộng khoảng 30 – 40cm, gân lá chính có kích thước lớn, các gân phụ mọc song song nhau. Hoa mọc ra từ chính giữa của các lá, có nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau, các cánh hoa gần cuống sẽ có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, các cánh hoa ở phần đỉnh sẽ có màu tím nhạt. 

Phần củ được hình thành từ rễ cây, được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Phần vỏ bên ngoài sẽ có màu sắc tùy thuộc vào từng giống, có nhiều vân chạy ngang màu nâu xám. Phần thịt bên trong có màu sắc thay đổi theo giống, giống nghệ có ruột màu vàng là giống được trồng và sử dụng nhiều nhất. Nghệ hầu hết đều có mùi thơm, nồng, vị cay, sau khi phơi khô để làm dược liệu thì sẽ chuyển màu rõ rệt. 

Các loại cây nghệ

Trong tất cả các loại thực vật lấy củ để làm thuốc chữa bệnh thì cây nghệ chính là loại quen thuộc nhất, được nhân dân ta sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tùy từng loại mà công dụng của chúng cũng sẽ khác nhau. Hầu hết chúng đều được thu hoạch vào mùa thu, sau khi thu hoạch thì người ta cắt bỏ đi toàn bộ lá, rễ, thân để thu lấy phần củ. Sau đó sẽ đem chúng đi sấy khô hoặc phơi nắng để bảo quản được lâu. Ngoài ra, người ta còn bào chế củ nghệ thành dạng bột mịn để sử dụng, đây là cách được dùng phổ biến nhất.

Các loại cây nghệ

Các loại cây nghệ

Tại nước ta, các loại cây nghệ phổ biến bao gồm: Nghệ đen, nghệ vàng, nghệ trắng. Chúng đều có những đặc điểm hình thái bên ngoài hao hao giống nhau, chỉ khác nhau về màu sắc của củ và công dụng. Thông thường, chúng được dùng để làm gia vị hoặc bào chế thành thuốc điều trị bệnh. Để bảo quản được củ nghệ tươi lâu ngày thì sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao. 

Cây nghệ vàng

Cây nghệ vàng có danh pháp khoa học là curcuma longa L, khi nhắc tới cây nghệ hoặc củ nghệ thì tức là người ta đang ám chỉ cây nghệ vàng. Bộ phận sử dụng chính là rễ củ. Củ nghệ vàng có chứa lượng tinh dầu zingiberen và cacbua terpenic lớn, màu vàng thơm. Theo Đông Y, củ nghệ vàng có vị đắng, cay, tính ấm, hơi hắc, có công dụng hủy cholesterol máu, thông gan mật, kích thích lên da non, tiêu mủ, chỉ thống, thông kinh. Tinh dầu nghệ vàng được dùng để kháng khuẩn và diệt nấm.

Cây nghệ vàng

Cây nghệ vàng

Cây nghệ đen

Cây nghệ đen còn có tên gọi khác là cây nga truật, cây nghệ tím, cây nghệ xanh, loại cây này có tên khoa học là curcuma zedoaria. Củ nghệ đen có chứa hàm lượng tinh dầu cineol, zingiberen và sesquiterpen lớn. Theo y học cổ truyền, củ nghệ đen có vị cay, thơm, đắng nhẹ, hơi hăng, tính ấm có công dụng khai vị, thông kinh lạc, chỉ thống, hành khí, tán kết và phá tích.

Cây nghệ đen

Cây nghệ đen

Cây nghệ trắng

Cây nghệ trắng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây ngải sải, cây ngải mọi hoặc cây ngải trắng, loại cây này có tên khoa học là curcuma aromatica. Đây là giống cây mọc hoang dại, sau này được người dân trồng lấy củ sử dụng trong nấu ăn. Bộ phận sử dụng chính là phần thân rễ, vị dược liệu thân rễ nghệ trắng có chứa tinh dầu và chất đắng curcumin. Theo y học cổ truyền, củ nghệ trắng có vị cay nhẹ, tính hàn, có công dụng trừ vàng da, lợi mật, lương huyết, giải uất, hành khí.

Cây nghệ trắng

Cây nghệ trắng

Công dụng của cây nghệ trong y học

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, củ nghệ có chứa những hoạt chất hóa học như: Canxi oxalat, chất béo, tinh bột, curcumen, long não hữu tuyến, paratolyl metylcacbinol, cacbon không no, tinh dầu, curcumin, sắt, canxi, kali, vitamin C, K, E. Những hợp chất hóa học này có công dụng điều trị bệnh tiểu đường, điều trị chứng alzheimer, chữa hen suyễn, chữa bệnh đau dạ dày, khử trùng cho các vết thương, vết bỏng, vết bầm tím, chống viêm và chống oxy hóa. Nhờ hợp chất curcumin, củ nghệ được cho rằng có công dụng phòng ngừa ung thư gan và ung thư đại tràng một cách hiệu quả. 

Theo nhiều nghiên cứu mới đây về công dụng của cây nghệ thì việc sử dụng củ nghệ trong ẩm thực sẽ có công dụng tiêu diệt gốc tự do gây hại, giảm sự hình thành các tế bào ung thư, phòng ngừa và điều trị các bệnh về ung thư, điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu, giúp giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, chống lại sự lão hóa, giúp làn da thêm trẻ trung, khỏe mạnh. Ngoài ra, hợp chất curcumin trong củ nghệ đang được nghiên cứu để sản xuất thuốc giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo, kích thích quá trình sản sinh các tế bào não mới, ngăn chặn các tế bào não bị tổn thương.

Công dụng của cây nghệ trong y học

Công dụng của cây nghệ trong y học

Bộ phận dùng của cây nghệ trong ẩm thực

Nghệ đã được sử dụng làm gia vị một cách rộng rãi tại Nam Á và Trung Đông. Nhiều món ăn tại Ba Tư, Nepal và Nam Phi đã sử dụng chúng như một loại gia vị không thể thiếu cho các món đặc sản tại đây. Bộ phận dùng của cây nghệ bao gồm lá cây nghệ và củ nghệ. 

Lá cây nghệ 

Lá nghệ được sử dụng để làm món ăn patolo, một món đặc sản của Ấn Độ. Người ta bỏ hỗn hợp bột gạo, dừa và thốt nốt trên lá nghệ sau đó hấp trong nồi hấp chuyên dụng. Ngoài ra, tại một số vùng của Ấn Độ, người ta dùng loại lá này để bọc và nấu thức ăn. Tại Indonesia, lá cây nghệ được sử dụng để nấu món sate padang, rendang, padangese và cà ri minangese. 

Củ nghệ

Củ nghệ được sử dụng phổ biến dưới dạng bột khô, tức tinh bột nghệ. Ngoài ra, tại nhiều vùng nông thôn của Việt Nam, người ta sử dụng củ nghệ tươi để kho cá hoặc chế biến nhiều món ăn khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy củ nghệ tươi ở bất cứ gian hàng nào bán rau củ tại chợ. Tại Thái Lan, người ra dùng củ nghệ vàng để nấu súp và làm món cà ri vàng. Tại Nam Á, người dân dùng nó để tạo màu cho các món bánh, sữa chua, kem, sữa. Đây chính là một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các loại bột cà ri thương mại. Ngoài ra, để bảo quản chúng được lâu hơn nữa, người ta chế biến chúng thành dạng bột mịn, loại bỏ xơ và vỏ, chỉ lấy tinh chất để làm gia vị, mặt nạ dưỡng da, đồ uống, thuốc chữa bệnh. 

Hình ảnh cây nghệ vàng

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nghệ vàng dưới đây:

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Hình ảnh cây nghệ vàng

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, công dụng và bộ phận dùng của cây nghệ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây ngải dại – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -