Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Cây mận là giống cây ăn quả được ưa chuộng và trồng rộng rãi tại nhiều nơi ở nước ta. Mỗi khi tới mùa mận, những vườn mận sai trái cùng những bông hoa tuyết xinh xắn rợp cả một góc trời là địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách. Quả mận có vị chua, ngọt nhẹ, là loại trái cây được tất cả mọi lứa tuổi đều yêu thích. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng cây mận.
Đặc điểm miêu tả cây mận
Cây mận có tên khoa học là prunus triflora, thuộc họ Rhamnaceae. Đây là giống cây ăn trái có thân gỗ, cho trái dạng quả hạch. Độ lớn của quả mận sẽ thay đổi tùy theo từng giống, các giống mận tại Châu Á thường có kích thước nhỏ hơn. Màu sắc của quả cũng thay đổi tùy theo từng giống, có loại màu đỏ đậm, có loại màu vàng, có loại màu xanh. Khi chín, bên ngoài quả được phủ một lớp phấn trắng bảo vệ. Rễ cây mận không quá dài, chúng mọc tập trung ở độ sâu cách mặt đất từ 0 – 50cm. Rễ cây mận thường có một phần nhỏ mọc nổi trên mặt đất, những phần này sẽ có thể mọc thành cây con nếu gặp điều kiện thời tiết phù hợp.
Đặc điểm miêu tả cây mận dễ nhận biết: Cây phân cành sớm, bộ lá không quá lớn, vì vậy loại cây này ít khi bị đổ, ngã khi gặp gió bão. Lá cây mận có hình trứng, độ lớn của lá sẽ tùy thuộc vào quá trình sinh trưởng của cây. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, một đầu lá nhọn, một đầu hơi tù, màu sắc lá cũng sẽ không giống nhau mà thay đổi theo từng loài. Lá cây mận thường rụng vào mùa lạnh, thường sẽ rụng vào tháng 10 – 12 hằng năm, chu kỳ rụng lá của cây càng sớm thì càng chứng tỏ cây đã có quá trình ngủ đông khá sâu, như vậy hoa nở sẽ càng nhiều và quả cũng sẽ rất sai.
Hoa mận có đa dạng màu sắc từ màu tím pha với màu trắng tới hoa màu hồng. Hoa mận có kích thước nhỏ, đường kính chỉ khoảng 5 – 25mmm, hoa càng to thì kích thước quả sẽ càng lớn. Một bông hoa mận có 5 cánh, có khoảng 20 – 30 chỉ nhị, cánh hoa cao bao nhiêu thì chỉ nhị cao bấy nhiêu. Thông thường, hoa mận thường nở vào đầu tháng 12 và tàn vào tháng 2 năm sau, những giống mận chua sẽ có thời gian nở sớm hơn, đồng nghĩa với việc quả mận cũng sẽ chín sớm hơn. Để tỷ lệ thụ phấn và đậu quả cao thì chúng ta nên trồng xen canh các giống mận khác nhau. Thông thường, quả mận sẽ sinh trưởng và chín ngay sau khi hoa tàn, thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 3 – 5 hằng năm.
Cây mận cao bao nhiêu?
Cây mận là giống cây thân nhỡ, cành cây có đường kính nhỏ, tán lá tỏa rộng, hằng năm ra khá nhiều lộc. Vậy, cây mận cao bao nhiêu? Thực chất, chiều cao của cây mận sẽ tùy thuộc vào giống, có giống sẽ phân cành theo chiều thẳng đứng và có giống sẽ phân cành theo chiều cao. Nếu phân cành theo chiều cao thì cây sẽ cao khoảng 2 – 5m.
Các loại cây mận
Các loại cây mận tại nước ta có chất lượng khá tốt, được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Do đó, đây chính là nền tảng để nước ta có thể sản xuất hàng hóa phục vụ cả nội tiêu và cả xuất khẩu.
Mận tam hoa
Mận tam hoa là giống mận có nguồn gốc từ Quảng Đông – Trung Quốc, chúng được trồng đầu tiên tại Hải Phòng và Quảng Ninh vào những năm 70. Cây mận tam hoa có quả to, màu đỏ đậm, khi ăn có mùi thơm, vị giòn, ngọt nhẹ, ăn giống vị đào chín. Một quả có cân nặng khoảng 20 – 60g. Đây là giống cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 1 cây có thể cho năng suất khoảng 50 – 70kg/1 năm. Sơn La và Lào Cai là hai tỉnh có diện tích trồng mận lớn và trồng chủ yếu là mận Tam Hoa.
Mận hậu
Mận hậu khá dễ nhận biết, trái mận to, có màu xanh, thịt dày, bên trong có hạt nhỏ, khi ăn vào có vị giòn, ngọt, nhũn, không bị đắng. Một quả nặng trung bình 20 – 30g, thường chín vào tháng 7 hằng năm. Giống mận này chỉ thích hợp ở những vùng núi cao, nếu trồng ở đồng bằng thường phát triển chậm và ít khi kết hoa, có kết hoa thì tỷ lệ đậu quả cũng không cao.
Mận thép
Đây là giống mận được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng, hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái có diện tích trồng mận thép lớn nhất nước ta. Loại mận này thường ra hoa vào tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 4 – 5 hằng năm. Rễ cây sinh trưởng khá dày đặc nên cây có sức chống chịu mưa bão khá tốt. Khi chín quả sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng, giòn, chua, cứng. Một quả sẽ có trọng lượng khoảng 10 – 30g.
Đặc tính gỗ cây mận
Cây mận là giống thực vật được trồng với mục đích thu hái quả là chủ yếu, hơn hết chúng còn được nhiều người trồng lấy gỗ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất đồ nội – ngoại thất. Những cây mận được lấy gỗ chủ yếu là cây mận rừng. Gỗ mận rừng còn được nhiều người gọi với cái tên là gỗ vàng trầm, gỗ thịnh canh xiểng, gỗ bút mèo, gỗ hồng rừng. Tại nước ta, cây mận chỉ mọc tập trung ở trung du miền núi của Bắc Bộ, mọc ở độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển. Theo bảng phân bố gỗ của nước ta thì gỗ cây mận được xếp vào nhóm gỗ VI – Đây là nhóm gỗ nhẹ, dễ chế biến, có sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công.
Gỗ cây mận được xếp cùng nhóm với gỗ chiêu liêu, gỗ chẹo tía, gỗ bạch đàn trắng, gỗ bứa lá thuôn, gỗ bạch đàn đỏ, gỗ bạch đàn liễu, gỗ chi Cáng Lò, gỗ bạch đàn chanh. Gỗ cây mận thường dễ bị cong vênh, tuy nhiên vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi gỗ khá thẳng, chắc chắn, hương thơm dịu nhẹ. Loại gỗ này thường được sử dụng để chế tạo ghế, bàn, giường, tủ,… Đây được xem là một nguồn nguyên liệu mới mang lại nhiều giá trị sử dụng cho thị trường đồ gỗ. Để sở hữu những sản phẩm từ gỗ cây mận, chúng ta chỉ cần bỏ ra khoảng 1.800.000 đồng/1 m3 gỗ tròn và khoảng 2.000.000 đồng/1 m3 đối với gỗ dài trên 3m.
Cách trồng giống cây mận
Cây mận được trồng chủ yếu bằng cây giống, đây là loại cây khá dễ ươm nên chúng ta có thể tự ươm mà không cần phải mua cây giống tại các vườn ươm. Cách trồng mận bằng cây giống khá đơn giản.
Lựa chọn giống cây mận: Cần chọn những cây khỏe mạnh, cứng cáp, không bị sâu bệnh. Mật độ trồng: Nếu trồng cây trên diện rộng thì các cây cần cách nhau 4x5m.
Đất trồng: Loại cây này thích hợp trồng ở địa hình đất cao, dưới 1000m so với mặt nước biển. Những khu vực trồng như Tây Nguyên và miền núi Bắc Bộ là hợp lý. Hiện nay đã có nhiều giống mận mới có thể trồng ở đồng bằng, chúng ta cần lựa chọn kỹ lưỡng sao cho phù hợp với thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác của từng địa phương.
Cách trồng: Đào hố trồng với kích thước bằng với kích thước của bầu cây, loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây vào hố trồng. Lấp đất và cố định cây sao cho cây thẳng đứng, nén chặt đất và cắm cọc sao cho cây con không bị lay ngã.
Giữ ẩm: Sử dụng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
Tưới tiêu: Cần tưới nước thường xuyên vào giai đoạn mới trồng và giai đoạn sinh trưởng trái.
Hình ảnh cây mận
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mận dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng cây mận. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế
Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng
Cây hồng lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố và cách trồng
Cây hoa trà – Đặc điểm, ý nghĩa hoa trà cổ Việt Nam và Nhật Bản
Cây hạt dẻ – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, giá trị kinh tế