Cây chùm ruột – Tên gọi khác, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc
Tây Nam Bộ chính là vựa trái cây lớn nhất cả nước, nơi đây trồng chủ yếu là các loại trái cây nhiệt đới và quyết định tới 70% sản lượng trái cây của cả nước. Một loại cây dân dã tại miền sông nước này chính là cây chùm ruột, đây không phải là loại trái cây nổi tiếng nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về tên gọi khác của cây chùm ruột, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này.
Quả chùm ruột miền Bắc gọi là gì?
Cây chùm ruột được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, chúng có nhiều công dụng đối với đời sống con người Việt Nam. Không những thế, loại cây này được trồng ở nhiều nơi với mục đích làm cảnh. Nhiều công trình nghiên cứu y học về nó cũng cho ra kết quả rất khả quan về khả năng điều trị một số bệnh ở người. Cây chùm ruột là giống cây thân gỗ, kích thước không quá lớn, sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trung bình khoảng 2 – 9m. Cây có tán lá sum suê, thân cây phân nhiều cành nhánh, các nhánh cây thường có vỏ ngoài sần sùi và có các vết sẹo do lá đã rụng đi để lại.
Lá cây chùm ruột mọc so le hai bên, lá có hình bầu dục, chiều dài khoảng 4 – 5cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Mùa hoa chùm ruột bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5 hằng năm, mùa quả là vào tháng 6 – 8 hằng năm. Hoa chùm ruột có màu hồng, sinh trưởng thành chùm. Quả chùm ruột có hình cầu, kích thước nhỏ, đường kính chỉ khoảng 2 – 3cm, màu xanh và chia thành 6 múi. Khi chín, quả sẽ chuyển dần sang màu vàng chanh, đây là loại quả nang, bên trong có 1 hạt. Khi ăn vào chúng ta sẽ cảm thấy rõ vị chua, giòn và ngọt nhẹ của loại trái cây này. Loại quả này khá đắt hàng tại miền Bắc, vậy quả chùm ruột miền Bắc gọi là gì?
Ở miền Bắc, quả chùm ruột còn được gọi là quả tầm ruột, chúng có tên tiếng anh là gooseberry tree, thuộc họ Phyllanthaceae (Diệp Hạ Châu). Loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, thích nghi tốt với những vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Trên thế giới, cây phân bố trải dài trong khu vực từ Đông Nam Á sang Ấn Độ và từ Ấn Độ về tới Madagascar. Loại cây này ưa sáng, chúng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng tốt ở độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển, lượng mưa hằng năm trên 1000mm.
Trái chùm ruột trị bệnh gì?
Trái chùm ruột được biết tới là loại quả ăn chơi có hương vị chua chua, ngọt ngọt. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong y học cổ truyền với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vậy cụ thể thì trái chùm ruột trị bệnh gì? Theo Đông Y, trái chùm ruột có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh hen suyễn, trị táo bón, trĩ, bệnh xơ nang phổi, giúp giải độc cho gan, hỗ trợ làm đẹp và giảm đau nhức. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời này thì chúng ta cũng cần lưu ý, những người bị mắc bệnh gout và bệnh sỏi thận không nên sử dụng loại trái cây này.
Ngoài ra, phần rễ và vỏ cây có chứa hàm lượng độc tố rất lớn, vì vậy chúng ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để hãm nước uống trừ hai bộ phận này. Để điều trị bệnh bằng trái chùm ruột thì ngoài cách sắc thuốc và ăn tươi như thông thường thì chúng ta có thể sử dụng các món ăn làm từ loại trái này để hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng ta có thể chế biến chúng thành các món ăn khác nhau như: Mứt chùm ruột, ngâm rượu chùm ruột và nấu canh chùm ruột.
Công dụng rễ cây chùm ruột
Ngoài công dụng tuyệt vời của trái chùm ruột thì rễ cây chùm ruột cũng là vị dược liệu được sử dụng khá nhiều trong Đông Y. Theo y học cổ truyền, rễ cây chùm ruột có tính hỏa, chứa độc tố, có công dụng chữa rắn độc cắn, tiêu sưng, sát trùng, tiêu đờm, tiêu độc, làm tan ứ huyết. Theo nhiều nghiên cứu, rễ cây có chứa acid phenol, b – amyrin acetate, phyllanthin, triterpenoid, tanin, acid gallic, saponin. Rễ cây chùm ruột rất độc, do đó chúng thường chỉ được đun sôi để xông chữa nhức đầu và ho hoặc sử dụng ngoài da. Độc tố từ rễ cây có khả năng gây chết người, đau bụng dữ dội, nhức đầu, váng vất.
Cách trồng cây chùm ruột
Cây chùm ruột mang lại giá trị kinh tế lớn, loại cây này có tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao, mang lại năng suất lớn cho người dân. Trung bình 1ha cây chùm ruột có thể cho thu hoạch 20 – 30 tấn/1 năm, doanh thu sau khi trừ chi phí khoảng 250 – 300 triệu. Cách trồng cây chùm ruột như sau:
Quy cách cây giống: Cây cần được gieo trong bầu ươm có chiều cao từ 40 – 50cm.
Vị trí trồng: Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng, trong điều kiện bán râm thì cây vẫn phát triển được nhưng cho sản lượng khá thấp.
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào vụ xuân, tháng 2 – 3 hằng năm.
Đất trồng: Đất tơi xốp, giữ ẩm nhanh và thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng: Nên trồng với mật độ 4x4m, hố trồng có kích thước 50x50x50cm. Bón phân lót trước khi trồng khoảng 5 – 7 ngày. Gỡ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây vào hố đã đào trước đó, lấp đất và nén chặt. Tiếp đó, cắm cọc và buộc dây để cố định cây không bị gió lay ngã. Cuối cùng thì tưới nước để giữ ẩm cho cây.
Cách giâm cành cây chùm ruột
Phương pháp giâm cành chính là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để hạn chế công chăm sóc cũng như thời gian sinh trưởng của cây. Nên lựa chọn những cây mẹ xanh tốt, khỏe mạnh, đã có tuổi thọ trên 5 năm.
Cách giâm cành cây chùm ruột: Chọn những cành bánh tẻ, cắt chúng thành những đoạn cành có chiều dài khoảng 20cm, quấn chúng lại với nhau bằng một miếng vải (Không buộc chặt) và dựng thẳng đứng vào thùng chứa hỗn hợp đất cát và than bùn. Sau khoảng 1 tháng thì các hom giống bắt đầu sinh chồi, lúc này chúng ta tách chúng ra và phủ lên trên thêm một lớp mùn cưa ẩm. Sau khoảng 3 tháng thì chúng ta có thể đem chúng đi trồng.
Cách chăm sóc cây chùm ruột thái
Cây chùm ruột thái là giống chùm ruột có vị ngọt nhiều hơn vị chua, để chúng sai trĩu quả thì chúng ta cần lưu ý những điều kiện chăm sóc sau:
Bón phân: Cần bón phân định kỳ theo chu kỳ 6 tháng 1 lần, lúc ra hoa và chuẩn bị thu hoạch quả.
Cắt tỉa: Loại bỏ những cành nhánh sâu bệnh, ra hoa mà không đậu quả để cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng.
Nước tưới: Tưới nước cho cây đều đặn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, trời mưa ngừng tưới.
Phòng bệnh cho cây: Cây thường gặp nhện đỏ, rệp vừng, kiến, sâu bướm,… Do đó, khi quan sát thấy dấu hiệu bệnh cần phun thuốc trừ sâu ngay để xử lý trước khi chúng lan ra các khu vực xung quanh.
Cây chùm ruột bao lâu có trái?
Cây chùm ruột thường ra hoa trong khoảng tháng 3 – 5 hằng năm, hoa có màu đỏ hoặc hồng. Việc cây chùm ruột bao lâu có trái chính là điều mà rất nhiều nhà vườn quan tâm. Thông thường, sau khi trồng chúng 2 năm thì cây bắt đầu cho ra những trái đầu tiên. Ngay sau khi hoa tàn thì cây bắt đầu kết trái, mùa quả bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 8 hằng năm. Giống cây này cũng rất sai trái, mỗi cành sẽ có 1 chuỗi quả dài khoảng 30 – 60cm. Quả chùm ruột có hình dáng giống trái sơ ri, trông khá đẹp mắt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tên gọi khác của cây chùm ruột, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây càng cua – Công dụng, cách chế biến, tác hại, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây càng cua – Công dụng, cách chế biến, tác hại, cách trồng
Cây bách thủy tiên – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố, cách trồng
Cây bồ kết – Đặc điểm, công dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây bo bo là cây gì? Công dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây bạch quả – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây atiso – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây vẩy ốc – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng