Cây chè – Nguồn gốc, phân loại, vai trò và cách trồng
Nguồn gốc của một giống cây trồng thường mang lại ý nghĩa quan trọng đối với ngành khoa học, nhất là những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế lớn. Cây chè là một loại cây công nghiệp lâu năm có lịch sử lâu đời nhưng nguồn gốc của nó lại là một dấu chấm hỏi mà các nhà khoa học chưa tìm ra. Loại cây này cũng được trồng phổ biến tại nước ta với mục đích phát triển kinh tế. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, phân loại, vai trò và cách trồng cây chè tại Việt Nam.
Nguồn gốc của cây chè
Cây chè từ xưa tới nay vẫn là một loài thực vật được các nhà khoa học dùng làm căn cứ phản ánh nền văn minh của loài người. Nguồn gốc của cây chè vẫn đang là một ẩn số mà chưa ai có thể lý giải được. Từ cách đây 2 thế kỷ trước, nhà thiên nhiên học nổi tiếng Carl von Linne đã đặt tên cho những cuộc nghiên cứu khoa học về cây chè là Thea Sinensis. Nhiều ý kiến cho rằng, cây chè có nguồn gốc từ vùng Assam của Ấn Độ. Nhiều người lại cho rằng, nguồn gốc thực sự của cây chè nằm ở bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Thái lan, Miến Điện) và vùng núi miền tây nam Trung Quốc. Từ đó, những cuộc cãi vã về nguồn gốc của loại cây này kéo dài gần 200 năm.
Cây chè đã bước đi cùng với loài người hơn 4000 năm, chúng không sinh trưởng theo quy luật của tự nhiên mà bước vào thế giới loài người như một loại sản vật không thể thiếu của con người. Nhu cầu thương mại về chè, tác động của con người, diện tích trồng chè trên thế giới cứ tăng mãi theo thời gian. Từ giống chè nguyên thủy cách đây 4 – 5 thế kỷ, cây chè đã được nhân giống rộng rãi và trồng trên khắp thế giới. Loại cây này là giống cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất trên thế giới, nằm ngang hàng với cây lúa nước. Năm 1788, nhiều nhà thực vật học đã xếp chúng vào loại A – Nhóm cây lâu đời và phát triển nhanh chóng.
Theo nhiều truyền thuyết cổ, cây chè đã được trồng rất lâu về trước tại bán đảo Đông Dương, tuy nhiên chúng không lan rộng nhanh như cây thuốc lá. Phải hơn hai nghìn năm sau thì loại cây này mới được đưa tới nhiều nước láng giềng phía đông của Châu Á. Tại Nhật Bản, phải sau năm 729 TCN mới thấy ghi chép về loại cây này. Ngoài bán đảo Đông Dương, cây chè cũng được Triều Tiên trồng từ khá sớm, nói là sớm nhưng cũng chậm hơn Trung Quốc tận 500 năm. Có nhiều tài liệu cổ ghi chép Trung Quốc đã trồng từ những năm 300 TCN. Sau đó 1000 năm thì việc trồng chè lại bùng lên mạnh mẽ như một hiện tượng, lần này thì có cả những khu vực rộng lớn khác tại Châu Phi và Châu Âu nữa.
Các loại cây chè ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cây chè đã được trồng cùng thời gian với Trung Quốc, bọn thực dân Pháp biết được điều đó nên đã thành lập một công ty kinh doanh chè vào năm 1925 tại Phú Thọ. Từ đó, các đồn điền trồng chè tại nước ta ngày một phát triển, sau này Lâm Đồng, Thái Nguyên là hai vùng trồng chè lớn nhất cả nước. Song chè Thái Nguyên ngon hơn cả. Khi thực dân đô hộ, chúng ta phát hiện ra được 41.000 cây chè mọc hoang tại vùng Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên. Những cây chè này to như cây cổ thụ, đường kính thân lên tới 80cm, đường kính của tán lá lên tới 14m.
Chúng ta còn tìm thấy cây chè cổ 300 năm tuổi ở Suối Giàng, vậy nên việc nhiều người cho rằng nguồn gốc cây chè là ở Việt Nam cũng điều hoàn toàn dễ hiểu. Thời tiết, khí hậu của nước ta chính là điều kiện phù hợp cho cây chè sinh trưởng, những cây chè khổng lồ vẫn còn sống tới tận bây giờ. Mỗi cây đều mang những đặc trưng kỳ lạ, có những cây có búp lá nằm ngang, có những cây lại sinh trưởng chúc xuống. Mỗi năm, chúng vẫn cho chúng ta thu hoạch 4 vụ, mỗi vụ được khoảng 20 – 30kg chè.
Các giống chè tại nước ta chẳng thua kém với bất kỳ giống chè nào trên thế giới. Tuy nhiên nếu nói về các loại cây chè ở Việt Nam thì chúng ta phải nhắc tới giống chè xanh. Đây là giống chè được trồng phổ biến nhất tại nước ta tính tới thời điểm hiện tại.
Cây chè mù
Cây chè mù thực chất là giống chè xanh có búp mù xòe chỉ có lá non mà không có tôm chè. Đây chỉ là một cách gọi cây chè theo đặc điểm của búp chè mà thôi.
Cây chè xanh
Tại nước ta, cây chè xanh đã có mặt từ rất sớm và được trồng với mục đích kinh tế tại nhiều địa phương. Chúng thuộc họ Chè (Theaceae), là một giống thực vật có hoa, thân chính mọc thẳng, cành có nhiều đốt. Cây chè xanh có đa dạng các loại thân khác nhau, từ thân bụi, thân gỗ cho tới thân bán gỗ. Bộ phận mang lại giá trị kinh tế lớn nhất cho cây đó chính là phần búp chè và lá chè. Có hai loại búp chè đó là búp chè có cả lá non và tôm chè và búp có lá non nhưng không có tôm chè. Lá chè xanh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Vai trò của cây chè
Chè là một loại cây công nghiệp lâu năm, chỉ cần trồng một lần là có thể cho thu hoạch nhiều năm về sau. Từ phần lá và búp chè sẽ có thể chế biến ra rất nhiều loại chè khác như chè hòa tan, chè vàng, chè đen, chè xanh (Chè tươi). Nước chè được xem là một thức uống của nhân loại, là mỹ vị nhân gian. Trước kia, chè chỉ được dùng cho các bậc quan lại, vua chúa, ngày nay bất cứ ai trên thế giới đều dùng nó để uống hằng ngày. Nhiều nơi, việc uống chè đã trở thành tập quán và tạo nên nền văn hóa chè (Trà).
Trong dân gian đã lan truyền câu nói “trà tam, tửu tứ”, tức là ấm chè hay chén rượu đã trở trên quen thuộc với chúng ta không biết tự bao giờ. Việc chúng ta nhấm nháp chút rượu hay chút trà mới được xem là một hoạt động ăn uống tao nhã và ý nghĩa. Hơn hết, việc uống chè còn được xem là một loại nghệ thuật đòi hỏi trình độ thưởng thức. Cây chè đã đi vào đời sống của con người, làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá cho sinh hoạt đời thường và làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Chính bởi vai trò của cây chè trong việc phát triển kinh tế và đời sống con người nên chúng đang dần trở thành một sản vật mà bất cứ ai tới Việt Nam cũng khó lòng nào mà quên được.
Công dụng của dược liệu cây chè
Chè có nhiều vitamin có công dụng bảo vệ sức khỏe và mang lại giá trị dinh dưỡng cho con người, chúng có thể giúp giải khát, chống lão hoá, giảm được bệnh béo phì, giúp tiêu hoá các chất mỡ, kích thích hệ thần kinh trung ương. Theo Đông Y, dược liệu cây chè có tính hàn, vị ngọt thanh có thể cải thiện các vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hóa.
Cách trồng cây chè xanh trong chậu
Cách trồng cây chè xanh trong chậu cũng rất đơn giản chứ không khó khăn như nhiều người nghĩ. Chúng ta chỉ cần đào hố trồng trong chậu với kích thước 30x20cm, bón lót phân ủ vào hố trước khi trồng. Xé bỏ lớp nilon bên ngoài của bầu cây và đặt cây vào hố trồng sao cho cây thẳng đứng. Lấp đất và nén chặt gốc cây, tiếp đó phủ thêm trên bề mặt 1cm đất tơi xốp nữa và tiến hành tưới nước vào gốc cho cây.
Có nên trồng cây chè xanh trước nhà?
Thưởng trà ngắm cảnh là thú vui tao nhã của nhiều người, đặc biệt là việc thưởng thức được những thành quả mà mình tự tay trồng. Nhiều người yêu cây xanh đã tìm cách đổi mới cây chè thành những loại cây cảnh bonsai đẹp mắt. Vậy chúng ta có nên trồng cây chè xanh trước nhà không? Cây trà lời là hoàn toàn nên. Cây có thế đứng đẹp, dáng đứng bonsai đẹp mắt, những bông hoa chè màu trắng ánh vàng thoang thoảng mùi thơm chắc chắn sẽ làm bạn thấy dễ chịu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, phân loại, vai trò và cách trồng cây chè tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bình vôi – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây bình vôi – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bần là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Top 8+ các loại cây bóng mát nên trồng nhất năm 2022
Cây bồng bồng – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng
Cây bạch dương Việt Nam – Đặc điểm, tác dụng và giá trị kinh tế
Cây xương sông – Đặc điểm, nơi sống, tác dụng và cách trồng
Cây xuyến chi ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng