Cây cỏ ngọt – Tác dụng, cách nấu, cách trồng và tác hại
Cây cỏ ngọt là một loại dược liệu tự nhiên quý hiếm có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trước kia, chúng được sử dụng chủ yếu với mục đích chữa bệnh liên quan tới huyết áp và tim mạch. Sau này, chúng được nhiều nhà khoa học khám phá ra công dụng ngăn ngừa bệnh béo phì hiệu quả. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về tác dụng của cây cỏ ngọt, cách sử dụng, cách trồng và tác hại của loại cây này.
Uống nước cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
Cây cỏ ngọt thuộc họ Cúc, chúng là giống thực vật thân thảo, màu xanh, chiều cao trung bình khoảng 50 – 80cm, toàn bộ cây được bao phủ bởi lớp lông mềm. Lá cây mọc đối xứng hai bên, hai mặt lá là nơi được phủ nhiều lông nhất, hoa màu trắng, mọc tập trung ở đầu cành, lá cỏ ngọt khi ăn vào có vị ngọt. Loại cây này thường được kết hợp với các loại dược liệu khác để làm chế phẩm trà và thuốc điều trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây cỏ ngọt có chứa hoạt chất stevioside, chất béo, protein, carbohydrate,…
Stevioside là một loại đường glycosid có vị ngọt gấp 350 lần đường mía thông thường nhưng lại không hề mang năng lượng. Vị ngọt tự nhiên của cây cũng xuất phát từ thành phần hóa học này. Chất này cũng có thể được tinh chế bằng cách ngâm trong nước nóng. Vậy cụ thể việc uống nước cây cỏ ngọt có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, dược liệu cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên, chúng không mang năng lượng nên được xem là một chất có công dụng lợi tiểu, điều vị. Công dụng chính của chúng chính là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết.
Loại cây này còn có tác dụng giúp cho làn da tươi sáng hơn, giảm tiết bã nhờn trên da, làm giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn trứng cá, ngăn ngừa chảy máu chân răng, phòng chống rối loạn dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, chống béo phì và giảm cân, điều trị bệnh cao huyết áp. Những đối tượng có thể sử dụng cây cỏ ngọt là những người muốn tăng cường sức khỏe và làm đẹp da, người đang sử dụng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc có chứa digitalis, bệnh nhân cắt dạ dày cần phải kiêng đường kính saccharose, người béo phì cần giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường.
Uống trà cỏ ngọt có béo không?
Việc sử dụng cây cỏ ngọt để giảm cân là một biện pháp giảm cân an toàn đang được rất nhiều người thực hiện. Cỏ ngọt là một loại thảo dược tự nhiên, lành tính cho người dùng. Vậy điều này có thật không, uống trà cỏ ngọt có béo không? Nhờ chất glycosid có trong cây cỏ ngọt nên khi uống trà cỏ ngọt sẽ rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân, chúng không chứa nhiều năng lượng và không gây ra tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra, trà cỏ ngọt còn có thể giảm sự thèm đường của người bị béo phì, giúp hạn chế được sự dung nạp của chất béo vào cơ thể. Việc uống trà cỏ ngọt chính là một phương pháp giảm cân thông minh mà chúng ta nên sử dụng hằng ngày.
Cách nấu nước cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt được xem là một chất làm ngọt tự nhiên, có hàm lượng đường cao gấp 300 lần đường mía thông đường mà không chứa calo. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chúng để thay thế đường cho tất cả các loại đồ uống. Chúng ta có thể thêm cây cỏ ngọt vào trà thảo mộc, trà olong, trà đen, trà xanh. Nước cỏ ngọt có mùi thơm dịu nhẹ, lành tính và có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Rửa sạch dược liệu và để ráo, chúng ta có thể hãm với nước sôi hoặc nấu nước uống đều được.
Cách nấu nước cỏ ngọt như sau: Chúng ta cần chuẩn bị khoảng 20g cây cỏ ngọt khô và 2 lít nước sạch. Đun sôi dược liệu cỏ ngọt cùng với nước sạch trong thời gian 10 – 15 phút. Sau khi nước sôi thì lọc lấy nước và bỏ bã, để nguội bớt thì có thể thưởng thức ngay.
Hãm với nước sôi: Rửa sạch thật kỹ ấm trà, hãm cỏ ngọt với nước sôi khoảng 5 – 7 phút. Thưởng thức trà nóng hoặc có thể bỏ thêm đá. Chúng ta có thể hãm 1 – 2 lần cho 1 ấm trà.
Nước cỏ ngọt có màu vàng nhạt, khi chúng ta thưởng thức sẽ cảm nhận ngay được mùi thơm dịu nhẹ. Loại nước này có mùi vị sảng khoái và ngọt ngào, chúng ta có thể kết hợp được với nhiều loại trà khác như lá sen, vỏ cam, quýt, lượng trà càng nhiều thì vị trà càng ngọt.
Cách trồng cây cỏ ngọt
Tại nước ta, cây cỏ ngọt có thể trồng quanh năm và thu hoạch được vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng để loại cây này cho thu hoạch với năng suất cao nhất thì chúng ta nên thu hoạch trong khoảng tháng 4 – 11 hằng năm. Thời gian gieo trồng thích hợp nhất là vào tháng 3 – 9. Loại cây này được trồng chủ yếu bằng hạt, cây giống, hom giống. Cách trồng cây bằng hạt được nhiều người ưu tiên hơn cả, cách trồng cây cỏ ngọt cũng khá đơn giản chứ không khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ.
Cách trồng cỏ ngọt bằng hạt: Chúng ta nên lựa chọn hạt giống tại những nơi uy tín, hạt giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Tiến hành ngâm hạt trong nước ấm 54 độ C khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó vớt ra và để ráo. Lựa chọn một khoảng đất trống trong vườn để gieo vãi chúng, chú ý là trước khi trồng cần xới đất và xử lý mầm bệnh thật kỹ. Hạt cỏ ngọt có kích thước nhỏ nên chúng ta cần trộn lẫn hạt giống cùng với cát để khi gieo vãi hạt không bị quá dày. Sau khi gieo thì chúng ta đặt một tấm vải mỏng lên trên bề mặt trồng và tưới nước dạng phun sương cho đất ẩm. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì hạt giống đã bắt đầu nảy mầm, lúc này cây con vẫn đang còn yếu, chúng ta chỉ nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát và làm giàn che chắn ánh nắng cho cây.
Cách trồng cỏ ngọt bằng cây giống, hom giống: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và đã có tuổi đời trên 6 tháng, chiều dài từ 3 – 4cm. Cắt cành giâm và ngâm vào trong dung dịch kích thích ra rễ NAA khoảng 50 phút vào mùa hè và 3 tiếng vào mùa đông. Tiếp đó cắm cành vào trong khay cát ẩm, hoặc những loại giá thể chuyên dụng. Tưới nước hằng ngày cho cây. Sau khi giâm 5 – 10 ngày thì cành đã giâm ra rễ, khi cây đã cứng cáp thì có thể bứng ra trồng. Sau khi trồng 3 ngày cần tưới mỗi ngày 2 lần. Sau 1 tuần cây đã hồi xanh thì tiến hành bấm ngọn.
Tác hại của cỏ ngọt
Trước kia, nước Mỹ cho phép dùng cây cỏ ngọt thoải mái, tuy nhiên tới năm 1991 thì những nghiên cứu ống nghiệm tại đất nước này lại cho biết chất steviosides có thể gây bệnh ung thư. Thậm chí FDA đã yêu cầu tất cả những sản phẩm có liên quan tới cây cỏ ngọt đều phải dán nhãn “unsafe food additive” (Phụ gia thực phẩm không an toàn). Và từ đó, loại cây dược liệu này ít được các nhà sản xuất bánh kẹo và nước ngọt quan tâm tới.
Thậm chí, những sản phẩm thực phẩm chức năng như cỏ ngọt sấy hay trà cỏ ngọt dù không bị dán nhãn vẫn bị người dùng dè dặt. Rất may là vào năm 2008, FDA đã công bố chất rebaudioside A tinh khiết là chất an toàn có thể sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Còn cỏ ngọt ở dạng khô, bột thô vẫn không được xem là an toàn. Mà rebaudioside A tinh khiết thì lại có giá thành đắt đỏ vô cùng, thường chỉ có những đại gia lắm tiền mới có đủ sức để sử dụng.
Điều đáng buồn là tại nước ta, những sản phẩm cỏ ngọt khô, bột trà cỏ ngọt đang được chào bán tràn lan trên mạng, chúng được quảng cáo là trị bệnh này bệnh kia hiệu quả. Có lẽ, khi tác hại của cỏ ngọt chỉ dừng lại ở quy mô ống nghiệm thì con người vẫn chưa biết sợ là gì. Cỏ ngọt nói chung vẫn chỉ được xem là một chất làm ngọt an toàn. Còn uống cỏ ngọt để trị bệnh là câu chuyện của dân gian, chứ khoa học chưa xác nhận.
Hình ảnh cây cỏ ngọt
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cỏ ngọt dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng của cây cỏ ngọt, cách sử dụng, cách trồng và tác hại của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chìa vôi – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây chìa vôi – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây cam thảo – Phân loại, cách phân biệt, tác dụng và hình ảnh
Cây cẩm nhung hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây chè – Nguồn gốc, phân loại, vai trò và cách trồng
Cây bình vôi – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bần là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Top 8+ các loại cây bóng mát nên trồng nhất năm 2022