Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc

Cây hoa ban chính là loài cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cây công trình và cây bóng mát. Hoa ban chính là điểm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, ngày càng có những công trình xanh được trang trí bằng loại cây này ra đời. Hơn hết, giống hoa này đang là xu hướng trang trí ngày Tết được khá nhiều người hưởng ứng. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây hoa ban Tây Bắc, công dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây hoa ban Tây Bắc

Cây hoa ban Tây Bắc còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây ban móng bò sọc, cây hoa móng bò, cây ban sọc, cây ban tím, cây ban trắng,… Loại cây này có tên khoa học là bauhinia variegata, thuộc họ Fabaceae (Đậu). Đây là giống cây có nguồn gốc từ miền đông nam của Châu Á, chúng mọc trải dài từ phía nam của Trung Quốc về phía tây của Ấn Độ. Loại cây này phân bố rộng khắp Việt Nam, mọc tập trung ở vùng núi Tây Bắc, có lẽ vì vậy mà cái tên cây hoa ban Tây Bắc đã trở thành thương hiệu. Giống cây này có thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 10 – 12cm.

Đặc điểm cây hoa ban Tây Bắc

Đặc điểm cây hoa ban Tây Bắc

Cành non được bao phủ bởi một lớp lông mềm, tán cây khá rộng. Lá cây hoa ban mọc cách, không mọc tập trung thành chùm như các loài hoa thông thường khác, cánh hoa có hình dáng giống móng bò nên còn được nhiều người gọi là cây hoa móng bò sọc. Lá cây có hình trứng, thon hai đầu, phiến lá khá rộng, mặt trên có nhiều lông. Hoa mọc ra từ nách lá, khi nở có mùi thơm khá đặc trưng và dễ chịu. Hoa thường có 5 cánh màu trắng và có những đường sọc màu tím, một số cây có cánh hoa màu hồng. Một bông hoa khi nở rộ có đường kính khoảng 8 – 12cm, thường nở vào tháng 11 – 3 năm sau, thời gian lưu hoa trong khoảng 2 – 5 tháng. Quả là loại quả đậu có chiều dài khoảng 15 – 30cm, bên trong chứa nhiều hạt. 

Cây rụng lá vào mùa khô, sinh trưởng tốt ở những nơi có nền khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được chúng tại: Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc. Mùa hoa ban đã đi vào tiềm thức của người dân Tây Bắc một cách thầm lặng, cứ mỗi độ xuân về, dưới gốc hoa ban lại đón chào hàng trăm lượt khách du lịch, chứng kiến hàng trăm cuộc tình nồng thắm của các đôi trai gái yêu nhau. Không chỉ tại Tây Bắc mà loài cây này còn được ưa chuộng trồng làm cây cảnh quan ở vùng thành thị, giúp tô điểm thêm hương sắc của đất Việt. 

Cây hoa ban đỏ

Cây hoa ban đỏ có tên khoa học là baccaurea sapida, thuộc họ Caesalpiniaceae (Vang). Đây là giống cây thân gỗ lâu năm, mang những đặc điểm bên ngoài tương tự cây hoa ban Tây Bắc (Hoa ban trắng). Hoa ban đỏ có màu đỏ hồng, có những đường dọc đỏ màu trắng nhạt, có 3 – 4 nhụy lép, 5 – 6 nhị thụ. Phần nhụy hoa khá ngọt nên có thể thu hút rất nhiều loài côn trùng tới hút mật và giúp cây thụ phấn. Cây hoa ban đỏ thường nở vào mùa hè, khoảng tháng 4 – 5 hằng năm, sinh trưởng ở khu vực miền Bắc nhưng với số lượng ít hơn rất nhiều so với hoa ban trắng.

Cây hoa ban đỏ

Cây hoa ban đỏ

Công dụng cây hoa ban trắng

Cây hoa ban đã gắn liền với thời kỳ lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Nếu có dịp ghé thăm lăng Bác vào dịp xuân về thì chúng ta không khó để bắt gặp những gốc cây hoa ban cổ thụ nở rộ đẹp mắt. Nhờ đặc tính ưa nắng và ít khi gặp sâu bệnh, loài hoa này được sử dụng để làm cây bóng mát và tạo cảnh quan ở khắp nơi trên cả nước. Khi nở, hoa tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ có khả năng xua đuổi muỗi và côn trùng. Hơn hết, khi hoa nở thì lá sẽ rụng hết, lúc này cây sẽ tập trung đi nuôi hoa nên chúng ta hầu như không phải bỏ quá nhiều công chăm sóc. 

Bên cạnh tác dụng cây hoa ban trắng trong việc tạo cảnh quan thì giống cây này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng. Chúng ta có thể lấy hoa, lấy búp để nấu canh, làm gỏi, nộm, xào,… Ở vùng núi Tây Bắc, hoa ban được dùng để tạo ra các món ăn dân dã đậm đà bản sắc của dân tộc. Ngoài ra, để tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên và đấng sinh thành, nhiều khu vực đã dùng loài hoa này dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp đầu xuân năm mới. Những cây hoa ban nở rộ chính là cách thu hút du lịch của núi rừng Tây Bắc, cứ mỗi mùa hoa tới, nơi đây đón hàng ngàn lượt khách ghé thăm, cây hoa ban lúc này đóng vai trò là một chất xúc tác du lịch, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho địa phương.

Công dụng cây hoa ban trắng

Công dụng cây hoa ban trắng

Ngoài ra, búp, hoa và lá non của cây hoa ban cũng là một vị thuốc có công dụng điều trị viêm họng và ho khan khá tốt. Vỏ cây góp mặt trong rất nhiều bài thuốc điều trị lở loét và các bệnh ngoài da, giúp kháng khuẩn và nhanh lành vết thương. Phần rễ được dùng để sắc nước điều trị các bệnh về dạ dày, đường ruột như đầy hơi, chướng bụng,… và rắn cắn. Gỗ hoa ban được người dân tận dụng để đóng các loại đồ dùng trong gia đình thông thường. 

Ý nghĩa phong thủy cây hoa ban

Ý nghĩa hoa ban trong cuộc sống chính là mang lại sự may mắn và những điều tốt đẹp tới cho tất cả mọi người. Loài hoa này chính là biểu tượng của sự chân thành, thanh cao và một tình yêu chung thủy, sắt son, gắn bó lâu dài. Đặc biệt là giống hoa ban trắng, người dân Tây Bắc có cả một sự tích về tình yêu liên quan tới loài hoa này. Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với bài hát “Hoa ban trắng” của NS.Hoàng Vân. Chuyện tình yêu của đôi trai tài gái sắc trong bài hát này cũng đã phần nào nói lên ý nghĩa hoa ban chính là tình yêu trong sáng, tinh khôi, gắn bó và chung thủy. 

Ngoài ý nghĩa trong tình yêu thì người Thái luôn cho rằng, ý nghĩa phong thủy cây hoa ban chính là sự may mắn, tài lộc, là biểu tượng của đạo hiếu đối với người có công sinh thành và nuôi dưỡng mình. Theo phong tục của người Thái trắng, lễ hội hoa ban chính là lễ hội lớn nhất của dân tộc này, đây chính là ngày hội của trai gái khắp nơi. Theo tiếng Thái, hoa ban có nghĩa là hoa ngọt, loài hoa này đã gắn bó mật thiết với đời sống người dân. Bà con nơi đây xem giống cây này như nông lịch, họ thường phát nương vào lúc hoa ban nở và tra hạt vào lúc hoa đã tàn. Theo quan niệm dân gian, năm nào hoa ban nở khắp núi rừng, tức là năm ấy mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm.

Ý nghĩa phong thủy cây hoa ban

Ý nghĩa phong thủy cây hoa ban

Cách chăm sóc cây hoa ban trồng chậu

Cây hoa ban không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện tự nhiên, chúng là giống cây mọc hoang dại nên khá dễ tính. Tuy nhiên, khi cây hoa ban trồng chậu thì chúng ta cũng cần quan tâm tới một số yêu cầu như sau: 

Tưới nước: Giống hoa này có yêu cầu về nước tưới không quá lớn, chúng ta nên tưới theo chu kỳ 2 – 3 ngày/1 lần. Khi tưới cũng không cần thiết phải tưới quá nhiều, chỉ tưới sao cho ẩm mặt đất là được. Trời nắng có thể tưới nhiều hơn, trời mưa giảm lượng nước xuống hoặc không tưới. 

Bón phân: Cần bón phân hữu cơ, hoặc phân chuồng hoai mục kết hợp với kali, ure, phân lân, NPK theo chu kỳ 3 tháng/1 lần. Không bón sát gốc cây mà chỉ bón quanh miệng chậu, sau đó tưới nước. 

Ánh sáng: Cây ưa thích ánh sáng, do đó nên đặt chậu ở những nơi thoáng mát và có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ, cửa ra vào, ban công, trước nhà, sân vườn,… Khi cây còn nhỏ nên đặt chậu ở những nơi có nắng bán phần hoặc sử dụng thêm lưới che mát những hôm nắng quá gay gắt. 

Cắt tỉa và phòng trừ các loài sâu bệnh: Cần thường xuyên cắt bỏ những cành khô, sâu bệnh và những cành mọc vượt tán. Khi quan sát thấy dấu hiệu bị sâu bệnh, rầy, rệp phá hoại thì cần mua thuốc phòng trừ ngay lập tức.

Cách chăm sóc cây hoa ban trồng chậu

Cách chăm sóc cây hoa ban trồng chậu

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây hoa ban Tây Bắc, công dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -