Cây bình vôi – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Mỗi loại thực vật đều sẽ có những hình thức cấu tạo khác nhau. Với nguồn thực vật học đa dạng và phong phú như tại nước ta thì để phân biệt được hết tất cả là điều rất khó khăn. Cây bình vôi là một loại cây có hình thức cấu tạo khá đặc biệt so với các loại cây mà chúng ta vẫn thường thấy. Để phân biệt cũng như biết rõ về tác dụng, ý nghĩa và cách trồng loại cây này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Củ bình vôi có mấy loại?
Trong tự nhiên, cây bình vôi có hình dáng bên ngoài khá độc đáo. Chúng sinh trưởng dạng thân leo, chiều dài trung bình khoảng 2 – 6m, phần thân tiếp xúc với mặt đất khá ngắn. Loại cây này được xem là đặc biệt bởi phần thân phình to tạo thành củ, có hình dạng giống như bình đựng vôi, vậy nên ngoài cái tên cây bình vôi người ta còn gọi chúng với cái tên củ bình vôi. Phần thân có củ màu nâu xám, trông xù xì, hình dáng không cố định mà thay đổi tùy theo môi trường sống. Chính vì vậy nên việc củ bình vôi có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Tại nước ta có 3 loại bình vôi chủ yếu đó là stephania kwangsiensis, stephania rotunda lour và stephania cephalantha. Chúng đều có những đặc điểm bên ngoài và cấu tạo bên trong tương tự nhau.
Bên trong củ bình vôi có màu trắng xám, ăn vào có vị đắng. Lá cây bình vôi hình tim, mọc so le hai bên, đường kính trung bình khoảng 8 – 9cm, mép lá có nhiều răng cưa lượn sóng. Hoa bình vôi có kích thước nhỏ, màu xanh, mọc thành cụm. Đây là loại hoa đơn tính khác gốc, hoa cái có cuống ngắn, hoa đực có cuống dài. Quả có hình tròn, hơi dẹt, khi chín chuyển dần về màu đỏ, bên trong có chứa hạt hình móng ngựa và có nhiều gai nhọn. Loại cây này ưa sáng, chịu được bóng trong thời gian ngắn, thường được tìm thấy ở các kẽ đá hoặc leo cao lên các phiến đá trong những khu rừng ẩm hoặc núi đá vôi.
Cây bình vôi thường rụng lá vào mùa đông và mọc lại ngay khi tới mùa xuân, sau khi phát triển lá thì cây sẽ ra hoa ngay. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 hằng năm, quả sẽ chín vào tháng 10. Loại cây này có thể tái sinh tự nhiên bằng hạt hoặc từ bất kỳ phần nào của củ sau khi bị cắt. Tại nước ta, loại cây này có nhiều tại Gia Lai, Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng (Cát Bà), Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình. Cùng với Việt Nam, Lào và Trung Quốc cũng là hai quốc gia có trữ lượng lớn loài cây này trong tự nhiên.
Tác dụng của cây bình vôi
Theo nhiều nghiên cứu về thành phần có bên trong cây bình vôi, thì phần rễ là bộ phận có chứa hàm lượng alcaloid lớn. Trong thành phần của alcaloid thì có chứa: L – tetrahydropalmatin, cephradine và cepha lanolin. Chất L – tetrahydropalmatin có công dụng hạ huyết áp, hạ sốt, chống co giật và an thần. Củ bình vôi chính là một trong những loại thuốc Đông Y có công dụng trị mất ngủ và nhiều hội chứng liên quan tới tinh thần khác. Theo Y học cổ truyền, tác dụng của cây bình vôi chính là an thần, bổ phế, trị mụn nhọt ngoài da, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch.
Việc sắc nước từ củ bình vôi sẽ giúp chúng ta giảm hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới hệ thần kinh, điều trị viêm đường hô hấp hay viêm phế quản. Chiết xuất rotundin từ củ cũng có công dụng chữa đau dạ dày và bệnh gout. Cây bình vôi có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng nó cũng có chứa một số hàm lượng dược tính gây hại. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng chúng như một loại thuốc chữa bệnh, khi sử dụng cần có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên môn. Nếu muốn dùng lâu dài tốt nhất bạn nên sử dụng bằng cách ngâm rượu.
Cách dùng củ bình vôi khô
Trong Đông Y, dược liệu bình vôi có vị đắng, tính lương, được quy vào kinh Can và Tỳ. Cách dùng củ bình vôi khô như sau:
Chuẩn bị 3 – 6g củ bình vôi khô hoặc bình vôi dạng bột ngâm với 500ml rượu trắng 40 độ. Ngâm trong vòng 2 – 3 tháng sau đó có thể sử dụng. Uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn và kiên trì liên tục trong vòng tháng để nhận được kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ em dưới 13 tuổi, nếu dùng để đắp lên vết thương thì nên dùng củ bình vôi tươi.
Ý nghĩa phong thủy cây bình vôi
Cây bình vôi được xem là một loại cây có công dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, tăng nguồn vượng khí và giúp cho người trồng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Do đó, ý nghĩa phong thủy cây bình vôi chính là sức khỏe, sự trường thọ, may mắn cho bất kỳ ai sở hữu. Có lẽ cũng vì điều này nên rất nhiều người đã dùng cây bình vôi để trang trí cho không gian sống trong nhà. Cây bình vôi giúp làm đẹp cho không gian sống và làm việc, giúp cho chúng ta thư giãn, thoải mái. Không những vậy, loại cây này còn có khả năng hút được các nguồn khí độc có trong không khí, những nguồn khí được thải ra từ thuốc lá, xăng xe, bức xạ từ máy tính điện thoại, giúp cho chúng ta có một không gian sống trong lành hơn.
Khi chúng ta đặt cây bình vôi trong nhà sẽ giúp cho tất cả các thành viên tránh xa ra khỏi thị phi, hạn chế cãi vã và bất hòa trong gia đình. Đặc biệt là đối với những gia chủ mệnh Mộc, việc trồng loại cây này trong nhà sẽ gặp được quý nhân phù trợ trong bất cứ chuyện gì, mang tới cho gia đình những may mắn, thịnh vượng, tài lộc trong sự nghiệp và cuộc sống. Nếu đặt trong văn phòng thì cây khá thích hợp cho những người lãnh đạo, người quản lý bởi ý nghĩa không ngừng vươn cao, ý chí và nghị lực không ngừng nghĩ. Với những lợi ích tuyệt vời như vậy, cây bình vôi sẽ là một loại cây cảnh mà bạn không nên bỏ lỡ.
Cách trồng và chăm sóc cây bình vôi
Ngoài việc mua những cây bình vôi đã được trồng sẵn trong chậu ở ngoài quán thì chúng ta cũng có thể tự tay trồng cây bằng củ bình vôi tươi. Theo quan niệm phong thủy trong dân gian, việc trồng cây bình vôi sẽ đem tới sự bình an và may mắn cho người trồng. Hơn hết, chúng có hình dáng bên ngoài khá đặc biệt, lạ mắt, nếu có thể trồng chúng thành dàn thì còn đẹp hơn. Chúng cũng có tuổi thọ cao, nhiều gia đình đã có thể trồng được những cây bình vôi có củ nặng hàng chục kg. Chúng có khả năng sinh trưởng mạnh, dễ chăm sóc và có thể trồng bằng dây hoặc củ. Cách trồng và chăm sóc cây bình vôi dễ tới mức mà bạn chỉ cần vứt một phần củ ra ngoài tự nhiên, chúng sẽ tự bén rễ và thành cây.
Cách trồng cây bình vôi như sau: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo. Đem gieo hạt theo luống, mỗi cây cách nhau 20 – 25cm, chiều sâu khoảng 5 – 8cm. Dùng đất ẩm lấp kín hạt và tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng. Che phủ cho khu vực trồng, sau khoảng 10 – 12 ngày cây sẽ sinh trưởng thành cây con, lúc này bạn có thể đưa chúng vào trồng trong chậu hoặc bất cứ nơi trồng nào khác.
Cây bình vôi nếu trồng ngoài tự nhiên thì sẽ không cần chăm sóc quá nhiều nhưng nếu trồng trong chậu thì chúng ta nên dọn cỏ và vun gốc thường xuyên cho cây. Có thể làm cọc để cho cây leo lên hoặc thường xuyên cố định hướng đi của cây bằng dây thép mỏng. Tưới nước thường xuyên để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. Không nên để cây bình vôi cảnh tự sinh tự diệt giống ngoài tự nhiên như vậy hình dáng cây sẽ không đẹp.
Hình ảnh cây bình vôi trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác cùng họ trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bình vôi dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bình vôi, phân loại, tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bần là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa, và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bần là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Top 8+ các loại cây bóng mát nên trồng nhất năm 2022
Cây bồng bồng – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng
Cây bạch dương Việt Nam – Đặc điểm, tác dụng và giá trị kinh tế
Cây xương sông – Đặc điểm, nơi sống, tác dụng và cách trồng
Cây xuyến chi ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây xá xị là cây gì? Tác dụng, tác hại và giá trị kinh tế