Cây dừa nước – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, cách trồng
Cây dừa nước là giống cây ăn trái quen thuộc của vùng Tây Nam Bộ. Chúng cũng mang một số đặc điểm tương tự cây dừa thông thường, phần thịt bên trong mềm mại, màu trắng, có vị ngọt thơm. Chúng mang lại nhiều giá trị tuyệt vời trong đời sống và y học. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây dừa nước, tác dụng trong đời sống và y học, cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây dừa nước
Cây dừa nước còn được biết tới bằng cái tên cây dừa lá, chúng có tên khoa học là nypa fruticans, thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây dừa nước thường sinh sống ở những vùng kênh rạch nước lợ, ven sông, cây có hệ thống rễ ngập nước chằng chịt, lá có kích thước lớn, thân ngầm phát triển. Toàn bộ thân và rễ sinh trưởng dưới nước chỉ có phần lá và cuống hoa mọc trên mặt nước. Lá dừa nước là dạng lá kép lông chim, chiều dài khoảng 5 – 8m, lá chét nhỏ, dài, cuống lá to, cứng, bẹ lá phình to.
Hoa cây dừa nước mọc tập trung thành cụm, khi nở sẽ xòe ra thành hình cầu, đường kính trung bình khoảng 60 – 90cm. Sau khi thụ phấn, quả dừa sẽ bắt đầu sinh trưởng, các trái dừa mọc sát nhau tạo thành buồng lớn, mỗi buồng có khoảng 50 – 60 trái. Quả dừa nước có màu nâu xám, phần thịt bên trong màu trắng, ăn được, đây cũng là nguyên liệu của nhiều món ăn khác nhau. Cây dừa nước sinh sôi bằng cách rụng quả dừa khô xuống dòng nước và nhờ thủy triều phân tán hạt. Thông thường, một cây dừa nước có thể ra hoa và thu hái quả mất khoảng 10 năm tuổi.
Cây hoa dừa nước
Cây hoa dừa nước hay còn được gọi là cây rau dừa nước, cây du rong thái, loại cây này có tên khoa học là ludwigia adscendens (L.) hara, thuộc họ Onagraceae. Đây là một giống cây dừa thân thảo, kích thước nhỏ, hình dáng bên ngoài tương tự cây dừa cạn nhưng sinh trưởng dưới nước và nổi lên mặt nước nhờ những cái phao xốp màu trắng phình lên ở thân. Tại nước ta, cây hoa dừa nước mọc nhiều ở các kênh rạch nước lợ của miền Nam như Tân An, Gò Công, Cà Mau,…
Cây dừa nước miền Tây
Người dân miền Tây có lẽ không ai là không biết tới trái dừa nước bởi đây được xem là cái nôi của cây dừa nước. Được biết tới là vùng cửa sông, ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những rừng dừa nước bạt ngàn. Cây dừa nước miền Tây được xem là một thứ đặc sản được rất nhiều người yêu thích, chúng đã níu chân rất nhiều du khách khi tới thăm thú vùng sông nước này.
Cây dừa nước miền Bắc
Không chỉ ở miền Tây mới có cây dừa nước mà khu vực miền Bắc và miền Trung, nhiều người cũng đã cải thiện được cuộc sống nhờ giống cây này. Tuy nhiên, chất lượng những cây dừa nước miền Bắc cũng không bằng khu vực miền Tây. Diện tích các cửa sông, vùng nước lợ hay rừng ngập mặn của miền Bắc khá thấp so với Tây Nam Bộ nên diện tích cây dừa nước còn rất hạn chế.
Tác dụng của cây dừa nước
Cây dừa nước là giống cây bản địa của vùng Tây Nam Bộ, chúng có nhiều công dụng trong đời sống con người. Tác dụng của cây dừa nước mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là thu hái quả. Phần thịt và nước dừa bên trong có thể làm nước giải khát, nấu chè, làm mứt… Phần thịt non có thể ăn cùng với đường, làm nước uống giải khát rất tốt cho sức khỏe. Chúng còn được nhiều người sấy khô làm những món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài công dụng của phần thịt quả bên trong thì các bộ phận khác như lá, nhựa cũng mang lại nhiều công dụng cho đời sống con người.
Nhựa dừa nước được người dân lên men để làm giấm ăn, vừa an toàn lại rất tốt cho sức khỏe. Nhựa của cuống hoa khi chưa nở mang hàm lượng đường rất cao nên thường được đục lỗ để hứng, sau đó chúng được ủ lên làm rượu hoặc bia. Lá dừa nước cũng đi vào đời sống con người với nhiều tác dụng, người dân dùng lá dừa nước phơi khô để lợp nhà, làm đồ thủ công mỹ nghệ, đan thành rổ, rá hoặc làm củi đốt,… Tại Philippines, người dân còn dùng lá dừa nước non để làm giấy quấn thành thuốc lá để hút.
Cách trồng cây dừa nước
Thời vụ trồng: Cây dừa nước thường được trồng trong rừng ngập mặn từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, nên chọn thời điểm trồng sóng yếu, lúc thủy triều rút và sóng biển thấp.
Phương thức trồng: Loại cây này có nhiều phương thức trồng, chúng ta có thể trồng hỗn giao cùng với cây bần chua, trồng hỗn giao từng hàng một theo điều kiện lập địa của từng địa phương. Tốt nhất nên trồng thuần loài và bố trí trồng theo hình nanh sấu hoặc hình vuông. Trồng với mật độ 620 – 630 cây/1 ha, mỗi cây cách nhau khoảng 4 m, mỗi hàng cách nhau 4m.
Cách trồng cây dừa nước: Cây dừa nước có thể trồng trực tiếp bằng quả hoặc trồng bằng cây con. Đối với cách trồng cây bằng quả thì chúng ta chỉ cần đặt quả nghiêng 45 độ với mặt bùn sao cho phần đầu nhô lên khỏi mặt nước khoảng 0,5cm. Đối với cách trồng bằng cây con thì chúng ta nên trồng vào khoảng tháng 3 – 4 hằng năm. Trước khi trồng cần loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây, cần làm nhẹ nhàng bởi nếu đứt rễ thì cây rất dễ bị xâm nhập mặn.
Lưu ý: Chỉ nên trồng khi thủy triều đã rút, nên trồng thẳng hàng, tốt nhất nên dùng tre hoặc nứa để xác định hàng trước khi trồng. Ở những vùng đất cao, chúng ta có thể dùng cuốc để đào những hố trồng có kích thước 50x50x40cm và lấp vào hố khoảng 30cm bùn, trồng cây hoặc gieo quả vào lớp bùn này.
Cách chăm sóc cây rau dừa nước trên cạn
Khác với cây dừa nước được trồng với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho đời sống con người, cây rau dừa nước lại là giống cây được trồng chủ yếu để làm thuốc trong Đông Y và làm cảnh. Cách chăm sóc cây rau dừa nước trên cạn để cây có thể sinh trưởng tốt cũng khá đơn giản.
Tưới nước: Nên tưới nước cho cây 2 lần/1 ngày vào mùa hè và 1 lần/1 ngày vào mùa mưa, nên sử dụng bình xịt chuyên dụng thay vì tưới trực tiếp vào gốc. Hạn chế tưới nước lên hoa, nếu cây có đủ nước thì hoa sẽ phát triển rất đẹp.
Bón phân: Bón phân cho cây theo chu kỳ 7 – 10 ngày/1 lần bằng phân NPK kết hợp phân hữu cơ với liều lượng 100g/1 cây.
Cây dừa nước chữa trị bệnh gì?
Theo nghiên cứu, bên trong trái dừa nước có chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy tự nhiên. Do đó, khi ăn cây dừa nước sẽ có thể duy trì hoạt động hàng ngày trong quá trình ăn kiêng, giúp bạn có cảm giác nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, bổ sung năng lượng. Vậy theo y học hiện đại, cây dừa nước chữa trị bệnh gì?
Ăn trái dừa nước thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, giúp ngăn ngừa và cải thiện đục thuỷ tinh thể, giảm tình trạng buồn nôn, kháng khuẩn, kháng virus, giữ được lượng nước tự nhiên trong cơ thể, lợi tiểu, bổ sung điện giải, natri, kali, tăng chức năng tuyến giáp, kiểm soát tốt lượng đường trong máu hiệu quả nên rất tốt cho người tiểu đường, giảm nguy cơ mắc các chứng tắc nghẽn động mạch và bệnh huyết áp, giúp đẹp dáng, đẹp da, ngăn ngừa quá trình hình thành các cholesterol xấu.
Hình ảnh cây dừa nước
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dừa nước dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin cây dừa nước, tác dụng trong đời sống và y học, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dâu da – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây dâu da – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và ý nghĩa
Cây cộng sản – Đặc điểm, tác dụng, tác hại và ý nghĩa cái tên
Cây cô đơn là gì? Địa chỉ và thực hư việc cây cô đơn bị chặt
Cây cỏ ngọt – Tác dụng, cách nấu, cách trồng và tác hại
Cây chìa vôi – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây cam thảo – Phân loại, cách phân biệt, tác dụng và hình ảnh
Cây cẩm nhung hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc