Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế

Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, thế giới đang nghiên cứu và tập trung khai thác cây đay để làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Đây là giống cây công nghiệp có tiềm năng phát triển của nước ta, được trồng với mục đích lấy sợi, phục vụ chủ yếu cho ngành công nghiệp giấy và công nghiệp vải. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây đay, công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây đay là gì?

Trên thị thường đay của Việt Nam, có hai giống đay phổ biến đó là giống đay xanh và giống đay cách, cả hai loại cây đều có những đặc điểm sinh thái chung và riêng. Khá nhiều người thắc mắc không biết cây đay là gì? Thực chất, cây đay là giống cây công nghiệp lấy sợi có nhiều đặc tính tốt như hút ẩm tốt, chịu ma sát, độ bền cao.

Cây đay là gì?

Cây đay là gì?

Cây đay xanh có tên khoa học là corchorus capsularis hoặc corchorus olitorius. 

– Rễ: Cây đay xanh có nhiều hình thái rễ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau, nhìn chung chúng có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài, khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng tập trung trong tầng đất từ 30 – 50cm. 

– Thân cây: Chiều cao khoảng 1,5 – 5m, không phân nhánh, thân cây có nhiều lóng, số lượng lóng tùy vào chiều cao của cây, tối đa là 100 lóng, đường kính gốc khoảng 2 – 3cm. Vỏ ngoài trơn bóng, một số cây có gai nhọn nhưng số lượng ít. Ngay sau khi ra hoa thì cây mới phân cành, một cây thường có khoảng 2 – 3 cành. 

– Lá: Hình trứng, thon hai đầu, phiến lá dài khoảng 10 – 25cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm, mép lá có nhiều răng cưa. Bên trong có chứa chất corchori nên sẽ có vị đắng. 

– Quả: Quả có hình cầu, đường kính khoảng 1 – 1,5cm, bên trong có 5 ngăn, mỗi ngăn có 2 – 3 hạt, khi chín sẽ có màu nâu và nứt vỏ. 

Cây đay cách có tên khoa học là hibiscus cannabinus.

– Rễ: Tập trung sinh trưởng rễ cọc, tốc độ sinh trưởng khá nhanh, khỏe. 

– Thân cây: Cây không phân cành, hoa mọc ra trực tiếp từ thân. 

– Lá: Lá cây đay chẻ ba thùy, màu xanh. 

– Quả: Chiều dài khoảng 1 – 2cm, đường kính khoảng 2 – 2,5cm, quả nhỏ dần về phía ngọn, bên trong có 5 ngăn. Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông cứng màu trắng. Phần hạt bên trong khi chín sẽ có màu xám đen. 

Cây đay gai

Cây đay gai còn được biết với cái tên thân thuộc hơn là cây gai xanh. Đây là 1 trong 2 giống cây đay xanh, loại cây này có danh pháp khoa học là corchorus olitorius. Phần thân bên ngoài được bao phủ bởi một lớp gai nhọn, lá có lông cứng và mép lá có khá nhiều răng cưa thô ráp. Từ xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng sợi gai được khai thác từ thân cây đay gai để bện dây thừng. Cho tới ngày nay, cây đay được xếp vào nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, độ bền được đánh giá là cao gấp 7 – 8 lần so với tơ tằm và bông.

Cây đay gai

Cây đay gai

Cây đay để làm gì?

Không chỉ bây giờ người ta mới khai thác, sử dụng tới cây đay mà từ rất lâu về trước, sợi đay đã được dùng để dệt vải bố, đan lưới đánh cá, tuy thô ráp nhưng lại vô cùng bền. Nhờ đặc tính tỏa nhiệt nhanh, không truyền điện, không bị giãn nên chúng được pha trộn cùng với len, bông để làm bao bọc dây điện, vải lót lốp xe ô tô, bạt che, mưa che nắng, làm dù bay, dệt thành vải,… Vậy hiện nay, cây đay để làm gì? Hiện tại, có rất nhiều công ty đang sử dụng sợi lấy từ cây đay để sản xuất giấy, hàng dệt, hàng vải, các sản phẩm vệ sinh công nghiệp và các sản phẩm trong nông nghiệp.

Ngoài ra, cây đay có thể sử dụng để chế biến thành ethanol, đây chính là nguyên liệu thay thế cho dầu hỏa. Lá đay có chứa hàm lượng đạm nên có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc như cừu, bò để giúp gia súc phát triển nhanh chóng hơn. Tế bào sợi đay được pha trộn cùng với nhiều chất khác để tạo nhựa và những thiết bị chống ồn trong ô tô. Trong cuộc cách mạng công nghiệp, sợi đay đã thay thế dần sợi gai và sợi lanh. Chúng đang được dệt thành các sản phẩm phục vụ cả những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như thảm, rèm cửa, giày, đồ chơi, vỏ đệm,… Những sợi đay mịn có thể được tách riêng ra để tạo lụa giả với giá thành rẻ.

