Cây chìa vôi – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng

Y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều phương thuốc giảm đau thần kỳ mà tới bây giờ y học hiện đại vẫn đang bắt tay vào nghiên cứu. Một trong số đó là bài thuốc từ cây chìa vôi. Loại cây dược liệu này mang tới cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ trong việc giảm đau. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây chìa vôi, cách nhận biết, phân loại, tác dụng và cách sử dụng. 

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây chìa vôi

Cây chìa vôi có tên tiếng anh là cissus modeccoides planch, thuộc họ Nho (Vitaceae). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên khác nhau như cây bạch liên, cây bạch phấn đằng, cây đau xương,… Loại cây này có nhiều công dụng trong y học cổ truyền nhưng hữu hiệu nhất chính là điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Trên thế giới, loại cây này xuất hiện ở khắp nơi, mọc tập trung ở những nước trong khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam,…

Cách nhận biết cây chìa vôi

Cách nhận biết cây chìa vôi

Cách nhận biết cây chìa vôi trong tự nhiên như sau: Loại cây này là giống cây thân leo, chiều dài trong khoảng 2 – 4m, thân cây có đường kính nhỏ, chỉ bằng ngón tay út. Loại cây này không phân nhánh mà chỉ có duy nhất một thân chính, ở mỗi kẽ lá sẽ mọc ra các tua quấn hình xoắn ốc để bám chắc vào đất hoặc vật bám. Phần thân màu xanh lục. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp bột mịn màu trắng như phấn hoa. Lá cây chìa vôi xẻ thùy với kích thước to nhỏ khác nhau. Cuống lá ngắn, một chiếc lá trưởng thành thường dài từ 8 – 10cm, rộng khoảng 5 – 6cm. 

Hoa cây chìa vôi có màu vàng nhạt, các bông hoa sẽ mọc đối xứng với lá cây, cuống hoa có nhiều gân. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi thụ phấn, quả có hình tròn, kích thước nhỏ, khi chín sẽ chuyển dần về màu đen, vỏ nhẵn bóng. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Phần rễ hóa củ, củ của cây chìa vôi kích thước cũng không quá lớn, vỏ ngoài màu đen, thịt củ bên trong có màu trắng. Phần củ và gốc sẽ tách rời nhau chứ không dính liền giống nhiều loại cây có củ khác trong tự nhiên. 

Cây chìa vôi có mấy loại?

Cây chìa vôi là loại cây thích hợp sinh sống trong những môi trường ẩm ướt, ưa thích cả ánh sáng và bóng râm. Chúng ta có thể bắt gặp chúng ở bất cứ đâu từ Bắc cho tới Nam. Nơi có trữ lượng cây chìa vôi lớn nhất nước ta chính là Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Đặc biệt, loại cây này xuất hiện nhiều ở khu vực đồng bằng, ven sông, bụi rậm, ven đường, bờ rào. Cây chìa vôi có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại xuất hiện với hình dáng và công dụng khác nhau. Vậy cây chìa vôi có mấy loại?

Cây chìa vôi có mấy loại?

Cây chìa vôi có mấy loại?

Dựa theo hình dáng lá, người ta chia cây chìa vôi ra làm các loại sau: 

Chìa vôi bốn cạnh: Loại cây này có tên khoa học là cissus quadrangulus L, chúng thường được các lang y sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột và tiêu hóa. 

Chìa vôi sáu cạnh: Loại cây này có tên khoa học là cissus hexangularis thorel ex planch, chúng được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan tới xương khớp. 

Chìa vôi java: Loại cây này còn có tên gọi khác là hồ đằng hai màu, tên khoa học là cissus javanica don, được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa đau xương khớp, tiêu thũng, tán ứ.

Chìa vôi bò: Loại cây này có danh pháp khoa học là cissus repens lam có công dụng điều trị các vết thương hở, trị nhiễm trùng, lở loét và điều trị xương khớp.

Chìa vôi lông: Tại nước ta, loại cây này còn được gọi là cây dây xo, tên khoa học là cissus assamica, được dùng để giải độc, chữa tiêu thũng, mụn nhọt. 

Chìa vôi mũi giáo: Loại cây này có tên khoa học là cissus hastata, được dùng trong điều trị bệnh xương khớp.

Ngoài các loại cây chìa vôi trên thì còn cây chìa vôi lá tam giác, chìa vôi lá nguyên và chìa vôi lá mọc so le. Ba loại này không có tác dụng gì trong việc chữa bệnh. 

Cây chìa vôi 4 cạnh

Cây chìa vôi 4 cạnh là giống chìa vôi quý hiếm, khó tìm trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, bên trong cây chìa vôi 4 cạnh có chứa caroten, glucid, chất xơ, protid, vitamin C, acid hữu cơ, saponin, acid amin, phenolic. Đây đều là những hợp chất cần thiết trong việc điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và đau đốt sống lưng.

Cây chìa vôi 4 cạnh

Cây chìa vôi 4 cạnh

Cây chìa vôi có tác dụng gì?

Như đã biết, cây chìa vôi là loài dễ sống, dễ tìm, chúng sống trong những khu vực có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa như Đông Nam Á. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng mọc hoang dại ở bất cứ đâu, gần như chỉ cần ra các khu vực đồng bằng, núi cao, ven suối, bờ ao chúng ta đều có thể bắt gặp. Loại cây dược liệu này có thể thu hái quanh năm. Theo như kinh nghiệm của nhiều người dân thì tốt nhất nên thu hoạch chúng vào mùa đông hoặc mùa thu. Các bộ phận như lá, rễ, thân người ta đều tận dụng để làm thuốc và có thể chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau từ khô tới tươi. Vậy cây chìa vôi có tác dụng gì?

Thông thường, người ta thường đem thái thành từng khúc sau đó sao vàng, hạ thổ hoặc phơi khô. Lúc nào cần dùng thì mang đi ngâm cùng với nước vo gạo hoặc ngâm cùng với rượu. Phần củ trước khi mang ra sử dụng thì đem đi ngâm nước 1 ngày sao cho mềm, sau đó mới đem đi thái mỏng. Theo Đông Y, dược liệu chìa vôi có vị đắng nhẹ, hơi chua, the, tính mát, dễ uống. Phần củ được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp, nhuận tràng, chữa đau đầu, phong tê thấp, chữa rắn cắn, mụn nhọt, sưng tấy, xương co quắp.

Cây chìa vôi có tác dụng gì?

Cây chìa vôi có tác dụng gì?

Ngoài ra, dược liệu này có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh: Thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, trị bong gân, thường được dùng để sát trùng, tiêu độc, thông kinh phá huyết, giúp tả hỏa, tán kết. Y học cổ truyền cũng đã nhận định vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, chúng có thể giảm thiểu được tình trạng đau nhức ở trên tất cả các bộ phận cơ thể, kể cả các cơn đau do viêm nhọt gây nên. Lá cây chìa vôi hơi đắng, có độc nên thường được sử dụng để điều trị các vết thương ngoài da, phần củ vừa đắng, vừa chua, ăn được. 

Cách sử dụng cây chìa vôi

Tùy từng tình trạng bệnh, từng loại bệnh khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng cây chìa vôi với các nguyên liệu khác nhau. Chúng ta nên kết hợp với các loại dược liệu khác để mang lại kết quả tốt nhất. Cách sử dụng cây chìa vôi thông dụng nhất trong dân gian chính là sắc nước cây chìa vôi để uống. Chúng ta nên chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm cây chìa vôi, rau dền gai, cỏ xước, tầm gửi, cỏ ngươi, chìa vôi, lá lốt.

Cách sử dụng cây chìa vôi

Cách sử dụng cây chìa vôi

Cây rau dền gai được biết tới là có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát có thể, trừ thấp hiệu quả. Cây cỏ xước cũng có công dụng tăng cường độ bền của gân cốt, lá lốt có thành phần giúp giảm đau kháng khuẩn hiệu quả. Các loại dược liệu này kết hợp sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Chúng ta mang tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch, sắc cùng với nước và chia nhỏ làm 4 lần uống trong ngày. Uống hết trong ngày để mang lại kết quả tốt nhất. Công dụng của bài thuốc này chính là thư giãn gân cốt, chữa trị các bệnh liên quan tới xương khớp. 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể giã nát lá chìa vôi tươi cùng với muối trắng và mang đi sao vàng. Đắp hỗn hợp này lên vết thương bị sưng đau, mỗi ngày đắp 2 lần, mỗi lần 30 phút. Kết hợp với uống là sẽ thu được kết quả như mong muốn. 

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây loại cây khác trong tự nhiên, cùng Elead xem hình ảnh cây chìa vôi dưới đây:

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Xem hình ảnh cây chìa vôi

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây chìa vôi, cách nhận biết, phân loại, tác dụng và cách sử dụng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cam thảo – Phân loại, cách phân biệt, tác dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -