Cây ngô – Giới thiệu chung, đặc điểm và thời vụ trồng
Cây ngô là giống cây không thể thiếu trong cơ cấu lương thực của nhiều nước trên thế giới. Có thời điểm, loại cây này chính là nguồn lương thực chính quyết định sự no đói của người dân. Giống cây lương thực này không những phù hợp với mọi loại đất, từ đất cao, đất thấp cho tới đất nhiều sỏi đá. Hiện nay, quá trình thâm canh loại cây này cũng đang còn hạn chế, yêu cầu Bộ Nông Nghiệp cần có những giải pháp đúng đắn để hỗ trợ người nông dân. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây ngô, đặc điểm, tài liệu kinh tế và thời vụ trồng loại cây này ở miền Bắc.
Giới thiệu về cây ngô
Cây ngô là giống cây thực phẩm thuần dưỡng từ giống cỏ ngô ở Trung Mỹ, loại cây này có nguồn gốc sâu xa từ miền Nam Mexico. Thông qua nhiều quá trình lai ghép từ cây ngô dại và cỏ ngô, cây ngô thuần dưỡng được ra đời. Quá trình lai ghép ra cây ngô được thực hiện vào năm 5500 – 10000 trước Công Nguyên. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng quá trình thuần dưỡng của cây ngô mới bắt đầu khoảng 7000 trước Công Nguyên mà thôi và nguồn gốc của loại cây này ở miền Trung của Mexico chứ không phải miền Nam. Các dấu tích khảo cổ học về cây ngô được tìm thấy tại thung lũng Oaxaca và chúng có niên đại vào khoảng 4235 trước Công Nguyên.
Theo các cuốn sách khảo cổ giới thiệu về cây ngô thì theo nhiều quá trình tiến hóa, hình dạng bắp ngô không có quá nhiều sự thay đổi. Tuy xuất hiện từ khá lâu nhưng phải tới khoảng năm 1500 trước Công Nguyên thì cây ngô mới bắt đầu được trồng phổ biến và rộng rãi. Lúc này, nó bắt đầu du nhập vào các nền văn hóa để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Ngô được xem là nguồn lương thực chính của các nền văn hóa tại Châu Mỹ và cùng biển Caribe. Có thể nói, ngô đã ảnh hưởng quan trọng tới việc ăn uống của người dân và ảnh hưởng tới cả mặt tôn giáo và linh hồn. Loại lương thực này đã tạo ra sự đồng nhất trong văn hóa của nhiều quốc gia.
Trong suốt 1 thiên niên kỉ, cây ngô đã góp phần làm suy giảm các loài hến, loài trai nước ngọt, những loài nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Cây ngô đã trở thành một loại cây lương thực quen thuộc với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Người đầu tiên đưa cây ngô về trồng tại nước ta chính là trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan. Cây ngô bắt đầu được gieo trồng trên đất Việt vào năm 1597 nhờ vào một lần đi sứ sang Trung Quốc. Khi tới đây ông đã thấy những ruộng cây màu xanh ngắt trên các sườn đồi, ông thấy lạ nên đã lân la dò hỏi. Khi biết đây là gạo ngọc, thứ ngũ cốc to hơn gạo nhiều và ăn thay được gạo ông đã lấy giống về. Vì có xuất xứ từ nước Ngô nên chúng cũng được đặt tên là cây ngô.
Đặc điểm của cây ngô
Cây ngô có tên khoa học là zea mays (L.), là giống cây công nghiệp thuộc chi Zea, họ Poaceae/Gramineae. Các giống cây ngô tại nước ta có thể thích nghi được với nhiều điều kiện sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đặc điểm của cây ngô: Là giống cây công nghiệp hằng niên, có thân thảo, phần lõi thân đặc, không phân nhánh, bắp ngô sinh trưởng ở độ cao 1,5 – 3m so với mặt đất, đường kính lõi khoảng 2 – 3cm. Rễ cây ngô có hai dạng đó là rễ chùm và rễ khí sinh. Chiều cao của cây ngô nằm trong khoảng 1,5 – 3m, cây được chia thành nhiều đốt, mỗi cây có khoảng 15 – 20 đốt. Chiều dài của các đốt có mối quan hệ chặt chẽ với việc hấp thụ ánh sáng của cây.
Quá trình phân đốt của cây thường xảy ra khi cây bắt đầu sinh trưởng được 5 lá. Lá cây khô được mọc ra từ các mắt trên thân, thông thường 1 cây ngô trưởng thành sẽ có khoảng 12 – 22 lá. Lá cây ngô bao gồm bẹ lá mọc ôm lấy thân và các phiến lá dài khoảng 20 – 150cm, rộng khoảng 2 – 3cm. Bắp ngô khi sinh trưởng còn được bao quanh bởi 6 – 14 lá bắc bị biến dạng. Sau khoảng 1 ngày từ khi bắt đầu gieo trồng thì cây sẽ bắt đầu phân hóa các chất dinh dưỡng, trong thời kỳ này cây cần độ ẩm trong đất là 80% và nhiệt độ không khí khoảng 18 – 30 độ C. Có nhiều ý kiến về thời gian sinh trưởng của cây nhưng chúng ta có thể chia cây làm 6 giai đoạn sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ sinh trưởng 3 – 6 lá, thời kỳ sinh trưởng 8 – 10 lá, thời kỳ xoắn nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.
Thân cây ngô
Thân cây ngô khá chắc chắn, đặc ruột, đường kính thân sẽ tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh thái của môi trường và chăm sóc. Thân chính của cây bao gồm nhiều lóng khác nhau, nằm giữa các đốt. Số lóng và chiều dài của lóng chính là cơ sở để phân loại các giống ngô khác nhau. Thông thường, các giống ngắn ngày sẽ có số lóng ít và ngắn hơn các giống dài ngày. Các đốt thường là nơi sinh trưởng bắp nhưng không phải lóng nào cũng có bắp.
Tài liệu cây ngô tại Việt Nam
Cây ngô là giống cây dễ trồng, điều này thì người nông dân Việt Nam nào cũng biết. Trước đây, người dân chủ yếu gieo trồng các giống ngô của địa phương nên năng suất thấp, trung bình chỉ khoảng 14 – 24 tạ cho 1 ha. Bắt đầu từ khi Bộ Nông Nghiệp áp dụng khoa học, kỹ thuật và đưa các giống mới nhất vào việc gieo trồng tại nhiều địa phương nên sản lượng và diện tích ngô ngày càng tăng. Lúc này, năng suất trung bình của 1 ha là khoảng 60 – 70 tạ. Hiện nay, nhiều giống ngô cho năng suất cao được gieo trồng rộng rãi trên các đồng ruộng của Việt Nam, chúng được trồng chủ yếu vào vụ xuân để khắc phục tình trạng thiếu nước.
Cây ngô đã trở thành loại cây xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ dân, từ vài chục hecta ban đầu, nhiều tỉnh thành diện tích trồng ngô đã lên tới hàng nghìn hecta. Theo nhiều tài liệu cây ngô cho biết, trong suốt 5 năm trở về đây, sự tăng trưởng về sản lượng và diện tích cây ngô đang rất ổn định, nhiều tỉnh thành đã tăng lên gần 20.000 hecta so với năm trước. Năng suất ngô bình quân khoảng 36 – 40 tạ/1 ha, tổng sản lượng hạt ngô từ 57.000 tấn năm 2010 lên hơn 74.000 tấn năm 2014. So với các loại cây lương thực khác thì giá trị cây ngô mang lại khá cao và ổn định, mỗi hecta trồng ngô chỉ sau khoảng 3 tháng đã mang lại cho người nông dân thu nhập không dưới 10 triệu. Tuy nhiên, sản lượng cây ngô tại Việt Nam vẫn chưa đạt tới mức tối đa bởi nông dân còn chưa áp dụng đúng kỹ thuật mà Bộ Nông Nghiệp khuyến cáo.
Thời vụ trồng ngô ở miền Bắc
Ngô có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, phù hợp với đất có thành phần cơ giới từ nhẹ cho tới trung bình. Tại nước ta, cây ngô có thể gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên, từng vùng lại có các thời vụ chính khác nhau.
- Thời vụ trồng ngô ở miền Bắc:
Bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng.
– Vụ thu gieo từ 15/7 đến 10/8 trên đất nương rẫy.
– Vụ xuân muộn gieo từ 1 – 15/3 trên đất rẫy.
– Vụ xuân gieo từ 15/2 đến 30/2 đất ruộng.
Các tỉnh Tây Bắc: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La thường chỉ gieo 1 vụ từ 5/3 – 15/4.
- Thời vụ trồng ngô vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ:
– Vụ đông gieo 5/9 đến 30/9 trên đất 2 vụ lúa.
– Vụ thu gieo 15/7 đến 10/8 trên đất chuyên màu.
– Vụ hè thu gieo 15/4- 25/5 trồng trên đất bãi.
– Vụ xuân gieo từ 20/1 đến 15/2 trên đất chuyên màu.
- Thời vụ trồng ngô vùng Bắc Trung Bộ:
– Vụ đông gieo 15/9 đến 15/10.
– Vụ hè thu gieo tháng 5-6.
– Vụ xuân gieo từ 15/1 đến 15/2.
- Thời vụ trồng ngô vùng duyên hải miền Trung:
– Vụ hè gieo 30/4 đến 10/5.
– Vụ xuân gieo tháng 1.
- Vùng Tây Nguyên:
– Vụ 1 gieo từ 15/7 đến 15/8.
– Vụ 2 gieo từ 10/4 đến 10/5.
Hình ảnh cây ngô
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngô dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ngô, đặc điểm, tài liệu kinh tế về giống cây lương thực này và thời vụ trồng ở miền Bắc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mù u là cây gì? Tác dụng và trái mù u có ăn được không?
Sinh Vật Cảnh -Cây mù u là cây gì? Tác dụng và trái mù u có ăn được không?
Cây móng rồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Top 9+ các loại cây dây leo bóng mát dễ trồng nhất năm 2022
Cây móng bò – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và tác dụng
Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế