Cây xương sông – Đặc điểm, nơi sống, tác dụng và cách trồng
Việt Nam có vô vàn những giống cây thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh đối với con người. Thậm chí có những giống cây dược liệu là chìa khóa sức khỏe tuyệt vời mà chúng ta chưa hề hay biết. Chúng mọc hoang dại tại nhiều nơi, được trồng hoặc bán đầy ở ngoài chợ và sự thật phũ phàng là chúng ta lại đang ngó lơ chúng. Cây xương sông là một trong những loại cây đó. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây xương sông, nơi sống, tác dụng, cách trồng loại cây này.
Cây xương sông là cây gì?
Cây xương sông là một loại cây quen thuộc, gần gũi với chúng ta, chúng được mọc đầy ở khu vực nông thôn, được bán nhiều ở trong các khu chợ. Chúng là một nguyên liệu không thể thiếu cho món chả và món dồi lợn. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây rau húng ăn gỏi, cây xang sông, cây hoạt lộc thảo,… Chúng có tên khoa học là blumea lanceolaria, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loại cây này có đa dạng các tên gọi theo các năm như: Cây gorteria setosa lour (Năm 1790), cây blumea myriocephala DC (Năm 1836), cây conyza lanceolaria roxb (Năm 1917).
Cây xương sông là giống cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 0,6 – 2m, tuổi thọ trung bình từ 1 – 2 năm. Cây mọc thẳng đứng, thân nhẵn, lá hình mác, mép lá có nhiều răng cưa, những lá mọc gần phía trên đỉnh sẽ nhỏ hơn những lá mọc dưới thấp. Hoa sinh trưởng thành cụm, mọc ở ngọn, mỗi bông hoa có khoảng 2 – 4 lá bắc. Hoa có màu vàng nhạt, được bao phủ bởi một lớp lông mềm có màu trắng. Tràng hoa mỏng, là giống hoa lưỡng tính có 5 nhị, 5 nhụy và 5 răng. Bầu nhụy là nơi tập trung nhiều lông nhất. Quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn, là dạng quả bế, hình trụ và có 5 cạnh.
Những đặc điểm trên chắc cũng đã trả lời cho thắc mắc cây xương sông là cây gì của các bạn. Quả của chúng chứa nhiều dầu, có mùi khá hăng, chúng không có mùi thơm giống các loại rau thơm khác những vẫn được sử dụng làm gia vị nấu ăn và làm các món ăn dân dã. Thân và lá làm thuốc trị ho, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá mạnh, thích nghi được với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Chúng thường ra hoa vào tháng 1 và tàn ngay sau đó 1 tháng. Mùa quả bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 5 hằng năm.
Lá xương sông miền Nam gọi là gì?
Cây xương sống là một loại rau rừng được sử dụng phổ biến trong miền Nam, chúng được người dân dùng làm gia vị để tăng sự hấp dẫn cho các món ăn. Trong Đông Y cho rằng, chúng có công dụng chữa trị một số bệnh phổ biến ở người. Mỗi địa phương lại đặt cho chúng nhiều cái tên khác nhau, vậy lá xương sông miền Nam gọi là gì? Theo TS.BS Hoàng Khánh Toàn của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì lá xương sông được gọi là lá hoạt lộc thảo hoặc lá xang sông.
Cây xương sông mọc ở đâu?
Cây xương sông là giống cây có nhiều lợi ích trong đời sống và sức khỏe của con người. Vì vậy, việc cây xương sông mọc ở đâu được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chúng mọc hoang dại tại nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á như Hoa Nam của Trung Quốc và đảo Đài Loan. Chúng thường sinh trưởng tự nhiên ở những khu rừng thấp, ven đường làng ở khu vực nông thôn và ven các bìa rừng.
Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, nơi có trữ lượng lớn loài cây này đó là Malaysia và Ấn Độ. Ngày nay, người ta cũng nhận ra được nhiều giá trị của nó đối với đời sống và sức khỏe của con người nên chúng đã được trồng diện rộng với mục đích thương mại. Để làm thuốc, lá xương sông thường được thu hái sau đó phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng lá xương sông
Theo Đông Y, lá xương sông có vị đắng, cay nhẹ, tính ấm có công dụng loại bỏ sự tanh hôi, kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng chỉ thống, khu phong trừ thấp, chống co thắt phế quản và bổ phế. Dược liệu lá xương sông chủ trị mẩn ngứa, nôn mửa, đầy bụng, viêm họng, ho suyễn, cấm khẩu, trúng phong hàn, chữa cảm sốt. Theo nhiều cuốn sách y học của nước ngoài có ghi chép lại, nước sắc từ lá xương sông có công dụng trị chứng ra mồ hôi và viêm họng, chữa phù thũng, cảm cúm và chữa sốt rét hiệu quả.
Tại đất nước Malaysia, loại lá này được giã nát và sao vàng sao cho nóng lên để chườm lên những chỗ bị đau do thấp khớp. Tại Trung Quốc, lá xương sông được dùng để điều trị đau đầu, sản hậu đau khớp xương, phong thấp, người dân thậm chí còn dùng cả cây chỉ bỏ rễ dùng làm thuốc ra mồ hôi, chữa viêm miệng, lở loét và viêm phế quản. Tại nước ta, tác dụng của lá xương sông chính là chữa nhức đầu, đau bụng, tưa lưỡi, nghẹt mũi, trị cảm, ho, viêm họng, tiêu máu ứ, thông tiểu, tiêu thực, tiêu đờm. Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.
Cách dùng cây xương sông chữa bệnh xương khớp
Nếu chúng ta bị các bệnh liên quan tới xương khớp thì việc dùng cây xương sông để điều trị chính là một lựa chọn tuyệt vời. Nếu bị thoái hóa thoát vị, đau mỏi cổ vai gáy, tê bì chân tay thì chúng ta có thể sử dụng lá xương sông để đắp hoặc đun nước uống. Chúng ta nên dùng lá tươi để đắp, nếu sắc thuốc thì khô hay tươi đều được. Lưu ý là mỗi lần sắc chỉ nên dùng khoảng 20g khô hoặc 30 – 50g tươi.
Cách dùng cây xương sông chữa bệnh xương khớp khá đơn giản, chúng ta chỉ cần giã nát lá xương sông và cúc tần, sao vàng và đắp lên vùng bị đau, mỗi ngày 2 lần. Xương sông là cây thuốc quý, nhưng đã là dược liệu thì cần tránh áp dụng sai cách vì có thể làm bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Cách trồng cây xương sông
Cây xương sông được người dân trồng phổ biến khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Chúng được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Cách trồng cây xương sông như sau:
Trước khi trồng cần chuẩn bị đất tơi xốp, có hàm lượng mùn cao, giữ ẩm và thoát nước tốt. Nên làm đất thật kỹ, đất nên được xới thật nhỏ và hạn chế những cục đất to. Tiến hành gieo vãi hạt xương sông lên bề mặt và tiếp đó phủ thêm một lớp đất mỏng khoảng 1 – 2cm sao cho vừa đủ để che phủ hạt. Tưới nước dạng phun sương trên bề mặt và nên che chắn cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào khu vực trồng làm chết cây. Giữ ẩm cho đất bằng cách tưới nước hằng ngày cho tới khi hạt nảy mầm.
Thông thường, 10 – 20 ngày kể từ khi trồng hạt sẽ nảy mầm thành cây con. Sau khoảng 1 tháng khi cây đã sinh trưởng khỏe mạnh thì chúng ta có thể giảm dần lượng nước tưới của cây và tiến hành bón phân lần đầu tiên cho cây bằng phân NPK kết hợp phân super lân hòa tan. Thực hiện bón theo chu kỳ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, chúng ta nên dọn sạch cỏ xung quanh và vun gốc trước khi tưới để đảm bảo cung cấp được tất cả dưỡng chất cho cây sinh trưởng tốt nhất.
Trồng cây xương sông bằng cành
Nếu bạn cảm thấy việc trồng bằng hạt quá tốn thời gian thì bạn nên tham khảo cách trồng cây xương sông bằng cành: Sau khi mua cây xương sông ngoài chợ, chúng ta có thể lấy phần cuống và bỏ phần lá đi, chỉ giữ lại 1 vài lá xanh và đem cắm xuống đất. Tiến hành phủ lên trên bề mặt một ít đất phù sa trộn với xỉ than và phân trùn quế. Các cành cắm cách nhau 10cm, cắm thẳng đứng và nên trồng cây trong bóng mát.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây xương sông, nơi sống, tác dụng, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây xuyến chi ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây xuyến chi ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây xá xị là cây gì? Tác dụng, tác hại và giá trị kinh tế
Cây vông – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế
Cây trúc đào là cây gì? Đặc điểm, tác dụng và độc tố
Cây trứng cá – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng, cách dùng
Cây tuyết mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại