Cây kơ nia – Tên gọi khác, tác dụng hạt kơ nia và đặc tính gỗ
Cây kơ nia chính là giống cây rừng ăn quả mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc đối với người dân Tây Nguyên. Cùng với hạt mắc ca, hạt điều hay hạt óc chó, hạt kơ nia chính là loài hạt mang hương vị thuần tự nhiên của núi rừng. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tên gọi khác, tác dụng, giá trị kinh tế, đặc tính gỗ của cây kơ nia.
Cây kơ nia còn gọi là cây gì?
Cây kơ nia có nguồn gốc từ Châu Phi và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này trong các cánh rừng của Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, loài cây này sinh trưởng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh Nam Bộ, Quảng Nam, Côn Đảo, Phú Quốc, có trữ lượng lớn ở Bản Đôn – Đắk Lắk và Sa Thầy – Kon Tum. Đây là giống cây thường xanh, thân gỗ, chiều cao lên tới 60m, đường kính thân tối đa 1,5m. Lá cây mọc đơn, hình trứng, mọc chụm lại ở ngọn, mặt trên có màu đậm, bóng hơn mặt dưới, khi non có màu tím nhạt, khi già sẽ có màu xanh đậm.
Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ nách lá, hoa có kích thước nhỏ, màu trắng, một bông hoa có 5 cánh hoa, 10 nhị, 2 ô bầu. Quả có hình trứng, bên trong chứa 1 hạt, khi chín quả chuyển dần sang màu vàng nhạt. Mùa hoa bắt đầu vào tháng 5, tàn vào tháng 6, mùa quả sinh trưởng trong tháng 9 – 11 hằng năm. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với người dân Tây Nguyên, họ xem gốc cây chính là nơi nghỉ chân của thần linh, của những người đã khuất còn ở lại, vì thế họ ít khi chặt phá chúng. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng trông thấy những gốc cây kơ nia cô đơn che mát cho đồng bào Tây Nguyên mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Cây kơ nia còn gọi là cây gì?
Cây kơ nia có tên khoa học là irvingia malayana, thuộc họ Irvingia. Tại Tây Nguyên, người ta thường gọi loài cây này với cái tên cây “mồ côi” hoặc cây “cô đơn”. Bởi cây không mọc tập trung thành rừng mà mọc rải rác mỗi nơi mỗi cây, nó giống như cái cách người dân nơi đây vươn mình lên hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cây kơ nia có tán lá tỏa rất rộng, có sức sống tốt, chịu hạn trong thời gian dài, sinh trưởng rễ cọc nên ít khi bị mưa, bão làm ngã hay đổ. Cây kơ nia gắn bó với thơ, ca, nhạc, họa của núi rừng Tây Nguyên, nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát “Bóng cây kơ nia”. Trước kia, trữ lượng những cây kơ nia cổ thụ rất nhiều, sau này bị người dân di cư tới chặt phá nhiều nên hiện nó đã không còn nhiều như trước.
Cây kơ nia có quả không?
Quả cây kơ nia vẫn là thứ xa lạ với nhiều người, chúng ta biết tới cây kơ nia thông qua báo đài, ca nhạc, phim ảnh, nhưng để tận mắt trông thấy chúng có lẽ là điều chúng ta chưa từng nghĩ tới. Vậy cây kơ nia có quả không? Cây cơ kia được chia làm 2 loại, đó là cây đực và cây cái, cây cái sẽ có quả ngay sau 3 năm trồng, kơ nia cho quả kiểu như hạt dẻ, chúng ta phải đập chúng ra để tách lấy phần nhân bên trong để ăn. Hạt kơ nia có vị béo, bùi, giòn, khi rang chín lên sẽ có mùi thơm và dễ tách vỏ.
Hạt cây kơ nia có tác dụng gì?
Hạt kơ nia được nhiều nhà khoa học xếp trong 7 loại hạt có giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe, chúng ta có thể ăn sống và rang lên giống như hạt dẻ. Vậy, hạt cây kơ nia có tác dụng gì? Nhờ hàm lượng chất carbohydrate cao nên việc ăn hạt kơ nia sẽ có công dụng tiêu tan mệt mỏi, giải tỏa stress, thư giãn, giúp tinh thần bạn luôn sảng khoái, tăng nhanh quá trình sản xuất serotonin trong não, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhờ hàm lượng vitamin C cao, hạt kơ nia còn có công dụng dưỡng da, giúp da đàn hồi, căng mọng và căng tràn sức sống hơn, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong, giảm tình trạng lão hóa da và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu lâm sàng, việc sử dụng hạt kơ nia mỗi ngày còn có công dụng tuyệt vời trong việc tái tạo và phát triển xương và răng, tăng cường canxi cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, tốt cho trí não, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường trí nhớ, cải thiện các dấu hiệu sức khỏe tim mạch. Dầu được chiết xuất từ hạt cây kơ nia có màu vàng hoặc trắng, có mùi dễ ngửi, có thể dùng làm dầu thắp đèn, xà phòng.
Công dụng lá cây kơ nia
Theo như tìm hiểu, cây kơ nia là giống cây thường xanh nên lá ít khi rụng, trong dân gian cũng không lưu truyền bất kỳ công dụng nào từ lá cây kơ nia. Y học hiện đại cũng chưa có nghiên cứu nào về thành phần hay công dụng của loại lá này. Do đó, chúng ta chỉ nên dừng lại ở việc dùng hạt của quả kơ nia mà thôi.
Giá trị kinh tế quả kơ nia
Loại hạt này tuy còn xa lạ với nhiều người trong chúng ta nhưng nếu có dịp ghé thăm núi rừng Tây Nguyên thì chắc chắn bạn sẽ biết được người dân nơi đây yêu quý chúng như thế nào. Hương vị thơm ngon cùng thành phần dinh dưỡng cao có bên trong đã khiến chúng trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây. Quả kơ nia thường được thu hoạch vào tháng 11, chúng có giá thành rẻ hơn hạt óc chó và hương vị cũng không hề thua kém gì. Trước kia, loại hạt này chỉ được người dân trèo hái nhằm phục vụ bữa ăn hằng ngày mà thôi.
Hai năm trở lại đây, khi hạt kơ nia được nhiều người biết tới, chúng trở thành món ăn vặt thay thế cho hạt dưa, hạt bí thì giá trị kinh tế của chúng mới tăng cao. Mỗi lần du khách tới nơi đây đều sẽ mua quả kơ nia về làm quà, nhờ đó mỗi khi tới mùa quả rụng, người dân lại có thêm một khoản thu nhập nhỏ. Theo tìm hiểu, mỗi ngày vào mùa quả kơ nia rụng thì một người có thể nhặt được khoảng 4 – 5kg quả, các tiểu thương trong chợ tới mua với giá từ 100 – 150 nghìn/1kg. Công việc nhặt quả kơ nia không nhọc nhằn nhưng phải trèo đèo, lội suối mới có thể tới được gốc cây kơ nia.
Sau khi rụng, phần vỏ thịt mỏng bên ngoài sẽ teo đi, hạt kơ nia sẽ được bảo vệ bằng lớp vỏ gỗ nên có thể bảo quản ngoài không khí vài năm mà không hề bị hỏng. Vào dịp Tết Nguyên Đán, giá hạt kơ nia thành phẩm có lúc lên tới 400 nghìn đồng 1kg, tuy nhiên khách du lịch vẫn không ngại mà mua về làm quà.
Đặc tính gỗ cây kơ nia
Gỗ cây kơ nia còn được dân trong nghề gọi với cái tên quen thuộc hơn là gỗ cầy. Loại gỗ này có chất lượng thấp, khả năng hấp thụ chất bảo quản cao, chỉ số bền tự nhiên là 3, kết cấu vừa phải và đồng đều, chỉ số màu sắc là 5, tâm gỗ màu nâu vàng pha chút xanh, gỗ cứng nhưng lại dễ bị mối mọt tấn công. Trong quá tình cắt xẻ gỗ, nguy cơ bị khum, cúi, vặn hoặc tách đôi cao, khả năng sấy khô tốt. Các chỉ số cơ bản của gỗ như: Độ co rút là 5.7, độ co ngót tiếp tuyến là 9.3, mật độ khô trong không khí là 1.07, mật độ cơ bản là 0.91.
Theo bảng phân loại gỗ của Việt Nam, gỗ cây kơ nia thuộc nhóm 6, nằm trong nhóm gỗ cáng lò, bứa núi, bạch đàn trắng, bạch đàn chanh, ba khía. Dựa vào những đặc tính của gỗ thì khi sử dụng, gỗ cần phải thông qua xử lý hóa chất kỹ lưỡng. Chúng thường được dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ mỹ nghệ, đồ nội thất, xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu làm từ gỗ cây kơ nia bao gồm: Tủ, sàn gỗ, bàn ghế, giường, sập, tượng, lục bình, thân xe ô tô, cầu thang, tay cầm dụng cụ, điện tín, truyền tải điện trụ và tay ngang, xà nhà, trụ, dầm, ngưỡng cửa, cửa sổ, khung cửa, giá đỡ chắn bùn, đồ nội thất hạng nặng, tà vẹt đường sắt. Ngoài ra, loại gỗ này còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chất đốt và làm than củi chất lượng.
Hình ảnh cây kơ nia
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kơ nia dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tên gọi khác, tác dụng, giá trị kinh tế, đặc tính gỗ của cây kơ nia. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ích mẫu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây ích mẫu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc