Cây bần là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng

Cây bần là giống cây mọc hoang dại phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ. Chúng có chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe con người, được y học cổ truyền sử dụng làm dược liệu chữa bệnh từ lâu. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây bần, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây bần nước. 

Nội Dung Chính

Cây bần là cây gì?

Cây bần có tên khoa học là sonneratia caseolaris, thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), được nhiều người gọi với cái tên cây bần chua hoặc cây bần sẻ. Loại cây này có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Chúng thường sinh sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, trong những khu rừng ngập mặn, ven biển. Trước kia, cây bần có trữ lượng lớn ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hiện nay đã có trữ lượng lớn ở nhiều nước trên khắp thế giới. Tại nước ta, loại cây này có mặt ở ven biển Hải Phòng tới Cà Mau và có trữ lượng nhiều nhất ở Tây Nam Bộ.

Cây bần là cây gì?

Cây bần là cây gì?

Vì không phải nơi nào chúng cũng có thể sinh trưởng được nên cây bần là cây gì được rất nhiều người quan tâm. Cây bần sinh trưởng mạnh ở những khu rừng ngập mặn ven biển, chúng có thể tạo ra được các hàng rào vững chắc, chắn sóng, chống sạt lở và giảm tình trạng ngập mặn ở vùng ven biển. Loại cây này cũng có thể sinh trưởng ở những vùng nước ngọt nhưng sinh trưởng khá kém. Trong tự nhiên, chúng là một giống thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 10 – 15m, một số cây sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể cao 25m. Cây phân nhiều cành nhánh, những cành non thường được chia thành các đốt, ở giữa màu đỏ phình to. 

Chất gỗ bần khá xốp nên thường không được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất. Rễ bần sinh trưởng khá tốt, chúng ăn sâu xuống lớp bùn và mọc ra từ cành hoặc thân. Rễ mọc thành từng khóm trông khá đẹp. Lá cây bần hình trứng, mọc đối xứng hai bên, dày nhưng lại khá giòn. Chiều dài của một chiếc lá trưởng thành trong khoảng 5 – 10cm, chiều rộng khoảng 3 – 5cm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa cây bần mọc tập trung thành cụm ở đầu cành, cuống ngắn, một cụm hoa có khoảng 2 – 3 bông hoa. Mỗi cụm hoa dài 4 – 5cm. Hoa cây bần có màu trắng đục, có 6 cánh, quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa nở. Quả bần là dạng quả nang, bên trong chứa nhiều hạt, hình tròn, đường kính khoảng 5 – 10cm. 

Tác dụng của rễ cây bần

Bên trong rễ cây bần có chứa axit chrysophanic, pectin, emodin, archicin, archin, tanin, archicin, flavonoïdes, luteolin, luteolin 7 – O – glucoside, chrysophanic acid. Theo Đông Y, rễ cây bần có tính mát, vị chát, có công dụng chính là giảm đau và tiêu viêm, cầm máu. Chúng còn được đập nhỏ, sao vàng và đắp để điều trị những vết thương nhẹ, vết thương đụng dập và chỗ bị bong gân. Tác dụng của rễ cây bần được nhiều người công nhận đó là: Trừ được giun, sán, chữa bí tiểu, ngăn chặn chứng xuất huyết và điều trị sỏi thận.

Tác dụng của rễ cây bần

Tác dụng của rễ cây bần

Để cây bần phát huy được hết công dụng của nó thì chúng ta nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều rau xanh, không thức khuya, vận động nhiều, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích và đồ ăn nhanh, ăn ít đạm và chất béo. Để thuốc có thể phát huy được hết hiệu quả cần vận động thường xuyên và nhẹ nhàng để giúp cho hoạt động lưu thông máu tốt hơn. Cần kiêng bơ, dầu dừa, hạn chế ăn thịt mỡ nên thay thế bằng dầu đậu nành, dầu cải và dầu hướng dương. Và một điều mà chúng ta nên lưu ý đó là nên hạn chế húp nước rau củ quả hoặc súp, không uống nước ngọt và chỉ nên uống khoảng 1 lít nước lọc/1 ngày. 

Công dụng lá cây bần

Theo Đông Y, lá cây bần có vị chua, tính mát, vị chát, có công dụng tiêu viêm, giảm đau, chữa bí tiểu tiện. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá cây bần có các thành phần ngăn chặn phát triển bệnh alzheimer, ức chế enzyme acetylcholinesterase, kháng khuẩn, làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh và chống oxy hóa. Tuy nhiên, tất cả công dụng lá cây bần chỉ mới dừng lại ở thí nghiệm ống nghiệm và kinh nghiệm dân gian. Trong dân gian, lá cây bần được dùng để đắp ngoài những vết thương bầm tím, có thể ăn tươi hoặc nấu chín để tăng hương vị cho nhiều món ăn.

Công dụng lá cây bần

Công dụng lá cây bần

Cách dùng rễ của cây bần

Rễ của cây bần chính là một vị dược liệu có công dụng chữa sỏi thận nổi bật, cách dùng rễ của cây bần như sau: Sau khi lấy rễ phụ của cây bần thì đem đi rửa sạch, ngâm muối khoảng 20 – 30 phút cho sạch mùi tanh của bùn và sao vàng, hạ thổ 1 ngày. Sau đó đem phần rễ này đi rửa lại với nước sạch và sắc với nước uống hằng ngày. Uống liên tục trong 1 tháng thì sỏi sẽ bị đánh tan và đào thải dần qua đường bài tiết, hiện tượng đau bụng cũng sẽ được giảm bớt ngay.

Cách dùng rễ của cây bần

Cách dùng rễ của cây bần

Ý nghĩa cây bần miền Tây

Miền Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4000km2, đây là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một vài đảo nhỏ và một số dãy núi thấp ở vùng Kiên Giang và An Giang. Cây bần đã in sâu vào tâm trí của người dân nơi đây bằng những giai thoại, cổ tích, ca dao, ngụy ngôn. Vùng Tây Nam Bộ chính là một vùng đất phù sa mới, có độ cao trung bình 2m so với mặt nước biển. Chính nhờ những đặc trưng ven biển, nhiều cửa sông này nên các loại cây ngập mặn đua nhau chen chúc tạo thành một mảng sinh thái đặc trưng.

Ý nghĩa cây bần miền Tây

Ý nghĩa cây bần miền Tây

Cây bần miền Tây mang ý nghĩa tuyệt vời trong đời sống con người nơi đây. Tại vùng đất này, cây bần còn có một cái tên khác đó là cây thủy liễu. Gọi là thủy liễu bởi chúng thường mọc nhiều ở những khu vực sông nước, rừng ngập mặn, có nhiều lá, các cành cây khá yếu, dẻo dai, trái cây thì tròn trĩnh, ăn vào có vị chua và chát. Cái tên cây bần cũng xuất phát từ sự đồng âm với bần cùng, nghèo túng. Trong văn hóa dân gian của Tây Nam Bộ, cây bần được ngâm nga trong các câu vè mỗi khi đi làm đồng như: 

“Giống chi toàn là giống đực

Thiếu tứ bề cam cực chung thân?”

Gọi là giống đực bởi loại cây này luôn sinh trưởng một phần rễ ngoi lên khỏi mặt đất để hút không khí, người dân gọi cọng rễ này là “cặc bần”. Ngay khi cái tên này ra đời, cây bần được người dân xem là không có giống cái. 

Cách trồng cây bần nước

Cây bần là giống cây ở vùng sông nước, chúng có thể sinh trưởng trong các khu rừng ngập mặn. Cách trồng cây bần nước như sau: 

Nên chọn những giống cây bần có đủ tiêu chuẩn, trước khi trồng khoảng 2 – 3 hôm nên đưa cây bần giống lên cạn để bầu cây chắc chắn và ổn định hơn. Xé bỏ túi bầu, nếu là túi bầu sinh học thì nên giữ nguyên. Đặt cây theo chiều thẳng đứng sao cho bầu cây thấp hơn mặt nước khoảng 3 – 5cm. Sau đó, dùng tay nhấn chặt bùn nhưng phải giữ sao cho bầu đất không bị vỡ ra. Tùy theo mức độ sóng mà chúng ta nên cắm số lượng cọc để giữ cho cây thẳng đứng. Nếu trồng ở vùng có sóng nước quá to thì nên dùng từ 3 – 5 cọc, nếu ở vùng nước yên thì 1 – 3 cọc là đủ. Sau khi trồng 1 – 2 tháng nếu số cây chết trên 10% thì tiến hành công tác trồng dặm.

Cách trồng cây bần nước

Cách trồng cây bần nước

Cách chọn cây bần con

Để cây bần có thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, tỷ lệ chết dưới 10% thì chúng ta cần chọn cây bần con một cách cẩn thận. Hạt giống trồng cây bần phải được thu hái từ cây mẹ trong rừng hoặc trong những vườn giống đã được công nhận. Cây mẹ phải trên 6 tuổi, sinh trưởng tốt, tán lá rộng, dày và không bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch được hạt giống thì tiến hành quy trình ươm cây. Nên lựa chọn những cây bần con cao có độ tuổi từ 8 – 24 tháng tuổi, chiều cao trung bình 30 – 90cm. Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cành lá đã ra tương đối, hoa và lá có màu sắc đẹp.

Cách chọn cây bần con

Cách chọn cây bần con

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây có cùng hình dáng, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bần dưới đây:

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Hình ảnh cây bần trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bần, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây bần nước. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Top 8+ các loại cây bóng mát nên trồng nhất năm 2022

Sinh Vật Cảnh -