Cây đinh hương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây đinh hương là loại dược liệu quý có nhiều công dụng đối với đời sống con người, vị thuốc này được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hóa, đau nhức xương khớp, tiêu chảy và hôi miệng. Ngoài ra, bột đinh hương cũng là gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cây đinh hương, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây đinh hương lá nhỏ
Đinh hương là loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của gia đình Việt Nam, trong giới y học, vị thuốc này được sử dụng để điều trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa, chữa đau nhức xương khớp, bổ tỳ vị. Cây đinh hương thường mọc hoang dại ở nhiều nơi, chúng có tên khoa học là flos caryophyllata, thuộc họ Đào Kim Nương (Myrtaceae). Trong dân gian, chúng còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như: Cây chi giải hương, cây công đinh hương, cây đinh tử, cây hùng đỉnh hương, cây đinh tử hương.
Mặc dù là một loại cây mọc hoang dại nhưng chúng ta không hề khó để phân biệt. Cây đinh hương là giống cây thân gỗ, tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 12 – 15m. Lá đinh hương mọc đối xứng nhau, lá có hình trứng, màu xanh mướt, thường ít khi rụng, phiến lá khá dày, hai mặt lá nhẵn bóng. Hoa đinh hương có kích thước nhỏ, thường mọc tập trung thành cụm ở đầu cành, chúng có màu trắng hồng, khi trưởng thành sẽ chuyển dần về màu đỏ tươi. Khi nở, cánh hoa đinh hương nhanh chóng rụng đi nhường chỗ cho những đài nhị màu trắng đẹp mắt.
Quả cây đinh hương lá nhỏ có màu xanh, khi chín chuyển dần về màu nâu xám, mọng nước, được bao quanh bởi các lá đài. Đây là dạng quả nang, bên trong có chứa 1 hạt, phần hạt sẽ được nghiền nhỏ thành bột làm gia vị trong các món ăn. Quả và hoa đinh hương có thể thu hoạch được vào tất cả các mùa trong năm, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 9 – 10. Lúc này, hoa đinh hương sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu đỏ hồng, khi thu hoạch chúng ta chỉ nên thu lấy những nụ hoa chưa nở toàn bộ. Tùy vào mục đích sử dụng, chúng ta có thể tán thành bột mịn hoặc bảo quản ở những nơi khô ráo để dùng dần.
Cây đinh hương trồng ở đâu?
Cây đinh hương là một loài thực vật ưa thích khí hậu nhiệt đới ẩm, chúng sinh trưởng mạnh mẽ ở những nước nằm trong khu vực gần xích đạo, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, miền tây Ấn Độ, Tanzania. Vậy tại nước ta, cây đinh hương trồng ở đâu? Trước kia, loại cây này thường mọc hoang dại là chủ yếu, ngày nay loại cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và trong một số khu rừng nguyên sinh của nước ta. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng cây đinh hương đang còn hạn chế, dược liệu đinh hương đang lưu hành tại nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.
Cây đinh hương có tác dụng gì?
Cây đinh hương được sử dụng trong Đông Y như một loại thần dược từ cách đây hàng nghìn năm trước. Có rất nhiều tài liệu y học đã ghi chép về tác dụng của dược liệu đinh hương. Dược liệu đinh hương có vị cay, tê, mùi thơm, tính ấm, được quy vào kinh Phế, kinh Vị, kinh Thận và kinh Tỳ. Loại dược liệu này chủ trị nhức mỏi toàn thân, lạnh tay chân, phong thấp, đau nhức chân tay, kích thích tiêu hóa, sát khuẩn răng miệng, trị đau bụng, ổn định cảm xúc, giúp hạ nghịch khí, giảm đau, bổ tỳ vị, ích thận tráng dương. Vậy theo y học hiện đại, cây đinh hương có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây đinh hương có chứa vitamin B, vitamin K, vitamin E, vitamin D, vitamin C, folate, kẽm, protein, kali và chất chống oxy hóa. Hơn hết, bên trong dược liệu đinh hương còn có chất eugenol có công dụng giảm đau và gây tê thần kinh. Dầu chiết từ cây đinh hương có công dụng giảm buồn nôn, nôn mửa, chữa chứng ợ hơi, chữa thoát vị, chữa hơi thở hôi và chữa bệnh tiêu chảy. Dầu hoa đinh hương còn có thể chữa xuất tinh sớm, giúp giảm đau miệng và viêm họng, trị đau răng, giúp giảm đau khi làm răng.
Một số nghiên cứu còn cho thấy đinh hương có tác dụng cải thiện sức khỏe tình dục ở cả nam và nữ, chữa viêm khớp, chống loãng xương, thuyên giảm các cơn đau nhức xương khớp, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, chữa ho, các cơn đau đầu, tiêu diệt trực khuẩn bruce và phẩy khuẩn tả, ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn gây viêm phổi, phó thương hàn, trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn gây viêm phổi, nấm gây bệnh, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp cho cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giúp ăn ngon miệng hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng tiết dịch vị dạ dày, pepsin và acid dịch vị.
Bột đinh hương có tác dụng gì?
Bột đinh hương chính là một loại gia vị được sử dụng để tạo hương liệu cho các món ăn, trà, được thêm vào các món súp, thịt nướng. Vậy bột đinh hương có tác dụng gì mà nhiều người sử dụng tới vậy? Khi thêm bột đinh hương vào các món ăn sẽ giúp cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn, giúp các món ăn đậm đà hơn. Bột đinh hương được làm từ 100% đinh hương nguyên chất, chính vì vậy chúng có mùi thơm của hoa đinh hương rất mạnh nên nếu chúng ta thêm quá nhiều sẽ gây mùi thơm khá nồng và khó ăn.
Cách sử dụng đinh hương
Cây đinh hương có khá nhiều dạng bào chế, từ rượu thuốc, tinh dầu cho tới thành phần trong thuốc lá và nước súc miệng. Dược liệu đinh hương có hàm lượng dược tính khá cao nên không được sử dụng theo dạng sắc thuốc thông thường. Liều dùng các sản phẩm từ đinh hương cũng sẽ được quyết định phụ thuộc vào dạng bào chế và cách dùng thuốc của chúng ta. Cách sử dụng đinh hương như sau:
Khi sử dụng tinh dầu đinh hương, chúng ta chỉ nên bôi ngoài da khoảng 1 – 5 giọt cho 1 vùng cơ thể, hòa tan với nước để uống với liều lượng từ 120mg – 300mg cho một ly nước có dung tích 250ml. Nếu bạn có làn da mẫn cảm thì tốt nhất không nên dùng tinh dầu đinh hương.
Nếu chúng ta sử dụng rượu thuốc đinh hương thì chỉ nên dùng rượu thuốc 15% cồn để bôi bên ngoài, nếu uống thì bắt buộc phải hòa tan 1 phần rượu với 3 phần nước để uống.
Hơn hết, liều dùng các sản phẩm từ cây đinh hương có thể thay đổi tùy theo mức độ bệnh, loại bệnh, do đó tốt nhất chúng ta nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Cách trồng cây đinh hương
Cách trồng cây đinh hương nhanh thu hoạch như sau:
Đất trồng: Nên trồng cây đinh hương trong môi trường đất có độ PH từ trung tính đến hơi kiềm, giàu chất hữu cơ, thoát nước nhanh.
Nước tưới: Vào mùa hè nên tưới nước thường xuyên cho cây nhưng với lượng nước vừa phải, không tưới quá đẫm sẽ làm cây bị thối rễ mà chết. Nên dùng khăn ẩm hoăc cỏ khô để che chắn quanh gốc cho cây.
Nhiệt độ và độ ẩm: Nên hạn chế ánh nắng buổi chiều tiếp xúc trực tiếp với cây, nên hạn chế trồng ở những khu vực có khí hậu nóng và mùa đông kéo dài.
Phân bón: Nên bón các loại phân kích thích ra hoa thay vì các loại phân kích thích ra lá. Tránh các loại phân bón có nhiều nitơ và nên sử dụng phân bón có hàm lượng phốt pho cao. Cần bón phân cho cây 2 năm/1 lần vào mùa xuân và mùa hè.
Cắt tỉa: Loại bỏ những bông hoa nở rộ nhưng chưa kịp thu hoạch hoặc những bông hoa kém sắc.
Hình ảnh cây đinh hương
Để nhận biết được chính xác loại cây này, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đinh hương dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đinh hương, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dừa nước – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây dừa nước – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, cách trồng
Cây dâu da – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và ý nghĩa
Cây cộng sản – Đặc điểm, tác dụng, tác hại và ý nghĩa cái tên
Cây cô đơn là gì? Địa chỉ và thực hư việc cây cô đơn bị chặt
Cây cỏ ngọt – Tác dụng, cách nấu, cách trồng và tác hại
Cây chìa vôi – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây cam thảo – Phân loại, cách phân biệt, tác dụng và hình ảnh