Cây cam thảo – Phân loại, cách phân biệt, tác dụng và hình ảnh

Cây cam thảo là một loại dược liệu quen thuộc trong dân gian, chúng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy chúng được sử dụng rộng rãi trong Đông Y từ lâu nhưng nhiều người vẫn chưa biết tới vị thuốc này. Để giúp chúng ta phân biệt được các loại cam thảo, đặc điểm của từng loại cam thảo, công dụng điều trị bệnh và hình ảnh chúng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây cam thảo đất

Cây cam thảo đất là một trong những giống cam thảo được sử dụng rộng rãi trong Đông Y nước ta. Chúng được người dân biết tới thông qua nhiều cái tên khác như: Cây cam thảo nam, cây giả cam thảo, cây thổ cam thảo, cây dã cam thảo,… Loại cây này có tên khoa học là seoparia dulcis, thuộc họ Hoa Mõm Chó – Scrophulariaceae. Trong tự nhiên cũng có nhiều loại cam thảo có cái tên tương tự và hình dáng bên ngoài cũng hao hao giống cây cam thảo đất nhưng công dụng chữa bệnh của chúng lại hoàn toàn khác nhau mà chúng ta khó lòng phân biệt được.

Đặc điểm cây cam thảo đất

Đặc điểm cây cam thảo đất

Đặc điểm cây cam thảo đất như sau: Đây là giống cây có kích thước nhỏ, sống lâu năm trong tự nhiên, có hệ thống rễ và thân ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Thân ngầm sinh trưởng dưới đất và có thể đi ngang mặt đất khoảng 2m, từ phần thân ngầm lại sinh trưởng thêm các thân nhánh và đâm lên mặt đất. Phần thân chính mọc trên mặt đất cao khoảng 0,5 – 1m, thân thảo, yếu, lá thuộc dạng lá kép lông chim, có khoảng 10 – 17 lá chét hình trứng. Hoa cây cam thảo có hình cánh bướm, màu tím, hoa sinh trưởng thành cụm dày hơn cả loài uralensis. Quả cây cam thảo là dạng quả đậu, vỏ nhẵn, có hình dáng quả tương tự loài glabra. 

Hiện tại, cây cam thảo đất đang được trồng với quy mô lớn ở Trung Quốc, dược liệu cam thảo đất lưu hành trong nước chủ yếu phải nhập từ đây. Toàn bộ cây cam thảo được bao phủ bởi một lớp lông mềm, mùa hoa thường bắt đầu vào mùa hạ và kết thúc vào mùa thu. Quả cam thảo sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn, một quả cam thảo trưởng thành, khỏe mạnh thường cong hình lưỡi liềm và có chiều rộng trung bình khoảng 3 – 4cm, chiều dài trung bình khoảng 6 – 9cm. Phần quả bên ngoài màu nâu đen, có nhiều lông, bên trong có chứa hạt. Hạt cây cam thảo thường dẹt, có màu nâu xám hoặc xanh đen, mỗi quả có khoảng 2 – 8 hạt. 

Các loại cây cam thảo

Cây cam thảo mọc tập trung tại các Phú Tân, Kiến Bình của tỉnh Liêu Ninh; Dân Biên của tỉnh Thiểm Tây; An Đạt, Triệu Châu của tỉnh Hắc Long Giang; Khánh Dương, Ôn Minh của tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc. Hiện nay, loại cây dược liệu này cũng đã được trồng ở khắp nơi trên thế giới chứ không riêng gì tại đây nữa. Phần thân và rễ của chúng được thu hái để làm dược liệu chữa bệnh. Mùa thu hoạch loại cây này thường bắt đầu từ tháng 2 cho tới tháng 8 hằng năm. Các bộ phận được thu hái là rễ và thân. Người ta thường thu hái bằng cách đào rễ và hái thân sau đó tập trung chúng lại thành đống và để cho chúng lên men tự nhiên, khi nào rễ chuyển dần về màu vàng thì mang đi sao vàng hoặc sấy khô.

Các loại cây cam thảo

Các loại cây cam thảo

Khi chúng ta muốn sử dụng thì chỉ cần rửa sạch, cắt lát mỏng khoảng 2 – 5mm và tiếp tục mang đi sao vàng để sử dụng. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có rất nhiều dạng chế biến khác nhau như chích cam thảo, bột cam thảo và phấn cam thảo. Chích cam thảo chính là cam thảo được sấy khô cùng với mật ong với tỷ lệ 1kg cam thảo và 200ml mật ong cộng với 200ml nước sôi. Nếu chúng ta muốn chế biến chích cam thảo tại nhà thì chỉ cần sao vàng hỗn hợp này cho tới khi dậy mùi là được. Ngoài ra, bột cam thảo cũng khá dễ dàng chế biến, chúng ta chỉ cần cạo sạch lớp vỏ bên ngoài sau đó cắt thành miếng, sấy khô hoặc sao vàng rồi tán thành bột là được. Còn đối với phấn cam thảo thì làm sau khi cạo lớp vỏ bên ngoài, chúng ta ngâm với rượu khoảng 12h đồng hồ và cắt mỏng, phơi khô, tiếp đó là tán thành phấn. 

Tuy dược liệu cam thảo là loại dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, chúng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết chúng là cây gì, có hình dáng ra sao. Hơn hết, chúng không phải là loại thực vật chỉ có duy nhất một loại. Để tránh mang tới những tác hại không đáng có khi sử dụng, chúng ta cần biết cách phân biệt các loại cây cam thảo dễ dàng. Nhờ có những đặc điểm và nơi phân bố khác nhau mà cây cam thảo được chia làm 3 loại chính: cam thảo bắc, cam thảo đất, cam thảo dây.

Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc cũng tương tự cây cam thảo đất, chúng có tuổi thọ lâu năm, phần rễ dài màu vàng, chiều cao tương đối trong khoảng 30 – 100cm. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, lá cây là dạng lá kép lông chim lẻ, mọc so le hai bên, lá chét có hình bầu dục. Cụm hoa mọc ra từ nách lá, kích thước hoa nhỏ hơn cây cam thảo đất, màu sắc hoa cũng nhạt và sáng hơn. Loại cây này còn thường được dân gian gọi với cái tên cây cam thảo nhẵn, tên khoa học là glycyrrhiza glabra L.

Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo dây

Cây cam thảo dây còn được nhiều người biết tới với cái tên gọi là cây cam thảo rừng hoặc cây cam thảo núi. Đây là giống cây mang các đặc trưng tương tự với cây cam thảo đất, tuy nhiên phần thân ngầm sinh trưởng kém hơn. Chúng sinh trưởng chủ yếu theo dạng dây leo, thân có nhiều xơ. Hạt có hình trứng, vỏ cứng, màu đỏ, phần bỏ được bao quanh bởi các điểm đen lớn, đây là bộ phận chứa độc tố ở cây. Toàn bộ cây có vị ngọt, là giống cam thảo dễ dùng và được y học cổ truyền ưu tiên sử dụng nhiều nhất.

Cây cam thảo dây

Cây cam thảo dây

Cây cam thảo dây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, chúng thường được tìm thấy trong rừng núi, loại cam thảo này chủ yếu được bán phần dây leo, phần rễ và quả ít được tìm thấy trên thị trường bởi chúng quý hiếm hơn cây cam thảo bắc và cây cam thảo đất nhiều. 

Tác dụng của cây cam thảo dây

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bên trong cây cam thảo dây có chứa: Glycyrrhetinic acid, neoisoliquiritin, liquiritigenin, liquiritin, lsoliquitigrenin, glycyrrhizic acid, 18b – glycyrrhetic acid, uralenic acid, isoliquiritin, glycyrrhizin. Theo Đông Y Việt Nam, dược liệu cam thảo có vị ngọt, tính bình, không có chứa độc tố. Dựa theo Bản Thảo Kinh Giải ghi chép lại chúng được quy vào kinh Thủ Âm Phê và kinh Túc Thái Âm Tỳ. Dựa vào Lôi Công Bào Chích Luận ghi chép lại thì chúng lại được quy vào kinh Tâm và kinh Tỳ. Trong khi đó, theo Thang Dịch Bản Thảo ghi chép lại thì vị thuốc này lại được quy vào kinh Túc Thái Âm Tỳ, kinh Túc Quyết Âm Can và kinh Túc Thiếu Âm Thận.

Tác dụng của cây cam thảo dây

Tác dụng của cây cam thảo dây

Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây cam thảo dây đó là chỉ thống, giải độc, bổ trung, thanh nhiệt, ích khí, thông hành 12 kinh, hoãn cấp, nhuận phế, dưỡng khí, ích tinh, lợi bách mạch, thông cửu khiếu, định phách, thông kinh mạch và giải độc bách dược, lợi khí huyết, ôn trung, hạ chí, trưởng cơ nhục, bội lực, kiên gân cốt. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cây cam thảo dây có công dụng chỉ khái hóa đờm, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, bảo vệ gan, giải độc, làm tăng huyết áp, giữ nước và muối NaCL trong cơ thể, thúc đẩy xuất tiết hầu họng, làm loãng đờm, giảm bớt độc tố của atropin và stibium. 

Dựa vào nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, dược liệu cam thảo có tác dụng mạnh mẽ trong việc kháng viêm, ức chế các tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, trùng roi, amip, trực khuẩn lao, điều trị hay dự phòng xơ vữa động mạch, giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể, thúc đẩy niêm mạc phục hồi, ức chế histamin, giảm tiết axit dịch vị và chống loét. Khi sử dụng vị thuốc này, chúng ta nên hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, không sử dụng cam thảo quá 4 tuần, kiêng kỵ cho các trường hợp bụng đầy hơi, phù trướng, lợi tiểu trừ thấp. 

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây cam thảo khác, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cam thảo bắc dưới đây:

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Hình ảnh cây cam thảo bắc

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm phân biệt, các loại cây cam thảo, công dụng điều trị bệnh và hình ảnh chúng ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cẩm nhung hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -