Cây thông đất – Nơi sống, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Xuôi theo dòng chảy của thời gian và sự phát triển của xã hội, có rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong quá khứ đang được y học hiện đại quan tâm chú ý và tìm cách chữa trị. Ngày nay, y học ghi nhận cây thông đất là một cây thuốc nam có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị những căn bệnh về vấn đề sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ. Đọc ngay để tìm hiểu thêm về đặc điểm cây thông đất, nơi sống, tác dụng, cách chế biến và cách trồng loại cây này.

Nội Dung Chính

Cây thông đất thường mọc ở đâu?

Cây thông đất có tên khoa học là lycopodiella cernua (L.) pie. – serm, thuộc họ Lycopodiaceae (Thạch Tùng). Gọi là cây thông bởi hình dáng bên ngoài của chúng trông rất giống cây thông, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây râu rồng, cây thạch tùng răng cưa,… Là giống cây thân thảo phụ sinh, chúng mọc từ dưới đất và bám vào các vật chủ. Một cây thông đất trưởng thành có thể dài khoảng 50 – 70cm, thân cây có hình trụ, đường kính thân khoảng 2 – 3mm và được bao phủ bởi rất nhiều lá. Cây phân nhánh khá nhanh và nhiều, cây không có hoa và hạt, sinh trưởng bằng các tế bào ở nách lá.

Cây thông đất thường mọc ở đâu?

Cây thông đất thường mọc ở đâu?

Lá cây thông đất có hình mũi mác, nhọn, các lá được xếp sát nhau thành dải hình xoắn ốc, lá không có cuống, mép lá không có răng cưa, lá ở đỉnh sẽ ngắn hơn so với lá ở phần gốc. Một dải lá thông đất sẽ có chiều dài khoảng 6 – 15mm, chiều rộng khoảng 3 – 5mm. Bộ phận sinh sản chính của loài thực vật này chính là phần ngọn thân, khi tới mùa sinh trưởng thì phần ngọn sẽ hình thành kén bông có chiều dài khoảng 10cm, đường kính khoảng 1 – 2cm. Cây thông đất mang lại rất nhiều giá trị cho y học nên việc trồng và khai thác loại cây này khá quan trọng, do đó việc cây thông đất thường mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Loại cây này mọc tập trung nhiều ở những nước có nền khí hậu nhiệt đới, và đặc biệt nhiều ở Trung Quốc.

Đây là giống thực vật ưa ẩm và có thể sống trong bóng râm thời gian dài, chúng thường mọc trên vách đá hoặc bám vào những cây gỗ lớn có nhiều rong rêu để sinh trưởng. Tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở những vùng núi cao của Tây Bắc và các tỉnh Trung Bộ như: Lâm Đồng, Quảng Nam, Hà Giang, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Thanh Hóa,… Thời gian sinh trưởng mạnh nhất của cây là vào mùa mưa, chúng có khả năng đâm chồi mạnh mẽ ở những phần thân bị cắt hoặc gãy. Hiện nay, người ta thu hái tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc.

Cây thông đất có mấy loại?

Cây thông đất chính là một trong những loại thực vật khá đa dạng về chủng loại, do đó rất nhiều người thường xuyên thắc mắc không biết, tại nước ta cây thông đất có mấy loại? Theo nhiều nhà khoa học, tại nước ta có khoảng trên dưới 10 loài cây thông đất: 

Huperzia cancellata (Spring) trevis: Đây là giống cây thông đất thông dụng và có trữ lượng nhiều nhất tại nước ta, chúng thường được gọi là cây thạch tùng bôi, phân bố trên vùng núi ở Lào Cai (Sapa).

Huperzia cancellata (Spring) trevis

Huperzia cancellata (Spring) trevis

Huperzia squarrosa (Frost.) trevis: Chúng được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây thông đất nhám, cây thạch tùng vảy, cây râu rồng. 

Huperzia chinense (Christ.) ching: Giống thông đất này được người dân gọi là cây thạch tùng nhiều bông, thường mọc trên đất có nhiều mùn ở ven rừng rậm thường xanh.

Huperzia chinense (Christ.) ching

Huperzia chinense (Christ.) ching

Huperzia hamiltonii (Spring) trevis: Loại cây này có tên Việt Nam là cây thạch tùng hamilton.

Ngoài ra, tại nước ta còn có một số loài thông đất như: Huperzia carinata (Desv. ex poir) trevis, huperzia serata (Thunb.) trevis, huperzia salvinoides (Herter) alston, huperzia phlagmaria (L.) rothm, huperzia obovalifolia bon, huperzia subdisticha mak. 

Cây thông đất có tác dụng gì?

Bên trong cây thông đất có chứa alcaloid, tanin, glycosid, flavonoid, triterpenoid,… Khi biết bên trong hợp chất alkaloid của cây thông đất có chứa huperzine A (Chất ức chế acetylcholinesterase) thì các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực, nghiên cứu các công dụng tuyệt vời của các loại cây thông đất khác nhau. Loại cây này đã mở ra cho nền y học một bước tiến mới trong việc điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Các loài cây thông đất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã được y học công bố về những công dụng tuyệt vời của chúng. Vậy cụ thể cây thông đất có tác dụng gì?

Cây thông đất có tác dụng gì?

Cây thông đất có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, cây thông đất có công dụng kháng vi khuẩn cereus, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn cỏ khô, tụ cầu vàng, ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ, điều trị bệnh alzheimer, ức chế enzyme acetylcholinesterase. Trong y học cổ truyền, cây thông đất có công dụng điều trị tê liệt sau di chứng, bỏng lửa, tiểu tiện bất lợi, quáng gà, ra mồ hôi trộm, đau nhức khớp xương, ho mãn tính, phong thấp, nhức xương, viêm gan cấp tính, mắt đỏ và nhiều bệnh lý khác. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ từ loại dược liệu này đã ra đời, mang lại một khởi đầu mới cho nền y học thế giới. 

Cách chế biến cây thông đất

Cây thông đất được sử dụng cho những người bị ho lâu ngày không khỏi, người hay bị rụng tóc hoặc có gàu, người bị viêm da do lội nước, người bị suy giảm trí nhớ, người bị phát ban trên da, người hay bị mất ngủ, người bị mụn nhọt,… Hiện nay, dược liệu thông đất được dùng rộng rãi, dưới đây là hai cách chế biến cây thông đất để điều trị teo não, suy giảm trí nhớ. 

Chuẩn bị: 20g cây thành ngạnh, 20g cây thông đất.

Cách thực hiện: Mang chúng đi rửa sạch, sắc thuốc và chắt lấy nước uống trước ăn.

Cách chế biến cây thông đất

Cách chế biến cây thông đất

Chuẩn bị: 10g cây kiến cò, 10g viễn chí, 15g thông đất khô.

Thực hiện: Mang tất cả dược liệu đi đun sôi cùng với 2,5 lít nước, đun tới khi nước đã cạn còn phân nửa thì tắt bếp. Lọc lấy nước và chia chúng làm 3 lần uống trong ngày.

Cây thông đất ngâm rượu

Theo các nhà nghiên cứu, cây thông đất có nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ ở người già và do bệnh alzheimer. Các thử nghiệm lâm sàng trên động vật đã cho thấy loại dược liệu này khá an toàn và không chứa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong kinh nghiệm dân gian không hề có thông tin về việc cây thông đất ngâm rượu và các nghiên cứu y khoa cũng chưa thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào về rượu thông đất. Do đó, để an toàn cho bản thân, tốt nhất bạn chỉ nên dùng thuốc sắc chứ không nên dùng cây thông đất ngâm rượu.

Cây thông đất ngâm rượu

Cây thông đất ngâm rượu

Cách trồng giống cây thông đất

Là giống dược liệu quý nên việc trồng cây thông đất chính là điều được nhiều người quan tâm. 

Khu vực trồng: Nên trồng cây ở những khoảng không gian thoáng đãng, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp cả ngày hoặc những nơi có bóng râm bán phần.
Thời điểm trồng: Nên trồng cây thông đất vào những ngày có nhiều gió, khô ráo, nền nhiệt trên 30 độ C.

Cách trồng giống cây thông đất

Cách trồng giống cây thông đất

Cách trồng giống cây thông đất

Bước 1: Đào một hố trồng có kích thước rộng hơn so với kích thước của rễ cây. Nếu trồng cây với số lượng lớn thì mỗi cây cần cách nhau 3 – 4m để cây có thể sinh trưởng và không cần tranh nhau ánh nắng. 

Bước 2: Lót một lớp đất đã trộn sẵn phân xuống hố và đặt cây vào hố trồng.

Bước 3: Lấp đất và nén chặt sao cho cây thẳng đứng. 

Chúng ta có thể cắm cọc xung quanh gốc cây để cố định cây không bị đổ, ngã khi có gió mạnh và mưa. 

Xem hình ảnh cây thông đất

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thông đất dưới đây:

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Xem hình ảnh cây thông đất

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thông đất, nơi sống, tác dụng, cách chế biến và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thị là cây gì? Ý nghĩa, có nên trồng cây thị trước nhà?

Sinh Vật Cảnh -