Cây bo bo là cây gì? Công dụng, cách chế biến và cách trồng

Cơm độn bo bo chính là thứ đồ ăn ký ức của thế hệ trước, đây là thức ăn chống đói thời bao cấp được Liên Xô viện trợ cho chúng ta những năm tháng đói khổ. Khi đất nước hòa bình, con người không còn nghèo đói, hạt bo bo cũng dần mất đi. Hiện tại, cây bo bo chỉ được trồng ở một số nơi để làm thức ăn cho gia súc, làm thuốc và nấu chè. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin cây bo bo là gì, công dụng, cách chế biến và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây bo bo là cây gì?

Cây bo bo có tên tiếng anh là gromwell read hoặc job’s tears, danh pháp khoa học là coix lachryma jobi (L.), thuộc họ Poaceae (Lúa). Tại nước ta, chúng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây cườm thảo, cây cườm gạo, cây hạt cườm, cây ý dĩ, cây cao lương, cây lúa miến,… Trước kia, chúng được sử dụng làm lương thực phổ biến tại nhiều quốc gia, sau này do có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh ở người. Chúng ta thường nghe ông bà, bố mẹ kể về việc ăn cơm độn bo bo thời kỳ bao cấp để chống đói, vậy cây bo bo là cây gì?

Cây bo bo là cây gì?

Cây bo bo là cây gì?

Cây bo bo chính là một loại ngũ cốc được người dân gọi là ngũ cốc hạt mỳ, đây chính là loại lương thực được Liên Xô và một số nước khác viện trợ cho nước ta, sau đó nhà nước cấp cho người dân ăn để chống lại cơn đói thời kỳ năm 1975 về trước. Cây bo bo là giống cây thân thảo, chiều cao khoảng 1 – 2m, thân cây nhẵn bóng, không phân nhánh và có nhiều đốt. Lá cây mọc so le hai bên, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá có nhiều răng cưa, lá có hình mũi mác, chiều dài khoảng 10 – 40cm và không có cuống lá. Hoa cây bo bo là giống cây đơn tính, mọc cùng gốc, có màu đỏ và hình dáng giống bông lúa. Hạt bo bo có hình trứng, vỏ ngoài cứng, một đầu hơi nhọn, đường kính khoảng 0,3 – 0,5cm. 

Hạt bo bo được bao bọc bởi một lớp lá bắc khá cứng màu trắng hoặc vàng, ở giữa hạt có một rãnh dọc giúp chúng ta tách ra dễ dàng. Khi đập vỡ, phần thịt bên trong có màu trắng, ngọt và không có mùi. Loại hạt này đã có mặt trên thế giới từ khá sớm, khoảng 3.500 – 4000 năm trước. Theo nhiều tài liệu cổ có ghi chép lại thì chúng có nguồn gốc trong khu vực Đông Á và Malaysia. Hiện tại, chúng phân bố nhiều ở Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc,… Tại nước ta, chúng thường mọc hoang dại ở: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An.

Công dụng cây bo bo thời bao cấp

Như các bạn đã biết, trước kia khi dân ta không đủ cơm ăn, cây bo bo được trồng để thu hái hạt để nấu chung với cơm ăn chống đói. Ngày nay, hạt bo bo sau khi tách vỏ không còn được dùng để nấu cơm mà chúng được dùng để nấu canh, nấu chè, nấu cháo. Ngoài công dụng trong ẩm thực thì loại cây này cũng có nhiều công dụng trong y học. Theo Trung Dược học, hạt bo bo có chứa hàm lượng lớn coixan A, B, C, erans – feruloylcampes tenol, transferuloylstigmastenol, a – monoolein, cis – 8 – octadecenoic, palmitic acid, stearic acid, linoleic acid, chất béo, coixenolide, coixol, coixenolide, arginine, lysine, leucine, vitamin B1,…

Công dụng cây bo bo thời bao cấp

Công dụng cây bo bo thời bao cấp

Theo y học cổ truyền, hạt bo bo có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, được quy vào kinh Vị, Phế, Đại Tràng, Can, Tỳ, Thận. Chủ trị áp xe phổi, ung thư phổi và dạ dày, tê thấp, phù thũng, khí hư, bạch đới, viêm ruột mãn tính, viêm ruột thừa, tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa, giúp trừ mủ, thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ. Khi ăn sống hạt sẽ có tác dụng thanh nhiệt, chữa bạch đới, phù thũng, ngừng tả lỵ, bổ tỳ vị, trừ thấp nhiệt, lợi tiểu. Lá cây bo bo có công dụng ích khí huyết và noãn vị. Ngoài ra, khi kết hợp với các loại dược liệu khác thì hạt bo bo có công dụng lợi trường vị, trừ khí xâm nhập vào người gây đau nhức gân xương, phá kết độc ở ngũ tạng, giảm ho đờm, trị nôn ra máu, mủ.

Theo y học hiện đại, cây bo bo thời bao cấp chứa nhiều thành phần hóa học có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, giảm sự lan nhanh của khối u, giúp cơ trơn thư giãn, làm cho cơ vân giảm và ngừng co bóp từ đó giảm ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị ung thư lên hệ thần kinh, kích thích hô hấp. Hiện nay, y học cũng đã chiết xuất thành công dầu ý dĩ từ cây bo bo, đây là một sản phẩm y tế thường xuyên được những bệnh nhân ung thư sử dụng. 

Cách chế biến hạt bo bo ngày xưa

Hạt bo bo có vỏ ngoài khá cứng nên rất khó ăn, để có thể làm thực phẩm cho con người, hạt bo bo thường phải trải qua quá trình lên men và xát thải cám. Tuy nhiên, để ăn được nhiều hơn thì thời xưa hạt bo bo không phải trải qua 2 công đoạn này, Vì vậy, chúng khá cứng, dai và khó ăn hơn cơm gạo gấp nhiều lần. Do đó, người dân thường phải độn chung với cơm cho dễ ăn hơn. Cách chế biến hạt bo bo ngày xưa

Trước khi nấu hạt bo bo cần phải ngâm trong nước nửa buổi, tốt nhất ngâm càng lâu càng tốt. Sau đó đem đi đun sôi với nước trong nhiều giờ liền cho chúng nở ra và mềm bớt đi, nấu cho tới khi cạn gần hết nước thì chúng ta mới cho gạo vào và nấu cùng nhau. Để hạt bo bo chưa trải qua công đoạn xát thải cám và lên men dễ ăn hơn thì chúng ta cần ngâm nước trong thời gian thật lâu, nấu trong thời gian dài, càng lâu càng tốt. Ngoài cách nấu cơm độn bo bo thì người ta còn thường giã chúng ta làm bột để làm bánh, nấu cháo. Đây cũng là cách để hạt bo bo có thể dễ ăn hơn.

Cách chế biến hạt bo bo ngày xưa

Cách chế biến hạt bo bo ngày xưa

Nhiều người khi nếm thử qua cơm hoặc cháo từ hạt bo bo sẽ nói là không nuốt nổi, nhưng trong hoàn cảnh nghèo đói và thiếu thốn, hạt bo bo vẫn là thứ tạm chấp nhận được trong bữa cơm. Thậm chí, nhiều người không trồng được cây bo bo còn phải đi vay về để ăn. Trong thời kỳ bao cấp, hạt bo bo chính là nguồn lương thực quý báu, chúng cứu đói được nhiều người đang lâm vào cảnh khốn cùng.

Cách làm cơm độn bo bo

Cơm độn bo bo chính là ký ức khó quên của cha mẹ, ông bà những người đã từng sống trong thời kỳ bao cấp. Cách làm cơm độn bo bo như sau: Hạt bo bo sau khi đã ngâm, rửa sạch, để ráo thì đun cùng với nước. Để lửa nhỏ và nấu cho tới khi hạt mềm. Tiếp đó, đổ thêm gạo, nước vào và đảo chúng đều với nhau. Nấu tới khi cơm chín là chúng ta có thể ăn được.

Cách làm cơm độn bo bo

Cách làm cơm độn bo bo

Cách nấu chè bo bo

Hiện nay, khi đất nước không còn đói nghèo, người ta không còn trồng cây bo bo để nấu cùng với cơm nữa, loại ngũ cốc này được sử dụng để nấu chè.

Nguyên liệu: 50g hạt bo bo, 50g đường, 200ml nước cốt dừa, 50g táo tàu, 100g bạch quả, 50g bột bắp. 

Cách nấu chè bo bo như sau: Làm sạch vỏ ngoài của hạt bo bo và bạch quả, rửa sạch, để ráo và ngâm với nước cho tới khi mềm. Đun một nồi nước sôi và bỏ hạt bo bo và bạch quả vào, tiếp đó cho thêm đường, bột bắp và nấu trong 45 phút. Cuối cùng là chúng ta chỉ cần múc chè ra bát và chan thêm nước cốt dừa là đã có thể thưởng thức. 

Cách nấu chè bo bo

Cách nấu chè bo bo

Cách trồng cây bo bo

Thời vụ trồng: Nên trồng cây bo bo trong vụ xuân, thời điểm từ tháng 2 – 4 dương lịch. 

Cách tạo giống: Gieo vãi hạt giống, khi cây cao khoảng 30 – 50cm thì có thể mang đi trồng. 

Mật độ trồng: 550 khóm/ha. 

Đất trồng: Tất cả các loại đất trừ đất có nhiều sỏi. 

Hố trồng: Bón phân kết hợp lấp hố trước khi trồng 20 – 30 ngày, hố có kích thước 50x50x50cm, mỗi hàng cách nhau 80 – 100cm, mỗi cây cách nhau 30 – 50cm.

Cách trồng cây bo bo

Cách trồng cây bo bo

Cách trồng cây bo bo: Đặt cây giống nghiêng 45 độ theo hướng Đông sang Tây. Lấp đất và nén chặt. 

Kỹ thuật chăm sóc: Ngay sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày thì kiểm tra và trồng dặm. Làm cỏ thường xuyên, cây có thể sống mà không cần tưới nước quá nhiều nhưng tuyệt đối không được để cây ngập úng. 

Hình ảnh cây bo bo

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bo bo dưới đây:

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Hình ảnh cây bo bo

Trên đây là toàn bộ thông tin cây bo bo là gì, công dụng, cách chế biến và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bạch quả – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -