Cây sương sâm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Cây sương sâm là giống cây dây leo thường xuyên được trồng ở khu vực miền Nam với mục đích phát triển kinh tế. Loại cây này tuy dễ trồng nhưng lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người thì vô cùng lớn. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây sương sâm, cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây sương sâm

Cây sương sâm có tên khoa học là tiliacora triandra, thuộc họ Menispermaceae, đây là loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á. Sương sâm là giống thực vật dây leo, có tốc độ sinh trưởng tốt, phân nhánh nhanh, lá có thể cho thu hoạch quanh năm. Cây sương sâm còn được biết với nhiều tên gọi khác như cây sâm sâm, cây xanh tam, cây dây xanh ba nhị, cây dây xanh leo,… Đây là giống cây thân thảo, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm hoặc không lông tùy vào giống.

Cách nhận biết cây sương sâm

Cách nhận biết cây sương sâm

Cây sương sâm phát triển khá nhanh, sinh trưởng tốt trong cả những nơi có nắng mạnh. Cách nhận biết cây sương sâm như sau: Lá sương sâm có màu xanh đậm, phiến lá hình tim, chiều dài khoảng 6 – 11cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Chiều cao của cây trong khoảng từ 1 – 5m, hoa có màu vàng và mọc thành chùm trông khá đẹp mắt. Quả sương sâm mọc tập trung thành cụm, có hình trứng, khá cứng và dài, khi chín sẽ chuyển dần sang màu trắng. Loại cây này góp mặt trong rất nhiều món ẩm thực tại các nước Đông Nam Á, tại Việt Nam chúng được biết tới với món thạch sương sâm thơm ngon, hấp dẫn giải khát ngày hè. 

Ngoài công dụng trong ẩm thực, cây sương sâm còn có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh ở người. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở những nơi ẩm thấp như bờ ao, bờ mương, hàng rào của khu vực miền Tây. Trên thế giới, loại cây này phân bố chủ yếu ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Cây sương sâm có hai loại đó là cây sương sâm lá trơn và cây sương sâm lá lông. 

Cây sương sâm trơn

Cây sương sâm trơn thường xuyên được tìm thấy ở khu vực Tây Nam Bộ, chúng có lá trơn, phiến lá khá cứng. Loại cây này không sử dụng được lá khô mà chỉ dùng được lá tươi. Cây mang những đặc điểm tương tự cây sương sâm lông nhưng lá không có lông, quả màu tím, khi nấu thạch sẽ có màu xanh nhạt và khá mịn.

Cây sương sâm trơn

Cây sương sâm trơn

Cây sương sâm lông

Cây sương sâm lông thường xuyên được tìm thấy trong các rừng cây, mặt lá dưới của chúng có lớp lông mềm bao phủ, quả có màu vàng hoặc đỏ. Khi nấu thạch chúng ta có thể sử dụng được cả lá tươi và lá khô, thạch khi nấu xong sẽ có màu xanh đậm và khá dai. Thường thì người ta sẽ sử dụng lá cây sương sâm lông để nấu thạch nhiều hơn lá cây sương sâm trơn. Để chất lượng thạch ngon nhất thì nhiều địa phương còn nấu thạch với tỷ lệ 7 phần lá sương sâm lông và 3 phần lá sương sâm trơn.

Cây sương sâm lông

Cây sương sâm lông

Tác dụng của cây sương sâm

Trong y học cổ truyền, cây sương sâm được cho là có công dụng thanh lọc cơ thể, chữa kiết lỵ, nóng trong, giúp tiêu độc và chữa táo bón. Ngoài ra, loại cây dược liệu này còn góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh dạ dày, đái tháo đường, huyết áp cao do tăng hàm lượng cholesterol và điều trị các bệnh có liên quan đến gan. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong cây sương sâm có chứa hàm lượng questek steroid, ancaloit, vitamin A & C, canxi, chất xơ, sắt,… Do đó, công dụng của cây sương sâm không chỉ dừng lại ở việc giải nhiệt ngày hè mà còn có công dụng tăng cường sức đề kháng cũng như điều trị bí tiểu và giúp ổn định đường huyết, huyết áp.

Tác dụng của cây sương sâm

Tác dụng của cây sương sâm

Nhiều lang y đã cho rằng, cây sương sâm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với hệ bài tiết và thận. Trước khi thực hiện các liệu pháp điều trị Tây Y, những bệnh nhân mắc các chứng tiểu khó, tiểu buốt thì nên sử dụng thạch sương sâm để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, việc ăn thạch sương sâm sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, đau bụng, khó tiêu. Trong y học, nhờ vào khả năng giảm lượng cholesterol trong máu mà cây sương sâm có công dụng điều hòa huyết áp hiệu quả. Hơn hết, những người đang mang thai, đặc biệt là những người đang ở cuối thai kỳ bị mắc bệnh táo bón nên sử dụng thạch sương sâm để tăng hoạt động của nhu động ruột.

Hướng dẫn dùng cây sương sâm làm thạch

Thạch sương sâm chính là một món ăn ngon, giải khát làm từ lá của cây sương sâm, chúng được nhiều người yêu thích bởi mùi vị đặc trưng. Thông thường, thạch sương sâm thường có màu xanh lục, mềm và dẻo, chúng không quá ngọt, hơi chua nhẹ. Do đó, chúng ta có thể thêm đường, đá hoặc sữa để ăn kèm. Nhiều người hay nhầm lẫn thạch sương sâm và thạch găng, nhưng hai loại này là hoàn toàn khác nhau. Cây sương sâm làm thạch ngon nhất khi được làm bằng lá sương sâm, hạt é và mủ trôm. 

Hướng dẫn dùng cây sương sâm làm thạch

Hướng dẫn dùng cây sương sâm làm thạch

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 cái thố inox hoặc khay sạch dung tích khoảng 3 lít, 1 – 2 bát đựng thạch sương sâm, 1 cái rây có đường kính khoảng 20cm, 3 – 4 lá dứa, 1 ống dầu chuối, 300g đường cát, 3 thìa cafe hạt é, 15g mủ trôm, 1 lít nước lọc, 1 thìa dầu ăn và 150g lá sương sâm tươi. 

Quá trình thức hiện làm thạch sương sâm: 

Bước 1: Đem lá sương sâm đi rửa thật sạch với nước và để ráo. Cho toàn bộ lá sương sâm vừa rửa bỏ vào trong thố và vò sơ sau đó bỏ lượng dầu ăn vừa chuẩn bị vào để vò chung thật kỹ trong vòng 10 – 15 phút cho tới khi nước chuyển qua màu xanh đậm. Sau khi vò xong thì cho hỗn hợp nước và lá vừa rồi qua rây, tách lấy phần nước. Tiếp đó vớt bớt bọt để sau khi thạch đông lại thì trông sẽ đẹp mắt và mịn hơn. Tiếp đó bảo quản thạch trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 giờ. 

 Lưu ý: Để cho thạch sau khi nấu không bị lên nhiều bọt và mang lại tính thẩm mỹ cao thì chúng ta bắt buộc phải cho dầu ăn vào. 

Bước 2: Ngâm mủ trôm trong nước khoảng 10 – 12h trước khi ăn. Tiếp đó, nấu khoảng nửa lít nước cùng với lá dứa, đường cho tới khi sôi rồi tắt bếp và để nguội. 

Bước 3: Cắt thạch thành những hình dáng và kích cỡ tùy theo sở thích và cho mủ trôm, hạt é, dầu chuối vào, đảo đều là chúng ta đã có một món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn ngày hè. 

Cách trồng sương sâm

Sương sâm là giống thực vật dây leo mọc hoang dại tại nhiều nơi nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cách trồng sương sâm như sau: 

Chọn giống: Loại cây này được trồng chủ yếu bằng hạt. Ngâm hạt giống với nước ấm khoảng 4 – 6 tiếng sau đó bọc hạt giống trong khăn ẩm và treo chúng ở những nơi có nắng nhẹ khoảng 4 – 6 ngày. Khi hạt đã nảy mầm thì gieo vãi hạt giống vào vùng đất đã chuẩn bị sau đó tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng.

Cách trồng sương sâm

Cách trồng sương sâm

Cách trồng: Khi cây con đã cao khoảng 10 – 12cm, lá xanh, kích thước lá tương đối thì chúng ta có thể mang cây đi trồng theo hàng với khoảng cách 30 – 50cm. Tưới nước nhẹ cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

Làm giàn cho dây leo: Khi cây đã bắt đầu sinh trưởng mạnh về chiều dài thì chúng ta tiến hành làm giàn và quấn ngọn định hướng cho cây leo dễ dàng hơn. 

Bón phân: Bón bằng phân chuồng hoai mục kết hợp phân NPK theo chu kỳ 3 – 5 lần/1 năm, hạn chế bón bằng phân đạm. 

Hình ảnh cây sương sâm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây sương sáo, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sương sâm dưới đây:

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Hình ảnh cây sương sâm

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây sương sâm, cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sương sáo là cây gì? Công dụng, cách trồng, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -