Cây roi: Đặc điểm, cách trồng và vì sao cây roi không ra quả?
Cây roi là tên của một loại cây cho trái có hình dạng giống cái chuông, đây là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, chúng có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, giúp giải nhiệt ngày hè và cung cấp cho cơ thể các hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây roi, cách trồng, cách chăm sóc và vì sao trồng cây không ra quả?
Đặc điểm cây roi xanh
Cây roi hay còn được người dân miền Nam gọi là cây mận, đây là giống cây ăn trái khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả roi là một loại quả dân dã, đây là giống cây ăn trái bản địa của nước ta. Cây roi có tán lá sum suê, là giống cây thường xanh, hoa và lá đều có chứa tinh dầu nên có mùi thơm rất dễ chịu. Sự khác nhau về cách gọi của hai vùng miền không còn quá quan trọng bởi ngoài cái tên roi hay mận thì chúng vẫn còn rất nhiều tên gọi khác. Hầu hết, khi nhắc tới trái roi hay trái mận, mọi người đều biết đó là quả gì.
Đây là loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Quả roi là loại trái cây có công dụng giải nhiệt mùa hè và giảm cơn khát cho những ngày nóng nực, chúng được sử dụng để chế biến nước ép, nấu chè và làm rất nhiều sản phẩm khác phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Có hai giống roi đang được trồng phổ biến tại Việt Nam đó là giống roi xanh và roi trắng. Chúng đều có màu sắc bên ngoài tương tự nhau và chỉ khác nhau về màu sắc của quả. Cây roi xanh là giống cây roi hoa trắng, quả màu xanh, chiều cao khoảng 10 – 12m, lá có hình trứng. Hoa có đường kính khoảng 2 – 3cm, có nhiều nhị và 4 cánh hoa.
Khi chín thì trái roi sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ nhạt, loại quả này mọng nước, có hình dáng bên ngoài giống cái chuông, ruột bên trong xốp, chiều dài của quả khoảng 4 – 6 cm. Hoa và quả roi có thể mọc ra từ bất kỳ vị trí nào trên cây, một cây roi trưởng thành có thể cho khoảng 600 – 700 quả mỗi năm. Trên thế giới, cây mọc nhiều ở: Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam. Khi ăn vào, trái roi có vị chua, ngọt, hơi chát, hương vị thanh mát. Theo nghiên cứu, bên trong chúng có hàm lượng chất xơ cao, vitamin, không có chất béo và cholesterol xấu nên rất tốt cho sức khỏe.
Cây roi trắng
Cây roi trắng là giống cây ăn trái thường xanh, chúng mang những đặc điểm bên ngoài tương tự giống cây roi xanh. So với giống cây roi xanh thì giống cây roi trắng được đánh giá là nhiều nước, đậm vị và xốp hơn nhiều. Loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như cây roi bạch ngọc hoặc cây mận sữa, đây là loại cây có nhiều trong khu vực Đông Nam Á nhưng do người dân không hiểu biết về công dụng và giá trị kinh tế nên đã bị chặt bỏ khá nhiều.
Khi cây ra quả, những chùm quả roi màu trắng trông khá đẹp mắt, khác với cây roi xanh khi chín sẽ ngả sang màu đỏ hoặc hồng, quả của cây roi trắng khi chín sẽ có màu trắng sữa. Tuy là giống cây có sản lượng cao, nhưng do phần vỏ mỏng, khi vận chuyển sẽ dễ xước, dập nên mang lại lợi ích kinh tế không quá cao. Tuy nhiên, tại nhiều nơi thì loại trái cây này được xem là “của ngon vật lạ”. Tại Thái Lan và Trung Quốc, chúng có giá trị kinh tế cao, nhưng chủ yếu là thu hoạch từ những cây mọc hoang. Theo nghiên cứu, bên trong chúng có chứa cacbohidrat, magie, chất béo, chất đạm có công dụng giảm căng thẳng, cân bằng huyết áp, bổ phổi, thanh nhiệt.
Cách trồng cây roi trong chậu
Thời vụ trồng roi: Cây roi có thể được trồng quanh năm và cho trái ổn định suốt 4 mùa. Tuy nhiên, nếu trồng ở khu vực miền Nam thì chúng ta nên trồng vào tháng 5 – 6, bởi đây là mùa mưa – Là thời điểm cây trồng phát triển nhanh nhất.
Chuẩn bị đất trồng: Nên lựa chọn kích thước chậu to hơn kích thước của bầu cây khoảng 30 – 50cm. Loại đất thích hợp để trồng roi chính là đất pha cát có độ thông thoáng và tơi xốp cao. Trước khi trồng nên bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục kết hợp với phân lân và bột khử trùng trước 1 tháng.
Cách trồng cây roi trong chậu: Chúng ta nên chọn những chậu trồng có lỗ thoát nước lớn để hạn chế ngập úng cho cây. Sau đó, tạo một hố trồng ở giữa chậu sao cho kích thước hố bằng kích thước của bầu cây. Loại bỏ lớp nilon bao bên ngoài bầu cây sau đó đặt cây thẳng đứng vào giữa hố. Sau khi trồng thì tiến hành cắm cọc cố định và buộc dây sao cho cây không bị lay gốc khi di chuyển. Ngay sau khi trồng thì chúng ta tưới nước vào gốc cho cây, nếu có điều kiện thì tưới dạng phun sương lên toàn bộ tán cây.
Vì sao cây roi không ra quả?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả roi có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Ngoài cách ăn tươi thì chúng ta có thể ép lấy nước uống cũng mang lại tác dụng giảm các bệnh táo bón và nóng trong người. Loại quả này phù hợp đối với những người giảm cân hoặc ăn kiêng, chúng vừa cung cấp nước hiệu quả mà lại có thể tránh được nguy cơ béo phì, chúng rất ít năng lượng lại có nhiều nước nên rất tốt đối với các mẹ bầu. Nhờ hàm lượng nước và hàm lượng chất xơ cao, vì vậy loại quả này giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Vitamin A và C trong quả roi có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa lão hoá làn da của con người, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ cho các bệnh về tim mạch và xương khớp.
Hơn hết, loại quả này chứa 93% chất xơ và nước nên có tác dụng phòng ngừa các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi hoặc tiêu chảy, kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định lượng đường đối với người bị mắc bệnh tiểu đường. Với hàm lượng nước cao nên chúng có khả năng thanh nhiệt và bổ sung lượng nước lớn cho cơ thể. Nhờ những công dụng tuyệt vời này nên khi trồng cây roi, điều người trồng mong mỏi nhất chính là thu lại được những trái roi mọng nước. Tuy nhiên, nhiều người trồng roi lại đang gặp tình trạng cây roi không ra quả.
Nguyên nhân cây roi không ra quả: Cây roi được chăm sóc quá nhiều nên cây sinh trưởng quá mạnh làm ức chế sự phát triển. Do đó, cây không ra hoa và cũng không kết trái được.
Cách khắc phục:
– Tiến hành cắt tỉa cành tạo tán, tạo độ thoáng cho cây.
– Vào khoảng tháng 3, tháng 4, tiến hành khoanh cành hoặc khoanh thân cây để hạn chế cây sinh trưởng.
– Dừng việc bón phân có thành phần chứa đạm.
Cách chăm sóc cây roi đỏ
Để cây roi sai trái và mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, chúng ta cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật chăm sóc. Cách chăm sóc cây roi đỏ như sau:
Chế độ nước: Cần tưới nước 2 ngày/1 lần khi mới trồng, khi cây ra hoa và chuẩn bị tạo quả.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Cần cắt bỏ những cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, chỉ giữ những cành khỏe mạnh. Để cây mang lại năng suất cao nhất, tốt nhất chúng ta chỉ nên để chiều cao cây tối đa là 5m, ngay sau khi thu hoạch cần cắt tỉa 1 lần nữa.
Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ và phân NPK để bón phân cho cây theo chu kỳ 3 lần/1 năm đầu. Sau năm đầu thì nên bón thêm cho cây khoảng 10% và cứ tăng dần lượng phân bón như vậy cho tới khi cây trưởng thành.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần làm sạch cỏ dại và vun gốc thường xuyên, phun thuốc trừ sâu ngay khi có biểu hiện bị sâu đục lá, đục cành.
Hình ảnh cây roi đỏ
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây roi trắng, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây roi đỏ dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây roi, cách trồng, cách chăm sóc và vì sao trồng cây không ra quả? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ráy là gì? Tác dụng, cách trồng, cách xử lý khi ăn phải
Sinh Vật Cảnh -Cây ráy là gì? Tác dụng, cách trồng, cách xử lý khi ăn phải
Cây ô môi trị bệnh gì? Đặc điểm và trái ô môi ăn được không?
Cây nho – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc
Cây nhàu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Top 11+ cây cổ thụ đẹp nhất thế giới và ý nghĩa cây cổ thụ
Cây ngô – Giới thiệu chung, đặc điểm và thời vụ trồng
Cây mù u là cây gì? Tác dụng và trái mù u có ăn được không?