Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây lá bỏng là một trong những cây thuốc nam có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Đây là một loại cây dân dã, mọc hoang dại trong tự nhiên. Ngày nay, cây không những được sử dụng làm thuốc mà còn được nhiều người săn lùng để làm cảnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây lá bỏng, ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng của loại cây này.
Cây lá bỏng là cây gì?
Cây lá bỏng là loại cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, khả năng tái sinh mạnh, ở mỗi kẽ lá đều có khả năng sinh trưởng cây con khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Trước kia, loại cây này chủ yếu mọc hoang dại trong tự nhiên, sau đó được nhiều người tìm kiếm về trồng làm thuốc chữa bệnh và làm cảnh. Đây là loại cây thân thảo, chúng có tên khoa học là kalanchoe pinnata, mọc tập trung tại những vùng có khí hậu ôn hòa như: Hawaii, Polynesia, Melanesia, Galapagos, Mascarenes, Macaronesia, Tây Ấn, New Zealand, Australia và Châu Á.
Tuy có nhiều công dụng trong y học nhưng tại Hawaii, người dân nơi đây xem nó là một loại cây xâm thực. Vậy cây lá bỏng là cây gì? Đây là giống cây thân thảo, có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 40 – 60cm, phần thân tròn, nhẵn bóng, lá mọng nước và có nhiều đốm tròn màu hơi tía. Lá mọc đối xứng hai bên, thường nguyên hoặc xẻ 3 thùy, lá dày, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa cây lá bỏng có màu đỏ hoặc màu cam, mọc tập trung thành cụm. Quả cây lá bỏng sẽ sinh trưởng ngay sau khi thụ phấn, quả được chia làm 4 đại.
Cây lá bỏng đã được sử dụng trong Đông Y từ lâu, nghe cái tên gọi chắc hẳn chúng ta cũng đã hình dung ra được công dụng tuyệt vời của nó trong việc chữa bỏng. Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị chua, tính mát, hơi nhạt, không độc có công dụng tiêu độc, tiêu viêm, tiêu sưng, giảm đau. Ngoài công dụng điều trị bệnh thì các thành phần bên trong cây lá bỏng còn có thể chữa được nhiều bệnh khác mà không cần tới sự can thiệp của y học hiện đại.
Cây lá bỏng có tên gọi khác là gì?
Cây lá bỏng có danh pháp khoa học đầy đủ là kalanchoe pinnata (Lam.) pers, thuộc họ Crassulaceae (Thuốc Bỏng). Đây là loại cây có mặt tại nước ta từ sớm, mỗi địa phương lại đặt cho chúng một cái tên khác nhau. Vậy, cây lá bỏng có tên gọi khác là gì? Cây lá bỏng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây lạc địa sinh căn, cây tầu púa sung (Dao), cây trường sinh, cây thổ tam thất, cây diệp căn sinh, cây thuốc bỏng, cây sống đời,…
Cây lá bỏng phong thủy
Cây lá bỏng có màu sắc bên ngoài khá bắt mắt nên được nhiều gia đình lựa chọn làm loại cây cảnh trang trí trong nhà. Ngoài công dụng tuyệt vời trong việc điều hòa không khí thì cây còn giúp không gian sống thêm xanh mát. Cây được nhiều người đặt cho cái tên sống đời, cái tên này mang nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Tùy vào từng hoàn cảnh tặng mà ý nghĩa của chúng cũng sẽ thay đổi theo. Nếu tặng cho đồng nghiệp thì cây lá bỏng thể hiện cho ý chí vươn lên, sự thành công và cổ vũ tinh thần. Trong tình yêu, cây lá bỏng là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tình yêu nồng nàn không phai tàn.
Nếu tặng cho bạn bè thì cây tượng trưng cho tình bạn trong sáng và mãi mãi. Nếu tặng cho người thân thì đây được xem là lời chúc cho gia đình hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, nó thể hiện tình đoàn kết, sự sinh sôi, nảy nở giữa các thành viên trong gia đình. Hai màu sắc đặc trưng của cây lá bỏng là đỏ và tím, do đó cây rất hợp làm vật phong thủy cho người mệnh Hỏa và Thổ. Khi trồng cây lá bỏng phong thủy, chúng ta cần lưu ý rằng chỉ nên trồng cây ở trước nhà hoặc dọc lối đi, hạn chế trồng cây ở những nơi khuất sáng, cây phát triển không tốt thì ý nghĩa phong thủy mang lại cũng sẽ không tốt theo.
Cây lá bỏng chữa bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây lá bỏng có chứa: Acid cis – aconic, acid alpha ketoglutaric, acid isocitric, acid citric, acid fumaric, acid malic. Theo Đông Y, cây lá bỏng có công dụng hoạt huyết, tiêu độc, giảm đau, tiêu viêm và trị bỏng hiệu quả. Ngoài ra, cây lá bỏng còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ, giảm ho, giảm sốt, giảm đau, chữa những bệnh ngoài da, bệnh gout, cao huyết áp, sỏi thận. Tại nhiều địa phương, người dân sử dụng lá bỏng như một loại rau nấu canh có công dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa vết thương hở, mụn nhọt hiệu quả. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần ăn khoảng 6 – 8 lá bỏng, chúng ta sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Vậy theo y học hiện đại, cây lá bỏng chữa bệnh gì? Theo nhiều nghiên cứu, cây lá bỏng có chứa các hoạt chất hóa học có thể điều trị viêm loét dạ dày, trĩ ngoại, trĩ nội, viêm ruột, viêm họng, viêm xoang, mất ngủ, đau lưng, đau xương khớp, chúng được sử dụng trong những trường hợp xuất hiện những vết thương hở, lở loét, vết thương bên trong cơ thể. Cách sử dụng cây lá bỏng cũng rất đơn giản. Trong dân gian thường dùng lá tươi để nhai trực tiếp hoặc dùng lá tươi để đắp lên các vết thương. Để điều trị bệnh trĩ, chúng ta nên rửa sạch hậu môn sau đó rửa lại với nước muối loãng. Giã nát lá bỏng, bỏ bớt nước và đắp phần bã lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần khoảng 2 – 4 lá, sau khoảng 1 – 2 tháng thì tình trạng trĩ sẽ giảm thiểu đáng kể.
Cây lá bỏng chữa bỏng
Cây lá bỏng có thành phần kháng viêm và sát khuẩn cao, chúng thường được sử dụng trong các trường hợp bị viêm nhiễm và cần vệ sinh các vết thương. Cây lá bỏng chữa bỏng là một phương pháp dân gian tiết kiệm chi phí, nhanh chóng, an toàn và không có tác dụng phụ. Với những vết bỏng nhẹ, chúng ta có thể thực hiện điều trị bằng lá bỏng. Chúng ta hái một lượng lá bỏng vừa đủ và rửa sạch sau đó để ráo và giã nát. Dùng phần nước cốt để đắp lên vết bỏng, chỉ sau một lần thì vết bỏng sẽ được hạ nhiệt, không còn đau rát và tránh để lại sẹo.
Cách trồng cây lá bỏng
Cây lá bỏng có khả năng tái sinh mạnh, do đó cây có thể được trồng bằng cách giâm lá từ lá cây mẹ khỏe mạnh hoặc trồng bằng hạt giống.
Cách trồng cây lá bỏng bằng cách giâm lá:
Bước 1: Lựa chọn lá cây bỏng từ những cây khỏe mạnh, đã trưởng thành (Đã ra hoa), không bị sâu bệnh, không bị vàng lá.
Bước 2: Cắm lá cây xuống đất và tưới nước lên trên bề mặt trồng. Mỗi ngày tưới 1 lần hoặc tưới bất cứ khi nào nếu thấy đất khô. Khi thấy mặt đất có độ ẩm cao thì nên ngưng tưới, Sau một thời gian thì cây con đã bắt đầu mọc ra từ nách lá.
Bước 4: Sau khoảng 1 tháng, nếu thấy số lượng cây con mọc ra quá dày thì có thể tỉa bớt đi hoặc mang chúng tới khu vực khác để trồng.
Cách trồng cây lá bỏng bằng hạt giống:
Bước 1: Lựa chọn hạt giống, hiện nay tại nhiều cơ sở buôn bán cây cảnh hoặc hạt giống nông nghiệp đã có bán loại hạt giống này, chúng ta có thể tìm mua ở đây để tăng tỷ lệ nảy mầm. Chọn các hạt giống chắc khỏe, loại bỏ những hạt bị lép hoặc hỏng.
Bước 2: Gieo vãi hạt trên mặt đất
Bước 3: Tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng, sau một thời gian cây con sẽ sinh trưởng. Nếu thấy số lượng cây con mọc ra quá dày thì có thể tỉa bớt đi hoặc mang chúng tới khu vực khác để trồng.
Hình ảnh cây lá bỏng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lá bỏng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây lá bỏng, ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng
Cây hồng lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố và cách trồng
Cây hoa trà – Đặc điểm, ý nghĩa hoa trà cổ Việt Nam và Nhật Bản
Cây hạt dẻ – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, giá trị kinh tế
Cây hoàng nam là gì? Ý nghĩa, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây đủng đỉnh – Ý nghĩa phong thủy, công dụng và tác hại