Cây đay để làm gì?

Cây đay để làm gì?

Sợi đay ngày càng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất nhựa vào bao bì cứng, chúng đang chiếm lĩnh thị trường và đang thay thế dần giấy và bột giấy làm từ gỗ. Ngoài ra, chúng còn được dùng để làm túi xách thiên nhiên, túi đựng thay thế cho bao nilon và các sản phẩm trang trí nội thất. Các sản phẩm làm từ sợi đay có khả năng phân hủy sinh học nhanh, không gây hại cho môi trường. 

Nguồn gốc cây đay dệt vải

Cây đay tuy đã có tuổi thọ sinh sống trên Trái Đất này khá lâu, theo dự đoán của các nhà khoa học thì cây đã được trồng cách đây hơn 4000 năm. Cây đay có nguồn gốc từ vùng đất khô hạn của Châu Phi, được đưa vào trồng tại Châu Á cách đây 1900 năm. Trước kia, cây được trồng với mục đích lấy lá cho gia súc ăn và làm chất đốt, sau này mới được trồng để lấy sợi phục vụ cho nhu cầu dệt vải. Vải đay được dệt từ xơ của vỏ cây đay, sợi đay sáng bóng và rất mềm mại.

Nguồn gốc cây đay dệt vải

Nguồn gốc cây đay dệt vải

Cây đay dệt vải chính là một trong những cây lấy sợi tự nhiên có sản lượng cao nhất thế giới, chỉ đứng sau bông. Hiện tại, Tây Bengal ở Ấn Độ và Bangladesh chính là hai nhà sản xuất sợi đay thô và vải đay lớn nhất thế giới. Sau khi thu hoạch thì người ta bỏ hết lá sau đó phơi thật khô, tiếp đó cây được tách đôi và tẽ thành những sợi nhỏ có chiều dài khoảng 1 – 4m, đường kính khoảng 17 – 20 micromet. Tiếp đó sợi đay sẽ được giã để tróc hết phần vỏ bên ngoài và giúp chúng mềm hơn. Tiếp đó, sợi đay sẽ mang đi dệt, sau khi dệt thì vải đay được đem luộc đi luộc lại, cứ mỗi lần như vậy thì sợi đay lại được lăn đi lăn lại bằng 1 khúc gỗ lớn để vải đay được mềm và trắng hơn. 

Giá trị kinh tế cây đay lấy sợi

Tại nước ta, người dân trồng đay chủ yếu để lấy sợi phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất bao bì. Nhược điểm của sợi đay nước ta chính là ngâm ủ trong mương, kênh nên chúng bị đen và có mùi hôi khó chịu, hơn hết khi phơi đay lại thường xuyên gặp mưa bão nên chất lượng cũng như giá thành bị giảm đi rất nhiều. Giá đay thường rất không ổn định, giá bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Thương lái khi mua đay thô thường ép giá khi thấy địa phương trồng số lượng lớn. Do đó, hiệu quả kinh tế cây đay lấy sợi thường bấp bênh và rủi ro. 

Tình hình trồng trọt cây đay lấy sợi ở Việt Nam đang bị giảm sút, năm 1987 chính là thời kỳ đỉnh cao của việc trồng đay, diện tích trồng đay của cả nước lên tới 31.956 ha và sản lượng lên tới 57.576 tấn sợi đay thô. Ngày nay, nhà nước đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam, công xuất hằng năm lên tới 100.000 tấn bột, nguyên liệu chính là cây đay với tổng nhu cầu lên tới 600.000 tấn đay tươi. Với sản lượng cũng như nhu cầu như vậy, chúng ta cần tập trung xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bột giấy để phục vụ tốt nhu cầu nội tiêu.

Giá trị kinh tế cây đay lấy sợi

Giá trị kinh tế cây đay lấy sợi

Cây đay trồng nhiều nhất ở đâu?

Ngành công nghiệp sản xuất giấy từ cây đay đang là một ngành công nghiệp triển vọng, cây đay trồng nhiều nhất ở đâu cũng là điều mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm khi muốn tìm cho mình một nguồn nguyên liệu chất lượng và lâu dài. Hiện, huyện Thạnh Hóa và Mộc Hóa của tỉnh Long An chính là nơi có diện tích cũng như sản lượng trồng đay lớn nhất cả nước. Năm 2006, diện tích trồng đay tại đây chiếm gần 65% diện tích đay của cả nước. Tuy nhiên, tình hình sản xuất đay luôn biến động dẫn tới sản xuất đay chưa tạo cho cây đay đủ sức cạnh tranh với cây trồng khác. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đay, công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây dạ ngọc minh châu – Ý nghĩa, độc tố và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -