Cây ích mẫu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây ích mẫu là giống cây cỏ được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc tiêu viêm, lợi tiểu, điều kinh dưỡng máu. Ngoài ra, loại dược liệu này có công dụng hữu hiệu trong việc trị mụn, giúp nuôi dưỡng làn da chắc khỏe, bóng mượt. Minh chứng cho điều này chính là viên uống hoa thiên được chiết xuất từ cỏ ích mẫu đã ra đời. Đọc ngay bài biết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh loại cây này.
Đặc điểm cây ích mẫu hoa trắng
Cây ích mẫu có danh pháp khoa học là leonurus heterophyllus sw và leonurus artemisia (Lour.) s.y.hu, tên tiếng anh là lion’s tail hoặc motherwort, thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với cái tên cỏ ích mẫu, cây ích mẫu thảo, cây chói đèn, cây sung úy,… Cây ích mẫu là giống cây thân cỏ, tuổi thọ thấp, thường chỉ sống khoảng 1 – 2 năm, chiều cao dưới 1m. Thân cây hình vuông, không phân nhánh, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn.
Lá cây mọc đối xứng hai bên, mọc ra từ đầu cành hoặc giữa thân, lá có cuống dài, hình tim, mép lá có răng cưa dài. Phiến lá xẻ sâu 3 thùy, lá ở thân sẽ có cuống dài hơn lá ở ngọn, lá ở ngọn lại không chia thùy và nhiều lá còn không có cuống. Hoa mọc tập trung thành cụm, cụm hoa thường có hình vòng tròn, mọc ra từ kẽ lá. Hoa có màu trắng, hồng hoặc tím, tùy vào giống cây. Phổ biến nhất là cây ích mẫu hoa tím, sau đó tới cây ích mẫu hoa trắng, cây ích mẫu hoa hồng ít xuất hiện tại Việt Nam. Bên ngoài hoa được bao phủ bởi một lớp lông màu sẫm. Thông thường, mùa hoa ích mẫu là vào tháng 3 – 5, mùa quả là vào tháng 6 – 7 hằng năm.
Cây ích mẫu là giống cây mọc hoang dại nhiều ở các thung lũng, ruộng ngô, bãi sông,… Do nguồn cung tự nhiên khá hạn chế nên hiện cây đang được trồng tập trung ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tự nhiên, loài cây này sinh sản bằng hạt giống, ưa sáng và ưa ẩm, nhưng lại không chịu được ngập úng trong thời gian dài. Ngoài Việt Nam thì những khu vực phân bố của loại cây này bao gồm: Châu Mỹ, Châu Phi, Triều Tiên, Trung Quốc,…
Tác dụng của cây ích mẫu
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây ích mẫu có chứa các thành phần hóa học như: 4 – guanidino – butyric acid, linolenic acid, sterol, 4 – guanidino – 1 – butanol, leonurine, lauric acid, stachydrine, vitamin A,… Dược liệu ích mẫu có vị đắng, cay, tính hoạt, hơi hàn, không độc, được quy vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Thận, Bàng Quang. Bộ phận được sử dụng trong Đông Y chính là toàn bộ các bộ phận sinh trưởng trên mặt đất của cây, các bộ phận này sẽ được sấy khô hoặc phơi khô để sử dụng, chúng được gọi là ích mẫu thảo.
Ngoài ra, cây ích mẫu còn cung cấp cho chúng ta một vị dược liệu tên là sung úy tử, đây chính là phần quả ích mẫu chín được sấy khô. Theo y học cổ truyền, ích mẫu thảo có công dụng giải độc, sinh huyết mới, trục huyết cũ, tiêu thủy, điều kinh, hành huyết. Dược liệu ung súy tử có công dụng trừ huyết ứ, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm khứ ứ, lợi tiểu. Tác dụng của cây ích mẫu đã được ghi chép trong nhiều cuốn sách y học. Theo ghi chép của Trung Dược học, bên trong cây có chứa leonurin, alcaloid, có công dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, điều trị cầu thận và tiểu cầu viêm.
Cũng theo ghi chép của “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, dịch chiết từ cây ích mẫu có công dụng điều trị bệnh trên da do vi khuẩn gây nên, tăng cường sự hoạt động của hệ bài tiết, tác động trực tiếp đến dây thần kinh phế vị làm tăng biên độ và tần suất hô hấp. Loại dược liệu này còn có các thành phần hóa học có công dụng gây tê tương tự ergotamine nhưng chậm và an toàn hơn cho con người, chúng tác động trực tiếp khiến tử cung co thắt mạnh và nhiều hơn, giúp hạ huyết áp, làm tan cục máu đông, ngưng tập tiểu cầu, nâng cao hoạt tính fibrinogen, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, tăng lưu lượng động mạch vành, làm chậm nhịp tim,…
Thực hư cây ích mẫu làm đẹp da
Cây ích mẫu chứa nhiều nguyên tố vi lượng như mangan, selen, có công dụng chống mệt mỏi, chống lão hoá, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, tăng cường tính linh hoạt của tế bào miễn dịch,… Vì vậy cây ích mẫu làm đẹp da là điều hoàn toàn chính xác. Việc sử dụng loại dược liệu này để giữ gìn sắc đẹp được chia làm hai cách đó là uống và đắp bên ngoài, đây đều là phương pháp an toàn, đơn giản, tác dụng rõ rệt mà lại không có tác dụng phụ. Chúng ta có thể nghiền cỏ ích mẫu thành bột và đắp lên mặt mỗi ngày 15 phút, nấu cháo từ quả ích mẫu hoặc hãm trà ích mẫu đều mang lại tác dụng tốt đối với làn da.
Cách sử dụng cây ích mẫu
Ngoài việc sử dụng ích mẫu bằng dược liệu đã được phơi hoặc sấy khô thì chúng ta cũng có thể sử dụng cao ích mẫu hoặc viên uống ích mẫu. Hiện y học hiện đại cũng đã bào chế vị thuốc này dưới dạng siro uống, viên cứng và viên nang mềm. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn cho phù hợp. Trong Đông Y, liều dùng của loại thuốc này sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như loại bệnh mà chúng ta mắc phải. Liều lượng phải dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, cơ địa và nhiều vấn đề khác. Do đó, trước khi sử dụng, chúng ta cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để sử dụng một cách an toàn nhất.
Cách sử dụng cây ích mẫu như sau: Hạn chế dùng lâu dài, đối với dược liệu ích mẫu thảo thì sử dụng khoảng 6 – 12g thuốc sắc hoặc chế biến thành cao. Đối với sung úy tử thì dùng với liều lượng từ 8 – 14g dưới dạng thuốc sắc.
Hiện nay, chưa có thông tin về mức độ an toàn của vị thuốc này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, do đó hai đối tượng này cần cân nhắc trước khi sử dụng. Dược liệu từ cây ích mẫu có khả năng sẽ tương tác với các loại thuốc Tây Y đang sử dụng, do đó để an toàn, tốt nhất chúng ta nên hỏi ý kiến thầy thuốc để có hướng dẫn sử dụng phù hợp nhất cho bản thân.
Uống ích mẫu nhiều có tốt không?
Cây ích mẫu chỉ nên dùng tại nhà trong một số trường hợp như thống kinh (đau bụng khi có kinh), vô kinh (không có kinh), bế kinh (lâu mới có kinh). Trên các diễn đàn có lượng tương tác cao như webtretho, lamchame,… đang có nhiều thông tin trái chiều về việc sử dụng trà ích mẫu nhiều có hại cho sức khỏe, gây mệt mỏi, sảy thai và ngừa thai. Vậy, uống ích mẫu nhiều có tốt không? Bất kỳ loại thuốc nào cũng vậy, dù là Đông hay Tây Y thì đều có những mặt lợi và mặt hại, dĩ nhiên cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt, dược liệu ích mẫu cũng vậy.
Việc sử dụng dược liệu ích mẫu trong thời gian dài sẽ có nguy cơ hạ huyết áp đột ngột, chảy máu tử cung, kích ứng dạ dày, tiêu chảy, suy nhược, khó thở, tức ngực, tăng tiết mồ hôi, tăng cường cơn đau, gây cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, một số thí nghiệm lâm sàng trên chuột và thỏ cũng cho biết, việc sử dụng quá nhiều dược liệu ích mẫu cho một lần sẽ gây ngừa thai, sảy thai và nguy hiểm hơn là bị hiếm muộn.
Lưu ý khi dùng cây ích mẫu khô
Cây ích mẫu tuy có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Lưu ý khi dùng cây ích mẫu khô như sau:
– Chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải, không dùng quá liều gây suy nhược cơ thể.
– Những người đang bị tình trạng máu khó đông, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có liên quan tới ích mẫu bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi bị thương.
– Những người đang mang thai, đang cho con bú hay bị đồng tử giãn cần tránh vị thuốc này.
Cũng như bất kỳ loại dược liệu nào khác, khi muốn sử dụng phải tìm hiểu thật kỹ thông qua các lương y thì mới được phép sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng.
Hình ảnh cây ích mẫu
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ích mẫu dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây ích mẫu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh