Cây nhàu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây nhàu là giống cây thuốc nam quý có nhiều công dụng đối với cuộc sống và sức khỏe của con người. Loại cây này có công dụng điều trị bệnh huyết áp, đau nhức xương khớp và ung thư, chúng rất tốt cho sức khỏe và cũng mang một số tác hại tiềm ẩn. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây gỗ nhàu, tác dụng, cách ngâm rượu nhàu và tác hại của loại trái này.
Đặc điểm gỗ cây nhàu
Cây nhàu là giống thực vật được giáo sư Đỗ Tất Lợi liệt vào danh sách những vị thuốc quý tại Việt Nam. Loại cây này vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người dân miền Bắc nhưng đối với người dân miền Nam thì chúng lại là loại cây rất quen thuộc. Cây nhàu có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Úc, chúng có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,… Loại cây này sinh trưởng ở độ cao từ 0 – 500m so với mực nước biển, chúng thường xuất hiện ở ven suối, ven sông, những nơi có nền nhiệt cao trong khu vực các tỉnh miền Nam và miền Trung.
Đặc điểm gỗ cây nhàu gồm: Cây nhàu là giống thực vật có chiều cao trung bình khoảng 4 – 8m. Cành cây có màu xanh, hình trụ, vỏ cây nhẵn bóng, những cành già thì có xu hướng tròn hơn và có màu nâu xám. Lá cây nhàu thường mọc đối xứng hai bên, phiến lá lớn, hình trứng, có màu xanh đậm, nhẵn bóng, thon hai đầu, chiều dài khoảng 15 – 30cm, chiều rộng khoảng 10 – 15cm, mặt lá dưới có màu nhạt hơn, mép lá có nhiều gợn sóng. Gân lá nhàu nổi rõ lên trên bề mặt, một chiếc lá trưởng thành có khoảng 6 – 7 cặp gân mọc so le nhau. Hoa của cây nhàu có kích thước tương đồng nhau, là giống hoa lưỡng tính, mỗi bông có 5 cánh.
Quả nhàu là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, một quả nhàu bao gồm nhiều quả nhỏ dính với nhau, bên trong mỗi quả lại có chứa những phôi nhũ cứng. Hạt nhàu bên trong có hình trứng, màu nâu đen và nhọn một đầu, bên trong có buồng chứa khí nên khi thả vào nước hạt sẽ nổi lên trên bề mặt. Quả nhàu khi còn non có màu xanh, khi trưởng thành sẽ ngả vàng, mùi khai và phần vỏ nhẵn bóng, khi chín sẽ chuyển dần về màu trắng và có mùi rất khó chịu. Tất cả các bộ phận của cây nhàu đều có thể làm thuốc, các sản phẩm từ cây nhàu đều được nhiều người yêu thích nhưng loại cây này lại bị mất điểm bởi mùi khai không hề dễ chịu này.
Miền Bắc có cây nhàu không?
Như đã biết, cây nhàu mọc nhiều ở miền Nam, chúng vẫn là một loại thực vật còn rất xa lạ đối với người dân miền Bắc. Vậy liệu miền Bắc có cây nhàu không? Câu trả lời là vẫn có nhưng chúng chỉ mọc hoang dại và lẻ tẻ tại một số nơi. Loại cây này có thể sinh trưởng ở nhiều loại thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, miền Nam có thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nhất. Những cây nhàu miền Bắc chủ yếu chỉ trồng để làm cảnh chứ chúng cho năng suất không hề cao.
Quả nhàu có tác dụng gì?
Quả nhàu có kích thước bằng với quả xoài, khi chín có màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, có vị đắng, mùi khai, chúng được nhiều người so sánh với đậu phụ thối của Trung Quốc. Ngay từ xưa, người Việt Nam và các dân tộc Polynesia đã sử dụng quả nhàu trong y học cổ truyền cách đây hơn 2000 năm. Chúng được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp, táo bón, nhiễm trùng và sưng đau. Ngày nay, quả nhàu được dùng để làm nước trái cây, chúng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe và có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vậy, theo y học hiện đại, quả nhàu có tác dụng gì?
Quả nhàu có nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm căng thẳng cho ruột và làm mềm phân. Chúng có nhiều chất giúp cung cấp oxy cho não, ngăn mảng bám tích tụ trong các động mạch nuôi não, ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol nhờ một lượng lớn phytosterol, cải thiện trí nhớ, làm giảm mảng bám trong động mạch, ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol LDL, điều hòa cholesterol, giảm huyết áp, chống lại tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, quả nhàu rất giàu polysaccharide và oxit nitric giúp điều hòa miễn dịch, chống lại ung thư, giảm sự phát triển của khối u, chống trầm cảm, ổn định cảm xúc, chống lại vi khuẩn lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch và kích hoạt các đại thực bào.
Thân cây nhàu có tác dụng gì?
Ngoài công dụng của quả, thân và rễ cây nhàu cũng được sử dụng nhiều trong y học. Vậy thân cây nhàu có tác dụng gì? Thân cây nhàu thường được thu hái để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, điều hòa cơ thể, tránh các trường hợp bốc hỏa, nóng trong người, chữa trị căn bệnh mất ngủ, giúp tăng cảm giác ăn ngon miệng, thèm ăn, nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc sắc từ thân cây nhàu có thể giúp giảm đau, chống viêm và phục hồi tổn thương, giúp lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết cho cơ thể, trị tiểu đường, trị đái tháo đường, nâng cao sức đề kháng, điều hòa kinh nguyệt, trị đau nhức xương khớp và ổn định huyết áp.
Lá cây nhàu có tác dụng gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây nhàu được lưu truyền trong dân gian với nhiều hiệu quả bất ngờ. Vậy lá cây nhàu có tác dụng gì? Theo Đông Y, lá cây nhàu có công dụng hỗ trợ trị đau lưng rất hiệu quả, giúp giảm đau, kháng viêm, giải quyết các vấn đề ở hệ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, làm mát cơ thể, nhuận tràng. Theo y học hiện đại, lá cây nhàu có công dụng chữa đau lưng, giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa lão hóa xương khớp, cung cấp magie, canxi, kali, chất chống oxy hóa, vitamin B cho cơ thể.
Cách dùng thân cây nhàu ngâm rượu
Thân cây nhàu có tính bình, vị chát, thường được dùng để ngâm rượu trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Khi ngâm thân cây tươi sẽ có vị chát hơn so với dược liệu khô. Cách dùng thân cây nhàu ngâm rượu khá đơn giản:
Chuẩn bị: Bình thủy tinh ngâm rượu, 10 lít rượu nếp, 1kg dược liệu thân cây nhàu khô.
Thực hiện: Mua thân cây nhàu khô tại các nhà thuốc nam hoặc thu hái thân cây và thái lát, phơi khô sau đó mang đi sao vàng. Sao vàng tới khi dược liệu chuyển về màu vàng thì cho thêm 1 chén rượu trắng và tiếp tục đảo đều cho tới khi tỏa ra mùi thơm. Cho dược liệu vào bình rượu sau đó đổ ngập rượu, đậy kín nắp và bảo quản trong 5 – 6 tháng là có thể sử dụng.
Tác hại của trái nhàu
Bất kỳ loại thuốc nào, dù là Đông Y hay Tây Y, nếu chúng ta sử dụng sai cách đều sẽ mang tới những tác hại cho sức khỏe của chính mình. Trái nhàu cũng vậy, tuy là thảo dược thiên nhiên nhưng nếu sử dụng sai liều lượng, sai cách thì nó sẽ trở thành chất gây hại. Tác hại của trái nhàu chính là:
- Theo nghiên cứu, trái nhàu có chứa hàm lượng kali khá lớn nên không phù hợp dùng cho những người đang có lượng kali trong người cao hoặc những người mắc bệnh có liên quan đến thận.
- Trái nhàu có vị chua nên những người bị bệnh về đường ruột và dạ dày không nên sử dụng khi đang đói hoặc trước bữa ăn.
- Trái nhàu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc đông máu.
- Trái nhàu làm giảm huyết áp, vì vậy những người huyết áp thấp không nên sử dụng. Nếu muốn sử dụng, bạn cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Trái nhàu tươi có thể hỗ trợ thông kinh, hoạt huyết nên nó không nên sử dụng cho người đang mang thai.
Xem hình ảnh cây nhàu
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead xem hình ảnh cây nhàu dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây nhàu, tác dụng, cách ngâm rượu và tác hại của loại trái này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Top 11+ cây cổ thụ đẹp nhất thế giới và ý nghĩa cây cổ thụ
Sinh Vật Cảnh -Top 11+ cây cổ thụ đẹp nhất thế giới và ý nghĩa cây cổ thụ
Cây ngô – Giới thiệu chung, đặc điểm và thời vụ trồng
Cây mù u là cây gì? Tác dụng và trái mù u có ăn được không?
Cây móng rồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Top 9+ các loại cây dây leo bóng mát dễ trồng nhất năm 2022
Cây móng bò – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và tác dụng
Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh