Cây đủng đỉnh – Ý nghĩa phong thủy, công dụng và tác hại
Cây đủng đỉnh còn được nhiều người biết tới với cái tên thân thuộc hơn là cây móc. Đây là loại cây mọc phổ biến ở nhiều tỉnh thành miền núi phía Bắc và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài công dụng tuyệt vời trong y học, cây đủng đỉnh còn được sử dụng làm cây cảnh phong thủy. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây đủng đỉnh, ý nghĩa trong đời sống và trong phong thủy, tác dụng đối với sức khỏe con người và thực hư chuyện loại cây này gây ngứa.
Ý nghĩa cây đủng đỉnh trong đời sống
Cây đủng đỉnh có tên khoa học là caryota mitis lour, loại cây này còn được dân gian gọi với cái tên quen thuộc hơn đó là cây móc. Cây có mặt tại nhiều nước trong khu vực Châu Á như: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam. Cây đủng đỉnh là giống cây thân gỗ, thường mọc tập trung thành bụi, chiều cao trung bình khoảng 3 – 10m. Phần thân gỗ chỉ to bằng gốc cây cau, càng lớn thì cây càng to cao nhưng về chiều ngang thì không thay đổi. Lá cây đủng đỉnh là dạng kép lông chim, chiều dài khoảng 2 – 3m, các lá chét mọc so le nhau. Hoa có màu trắng sữa, kích thước nhỏ, thường nở vào mùa hè. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ đậm, sinh trưởng và chín vào tháng 11 – 12 hằng năm.
Tại nước ta, người dân khu vực miền Nam thường dùng lá cây đủng đỉnh tạo thành những vật trang trí đẹp mắt trong lễ cưới. Sau này, đây trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người dân nước ta. Theo quan niệm dân gian tại nhiều tỉnh thành, sử dụng lá cây đủng đỉnh treo ở trên cửa chuồng gia súc, gia cầm sẽ giúp xua đuổi được bệnh tật, ma quỷ và mang lại những điều may mắn cho gia chủ. Lá có thể dùng làm thức ăn cho gia súc vì nó chứa 2% chất đạm và 9,3% chất xơ, loại lá này cũng được dùng để bện thành chổi quét sân, làm khăn hoặc dệt vải và các sợi từ bẹ được làm dây thừng.
Thân cây còn được dùng để làm giáo, cống thoát nước hoặc ống nước. Những sợi nách lá được dùng như mồi để đốt lửa. Nhờ vẻ đẹp bên ngoài độc đáo, đẹp mắt, loại cây này còn được dùng để làm cây cảnh trang trí cho nhiều công trình, vỉa hè, đường phố, công viên, chung cư, biệt thự,… Cây đủng đỉnh góp phần tạo nên không gian xanh và giúp cảnh quan thêm sinh động. Chính nhờ ý nghĩa cây đủng đỉnh trong đời sống con người nên dù đã trải qua bao thăng trầm của văn hóa Việt Nam thì các phong tục tập quán có liên quan tới cây đủng đỉnh vẫn đang được lưu giữ cho tới ngày nay.
Cây đủng đỉnh có ăn được không?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây đủng đỉnh có chứa nhiều loại protein, chất đạm, chất xơ và vitamin. Nhựa cây được thu hoạch để làm đường hoặc lên men để làm kẹo. Vậy cây đủng đỉnh có ăn được không? Câu trả lời là có thể. Nhựa cây đủng đỉnh ủ với sữa trâu, bò có thể tạo ra một loại yaourt đặc biệt, nhựa cây ủ lên men làm nước giải khát hoặc có thể uống trực tiếp. Tại Châu Úc, Thái Lan, Ấn Độ, người dân dùng trái đủng đỉnh để chế biến thành nước giải khát thơm ngon và bổ dưỡng, đây là thứ đồ uống lạ đối với nhiều khách du lịch. Ở vùng núi cao khi không có lương thực, con người nơi đây đã sử dụng trái đủng đỉnh để làm thức ăn, làm rau. Thân được chế biến thành bột làm các món ăn.
Cây đủng đỉnh trong phong thủy
Cây đủng đỉnh đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam từ lâu, chúng mang lại nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Cây đủng đỉnh trong phong thủy mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, sức khỏe, sinh lực và sự đủ đầy. Loại cây này có thể làm vật phong thủy cho tất cả 12 con giáp, chúng không khắc mệnh nào, mệnh nào trồng cũng sẽ giúp tăng tài lộc và sự hạnh phúc. Theo quan niệm dân gian, lá cây đủng đỉnh có công dụng xua đuổi ma quỷ, thu hút điềm lành, trấn giữ nhà cửa. Có lẽ vì điều này mà phong tục dùng lá đủng đỉnh để treo trong nhà mỗi dịp lễ, Tết còn lưu truyền cho tới ngày nay.
Trước kia, mỗi khi nhà nào trong vùng có cưới xin, thanh niên thường phải đi sâu vào trong rừng để hái lá đủng đỉnh về để trang trí cửa cưới. Sau này, khi nhà nước bắt đầu phát triển nông thôn mới thì cây đủng đỉnh trong rừng không còn nhiều như trước, giá của lá đủng đỉnh cũng không ngừng tăng cao. Có nhiều gia đình vì muốn đám cưới diễn ra suôn sẻ và may mắn đã không tiếc bỏ ra hàng triệu đồng để mua lá đủng đỉnh về trang trí. Theo dân gian, việc trang trí lá đủng đỉnh vừa giúp đám cưới được đẹp mắt hơn vừa mang lại may mắn và hạnh phúc. Trước kia, đây được xem là một điều không thể thiếu khi trang trí đám cưới.
Tác dụng của cây đủng đỉnh trong y học
Cây đủng đỉnh mang nhiều giá trị tuyệt vời cho y học. Trước kia, nhân dân thường dùng phần lá non để đắp lên những vết thương hở giúp cho vết thương mau lành. Quả cây đủng đỉnh được ngâm chung với rượu để chữa các bệnh về xương khớp, bệnh dạ dày. Vỏ cây được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, các bệnh liên quan tới răng miệng. Hoa đủng đỉnh được dùng để gội đầu chữa bệnh rụng tóc, ngăn ngừa gàu và kích thích mọc tóc. Phần lõi thân được dùng để chữa đau đầu và thấp khớp.
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong cây đủng đỉnh có hàm lượng vitamin C cao, có công dụng chống viêm xương khớp, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Tác dụng của cây đủng đỉnh chính là tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, cải thiện trí nhớ kém ở người cao tuổi, giúp các mạch máu lên não được lưu thông, giúp người bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt được cải thiện, tăng cường lưu thông máu huyết, tái tạo hồng cầu, thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, giảm tình trạng ốm vặt, tiêu chảy, khó tiêu, đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng,…
Cách ngâm rượu đủng đỉnh
Rượu đủng đỉnh chính là một hợp chất có công dụng tái tạo cơ hiệu quả, bên trong loại rượu này có hàm lượng axit amin cao, giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau đớn và viêm trong xương khớp, trị bệnh thấp khớp, đau lưng, mỏi gối, đau nhức tay chân, lưng đau mỏi, tê bì chân tay, kích thích tái tạo các tế bào cơ xương khớp và giúp chữa phong thấp đau nhức xương. Cách ngâm rượu đủng đỉnh như sau:
Chọn 5kg trái đủng đỉnh lẫn lộn cả xanh và chín, nửa cân đường (Lượng đường tùy theo khẩu vị) và 2 lít rượu nếp (Hoặc rượu gạo) nồng độ trên 40 độ. Sau khi rửa sạch nguyên liệu thì để ráo và tiến hành trộn trái đủng đỉnh cùng với đường. Sau đó đậy kín nắp và để khoảng 4 – 5 ngày cho lên men. Sau khi lên men thì đổ rượu vào ngâm, sau khoảng 1 tháng là chúng ta có thể sử dụng được.
Thực hư cây đủng đỉnh ngứa
Quả cây đủng đỉnh có nhiều công dụng trong y học và đời sống con người. Tuy nhiên ít ai biết nguyên nhân cây đủng đỉnh ngứa chính là vì loại quả này. Thực chất, loại quả này khá độc, đặc biệt là khi còn tươi, nếu chúng ta dùng tay không chạm vào, phần mủ của nó sẽ gây ngứa ngáy, đỏ ửng, bỏng rát và rất khó chịu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần quá lo lắng bởi bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn hơ qua lửa và lau vùng da bị ngứa đỏ, tuyệt đối không được gãi, sau một vài lần da thịt sẽ thoải mái ngay.
Lưu ý: Trẻ em và người lớn tuổi không nên dùng các sản phẩm có liên quan tới quả cây đủng đỉnh, nếu chúng ta ngâm quả đủng đỉnh mà không bóp nát thì phải ngâm loại quả này hơn 6 tháng thì mới có thể sử dụng. Ngoài ra, sau khi đã uống hết rượu đủng đỉnh chúng ta vẫn có thể đổ rượu vào và tiếp tục ngâm. Để không gây ngứa ngáy, khó chịu và những hậu quả đáng tiếc thì chúng ta chỉ nên thoa rượu cây đủng đỉnh vào những vết thương lành, tránh những vết thương hở, mụn, loét.
Hình ảnh cây đủng đỉnh
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đủng đỉnh dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đủng đỉnh, ý nghĩa trong đời sống và trong phong thủy, tác dụng đối với sức khỏe con người và thực hư chuyện loại cây này gây ngứa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây địa liền – Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây địa liền – Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng
Ý nghĩa và các loại cây để bàn phong thủy cho từng mệnh
Cây đinh hương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây dừa nước – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, cách trồng
Cây dâu da – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và ý nghĩa
Cây cộng sản – Đặc điểm, tác dụng, tác hại và ý nghĩa cái tên
Cây cô đơn là gì? Địa chỉ và thực hư việc cây cô đơn bị chặt