Cây càng cua – Công dụng, cách chế biến, tác hại, cách trồng

Cây càng cua là giống rau rừng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng lại được khá ít người biết tới. Giống thực vật này có hình dáng bên ngoài tương tự cây trầu không nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây càng cua, tác dụng, cách chế biến, tác hại và cách trồng loại cây này.

Nội Dung Chính

Rau càng cua chữa bệnh gì?

Đặc điểm hình thái:

Cây càng cua là giống cây thân cỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 40cm, phần thân nhẵn bóng, mọng nước, có chứa nhiều dịch nhớt. Lá cây có hình tim, màu xanh, nhọn một đầu. Hoa mọc tập trung thành chùm dài, nhìn từ xa trông khá giống quả bông, quả có hình tròn, nhọn ở phần đỉnh. Khi cây còn nhỏ thì phần rễ sẽ mọc thẳng đứng, khi trưởng thành thì cây sẽ phát triển rễ chùm và mọc lan sang các khu vực xung quanh với tốc độ nhanh chóng. Loại cây này ưa thích những nơi ẩm ướt, sinh trưởng tốt trong và sau mùa mưa.

Rau càng cua chữa bệnh gì?

Rau càng cua chữa bệnh gì?

Công dụng: 

Rau càng cua có vị chua nhẹ, ngọt, mặn, dai, chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn. Theo nhiều nhà khoa học cho biết, rau càng cua có chứa magie, kali, sắt, vitamin A, vitamin C, beta – caroten, carotenoid, nước, phospho, canxi,… Với những hàm lượng dinh dưỡng này, thì có khá nhiều người thắc mắc không biết rau càng cua chữa bệnh gì? Theo Đông Y, loại rau này có tính bình, vị đắng, có công dụng giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu và kỵ sỏi thận. Loại rau rừng này được rất nhiều người yêu thích bởi chúng chứa những hàm lượng dinh dưỡng lớn nhưng lại khá ít năng lượng, do đó chúng thích hợp dùng làm món ăn hằng ngày cho người béo phì, làm thuốc bổ. 

Tại Việt Nam, cây càng cua được sử dụng phổ biến trong y học dân gian với công dụng điều trị cao huyết áp, táo bón, đái tháo đường và các bệnh về tim mạch. Tại phương Tây, người ta nghiền lá càng cua ra để đắp nhằm điều trị đau đầu, sốt rét, chất nhầy được uống để giảm đau bụng. Tại Trung Quốc, người ta vò nát tất cả các bộ phận của cây để chữa bỏng, ghẻ lở, rắn cắn, đau nhức khớp và đòn ngã. Việc ăn rau càng cua có thể hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày – ruột, viêm gan, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường hô hấp, giúp tan máu ứ, hoạt huyết, giải độc và thanh nhiệt. 

Rau càng cua hay còn gọi là rau gì?

Cây càng cua có tên khoa học là peperomia pellucida, đây là một loại rau rừng thuộc họ Hồ Tiêu – Piperaceae. Chúng sinh trưởng ở bất kỳ nơi nào ẩm ướt, là giống cây hằng niên phân bố nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Mỗi nơi lại đặt cho chúng một cái tên khác nhau, vậy tại Việt Nam rau càng cua hay còn gọi là rau gì? Tại nước ta, rau càng cua còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo, cúc áo, đơn buốt, đơn kim, rau tiêu,…

Rau càng cua hay còn gọi là rau gì?

Rau càng cua hay còn gọi là rau gì?

Cách chế biến rau càng cua

Các món ăn được chế biến từ cây càng cua chính là những món ăn rất quen thuộc đối với người dân miền Trung. Những món ăn từ cây càng cua không chỉ đơn thuần là thức ăn mà chúng còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Thời gian gần đây, món ăn này đang được khá nhiều người tìm kiếm bởi công dụng tuyệt vời của nó trong quá trình giảm cân. Cách chế biến rau càng cua thơm ngon, hấp dẫn như sau: 

Rau càng cua trộn thịt bò: 

– Làm nóng chảo rồi phi thơm tỏi, sau đó bỏ thịt bò đã được thái mỏng vào xào. Sau khi thịt chín tới thì vớt ra, tiếp đó thái hạt lựu hành tím, băm nhỏ ớt. 

– Cho thêm chút đường vào bát, cho thêm hành tím và ớt vừa thái vào sau đó vắt chanh, khuấy đều. 

– Rau càng cua rửa sạch, để ráo sau đó trộn cùng với hỗn hợp vừa rồi và thịt bò. Rắc thêm chút tiêu cho thơm là chúng ta đã có một món rau càng cua trộn thịt bò giòn, ngọt. 

Rau càng cua nấu canh: 

– Chúng ta rửa sạch rau càng cua, để ráo. Băm nhỏ thịt nạc và ướp cùng với hành tím, gia vị cho vừa khẩu vị.

– Xào sơ qua thịt bằm sau đó đổ vào nồi 1 tô nước lọc. 

– Đun tới khi nước sôi thì bỏ rau vào, nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

Ngoài hai món ăn này thì chúng ta có thể xào rau càng cua với tỏi, tôm, trứng,…

Cách chế biến rau càng cua

Cách chế biến rau càng cua

Tác hại của rau càng cua

Có thể nói, cây càng cua chứa hàm lượng dinh dưỡng khá đa dạng, vừa có các nhóm chất chống oxy hóa lại vừa có hàm lượng khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa 50g rau càng cua để nấu ăn trong 1 ngày mà thôi. Nếu chúng ta ăn chúng quá nhiều thì sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Tác hại của rau càng cua chính là: 

Gây tiêu chảy: Những người bị tiêu chảy và có tỳ vị hư hàn khi sử dụng rau càng cua quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa kéo dài, làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Tăng áp lực lên thận: Rau càng cua chính là món ăn có công dụng lợi tiểu, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chúng ta đi tiểu nhiều lần, tạo áp lực lên chức năng bài tiết nước tiểu của thận. 

Mất cân bằng chất điện giải: Bên trong rau càng cua có hàm lượng lớn kali, việc cơ thể dư thừa kali sẽ làm huyết áp hạ thấp, thể tích dịch sụt giảm và mất cân bằng chất điện giải.

Để hạn chế những tác hại này, tốt nhất chúng ta không nên ăn hoa cây càng cua, trước khi dùng cần ngâm rửa sạch sẽ với nước muối và hạn chế việc tích trữ loại rau này qua đêm.

Tác hại của rau càng cua

Tác hại của rau càng cua

Ai không nên ăn rau càng cua?

Rau càng cua khá an toàn và không gây dị ứng đối với cả những người có cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại rau này, vậy ai không nên ăn rau càng cua? Có hai đối tượng mà chúng ta tuyệt đối không được ăn rau càng cua đó là những người bị bệnh hen suyễn và những người đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi mùi vị của rau khá cay và hăng giống mù tạt, sẽ gây những triệu chứng không mong muốn cho người bị bệnh hen suyễn. Theo nghiên cứu, bên trong lá cây càng cua có chất prostaglandin, chất này sẽ gây trở ngại cho quá trình phát triển của thai nhi và ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ. 

Cách trồng rau càng cua

Cây càng cua khá dễ trồng và dễ chăm sóc, chúng ta hoàn toàn có thể trồng chúng tại nhà. Loại cây này được trồng chủ yếu bằng hạt giống, chúng được bán khá nhiều ở các cửa hàng hạt giống tại địa phương. Cách trồng rau càng cua như sau: 

– Thực hiện gieo vãi hạt giống trên đất trồng tơi xốp đã chuẩn bị trước đó, hạt giống sẽ nhanh chóng nảy mầm sau khoảng 2 – 3 ngày.

Cách trồng rau càng cua

Cách trồng rau càng cua

Kỹ thuật chăm sóc rau càng cua:

– Tưới nước: Đây là giống cây ưa ẩm, do đó chúng ta cần tưới nước 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Chúng ta cũng có thể trồng chúng xen kẽ với các loại cây lâu năm khác để tận dụng không gian, tiết kiệm diện tích và công chăm sóc. 

– Làm cỏ: Vì là giống cây ưa nước nên vô hình chung những khu vực quanh gốc cây cũng sẽ có cỏ dại mọc um tùm, chúng ta cần thường xuyên làm sạch cỏ dại để đảm bảo nguồn nước cũng như dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. 

– Sâu bệnh: Loại cây này gặp khá ít sâu bệnh nên chúng ta không cần quá lưu ý tới vấn đề sâu hại, khi lá sinh trưởng nhiều thì có thể ngắt bớt vào để làm rau. 

Hình ảnh rau càng cua

Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây trầu không, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh rau càng cua dưới đây:

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Hình ảnh rau càng cua

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây càng cua, tác dụng, cách chế biến, tác hại và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bách thủy tiên – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -